Tình cũ muốn tôi đi nhà nghỉ cùng vì “nhớ mùi”
Tôi đang trải qua những chuỗi ngày sống trong sự dằn vặt khi bản thân đã có lỗi với người vợ hết mực yêu thương mình.
Trước khi thành hôn với người phụ nữ của đời mình, tôi đã trải qua một mối tình đẹp nhưng kết thúc không có hậu. Tôi và cô ấy quen nhau từ hồi học Đại học, cả hai đều chung cảnh học hành xa nhà, lại ở chung kí túc xá. Có lần liên hoan, tôi chơi guitar và cô ấy đăng kí hát, cô ấy hát rất hay, lại xinh đẹp, nên tôi nhanh chóng tiếp cận và làm quen. Biết tôi cũng là dạng hiền lành, tử tế, nên cô ấy cũng đồng ý và bắt đầu trò chuyện, tâm sự nhiều hơn.
Tình cũ “nhớ mùi” của tôi…
Hồi ấy chúng tôi rất lãng mạn, khi buồn là lôi nhau ra sân đánh đàn, hát cho nhau nghe. Chúng tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong đời sinh viên chỉ bằng những cử chỉ chăm sóc, âu yến nhau như thế. Nhưng cũng không tránh được việc có “quan hệ” gần gũi với nhau, tôi không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại rất khỏe mạnh trong vấn đề này, nên dù là lần đầu tiên của nhau nhưng mọi thứ đã diễn ra rất tốt đẹp, chúng tôi cứ gặp là lại quấn lấy nhau như thế.
Nhưng đến khi ra trường, công việc khác nhau, ở xa nhau, càng ngày, giữa cả hai xảy ra nhiều vấn đề xích mích, tranh cãi, cả tôi và cô ấy không ai chịu nhịn ai, rồi chúng tôi chia tay trong nước mắt dù vẫn yêu thương hết mực. Sau đó tôi đi lấy vợ và hiện đang hạnh phúc với người phụ nữ hiền lành, đảm đang ấy, lại có thêm cả đứa con trai hiếu động nữa, quả thực tôi không mong gì hơn thế. Nhưng lúc này tình cũ bắt đầu liên lạc lại với tôi, ban đầu là những câu hỏi han đơn thuần, rồi hẹn gặp cafe như những người bạn. Tuy nhiên khi gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, cô ấy nói rằng rất “nhớ mùi” của tôi và đề nghị đi nhà nghỉ cùng nhau. Và tôi nhận lời.
Từ đó đến nay đã được 4 lần, tôi không thể kiểm soát được bản thân vì thực sự là tình cũ có kĩ năng giường chiếu tốt hơn hẳn vợ tôi và vì thế tôi cũng rất thích. Nhưng khi nghĩ đến vợ và đứa con nhỏ, tôi cảm thấy rất ân hận và cắn rứt. Tôi quyết định mọi thứ phải dừng lại và chúc tình cũ sớm tìm thấy hạnh phúc mới, còn tôi sau đó đổi số điện thoại và không bao giờ liên lạc với cô ấy nữa.
Video đang HOT
Theo Phunutoday
Cảnh giác với bệnh đau mắt đỏ khi thời tiết chuyển mùa
Ở nước ta, đau mắt đỏ thường xuất hiện nhiều vào lúc giao mùa đặc biệt là vào thời điểm từ hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao...
Bệnh rất dễ lây lan
Những ngày gần đây, bệnh nhân bị đau mắt đỏ vào điều trị tại khoa mắt của các bệnh viện gia tăng nhanh chóng.
Mỗi ngày bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khám, điều trị khá nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau mắt đỏ. Theo các bác sĩ, hầu hết bệnh nhân đến viện có mọi lứa tuổi trong đó có khá nhiều trẻ em.
Thời điểm hiện nay ở Miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn chuyển mùa mưa nắng thất thường trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi cho các vi rút, vi khuẩn phát triển là tác nhân gây nên rất nhiều bệnh trong đó có đau mắt đỏ.
Theo bác sĩ Minh Tân, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ là mắt bị đỏ và có dử hay còn gọi có nhiều ken. Khi bị đau mắt, người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó có thể lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, cộm như có cát trong mắt, nhiều dử buổi sáng ngủ dậy thấy khó mở mắt, hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ và cảm thấy đau nhức, chảy nước mắt, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, thậm chí xuất hiện hạch ở tai.Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu bệnh nặng mắt bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ do vi rút Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra... Ngoài ra, do tác nhân của môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa...
Đau mắt đỏ thường xuất hiện nhiều vào lúc giao mùa đặc biệt là vào thời điểm từ hè đến cuối mùa thu. (Ảnh VNE)
Không nên tự ý điều trị bệnh
Theo bác sĩ Tân bệnh do vi rút gây nên vì vậy dễ lây lan thành dịch vì thế chỉ cần một người trong gia đình mắc rồi lây cho gia đình, cộng động nhất là những nơi tập trung đông người như cơ quan, trường học, trung tâm thương mại. Khi người bệnh ho hoặc chảy nước mũi và qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như nắm tay cửa, điện thoại, khăn hoặc qua những nguồn nước bị nhiễm khuẩn như bể bơi... Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng đến nhiều sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh phòng tránh lây lan, điều trị kịp thời, thích hợp... sẽ dẫn đến biến chúng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.
Chính vì thế, khi người bệnh bị đau mắt đỏ cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, mà tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tra mắt (nhất là các thuốc có chứa corticoid) và không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác. Tuyệt đối không điều trị bằng cách đắp các loại lá đắp vào mắt như lá trầu không hay xông các loại khác vào mắt... vì các phương pháp này dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, làm cho bệnh càng trở nên phức tạp khó điều trị.
Vì vậy, để phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nhất chúng ta phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt và không dụi tay vào mắt để tránh tình trạng lây lan sang mắt khác.
Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang .Ngược lại người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
Đối với những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
Đối với người lớn hay trẻ nhỏ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. chúng ta nên để người bệnh nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra.
Bên cạnh đó người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.
Tuy nhiên nếu thấy bệnh trở nên trầm trọng cần đưa ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có phương pháp điều trị.
Theo Mask Online