Tình cờ tìm ra loài côn trùng quý, dân ở Lâm Đồng đem về rủ nhau nuôi, ai ngờ như bắt được “lộc trời”
Trong nhiều năm qua, một số hộ gia đình ở Cát Tiên đã phát triển nuôi ong dú quy mô nhỏ lẻ.
Sau nhiều năm tìm hiểu và nuôi thử nghiệm, thấy loại ong dú phát triển tốt và cho ra mật chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) là vùng tiếp giáp giữa Tây nguyên và Đông Nam Bộ được bao bọc bởi sông Đồng Nai và Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc ( Vườn Quốc gia Cát Tiên).
Mật và trứng ong dú được nuôi và khai thác tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Thiên nhiên ưu đãi, là vùng đa dạng sinh học về thực vật, có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho việc phát triển nuôi ong nơi đây.
Trong nhiều năm qua, một số hộ gia đình ở Cát Tiên đã phát triển nuôi ong dú quy mô nhỏ lẻ. Sau nhiều năm tìm hiểu và nuôi thử nghiệm.
Thực tế cho thấy loại ong dú phát triển tốt và cho ra mật chất lượng cao, thân thiện với môi trường.Từ đó, một số hộ gia đình ở huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) đã nhân giống và phát triển đàn ong dú ra để nuôi lấy mật.
Video đang HOT
Đàn ong dú được phát triển lên đến hàng trăm đàn như: hộ anh Trần Văn Thức thôn 3, xã Đức Phổ có trên 300 đàn; hộ anh Đỗ Văn Nghĩa tổ dân phố 15, thị trấn Cát Tiên có trên 250 đàn.
Và một số hộ khác trên địa bàn huyện Cát Tiên bắt đầu phát triển từ 50 – 100 đàn, hiện tại, đàn ong dú ở Cát Tiên phát triển tốt và cho ra mật đảm bảo chất lượng cao.
Theo kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm nuôi và nhân giống ong dú thì thấy, đặc trưng của loài ong dú không bỏ tổ, lấy mật hoàn toàn ở môi trường tự nhiên.
Loài ong dú Furva có kích thước cơ thể nhỏ, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, có tốc độ phát triển nhanh.
Ong chúa sinh sản tốt và dễ nuôi nhất trong các giống ong dú và phù hợp với môi trường, khí hậu ở Cát Tiên.
Mô hình nuôi ong dú của hộ anh Trần Văn Thức thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Ong dú cho sản phẩm mật ngọt lẫn vị chua thanh, có màu vàng óng. Một tổ ong dú có một ong chúa, khi đẻ ong chúa tạo ra 2-3 ấu trùng ong chúa.
Sản phẩm mật ong dú của Tổ hợp tác Ong Dú Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Khi tổ ong đủ lớn mạnh và đông quân, ấu trùng ong chúa sẽ được chăm sóc đặc biệt và nở ra trở thành ong chúa trưởng thành rồi tách đàn. Ong chúa mẹ sẽ ra đi theo tổ mới để lại một nửa “quân” cho ong chúa con lớn lên tiếp tục duy trì phát triển.
Những năm gần đây, đàn ong dú ở Cát Tiên đã phát triển mạnh với số lượng lên đến 2.000 thùng.
Mỗi năm thu hoạch cho bình quân 0,75 lít mật ong dú chất lượng tốt.
Mật ong dú trên thị trường hiện nay có giá bán từ 900.000 – 1.200.000/lít. Ngoài ra, sau khi thu hoạch mật thì tiếp tục tách đàn, tỷ lệ tách đàn hàng năm đạt 70% – 80%.
Với mỗi đàn ong dú sau khi được tách tổ thành công, người nuôi ong dú bán với giá 1.500.000 đồng/thùng.
Để sản phẩm mật ong dú Cát Tiên nhiều người biết đến và được công nhận sản phẩm OCOP, năm 2020 một số hộ gia đình nuôi ong dú trên địa bàn huyện đã phối hợp thành lập Tổ hợp tác Ong dú Cát Tiên.
Tổ tác xã nuôi ong dú phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo ra sản phâm mật ong dú có chất lượng cao.
Tổ hợp tác nuôi ong dú hướng tới phát triển mô hình kinh tế hiểu quả và xây dựng đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP để thị trường trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng biết đến đặc trưng, chất lượng, thương hiệu của Mật ong dú Cát Tiên.
Phấn đấu hoàn thành cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong năm 2025
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 01/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc về Dự án xây dựng đường bộ Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra tại hiện trường đầu đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc ngay 28/12/2021. Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN
Phó Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nhưng đã rất chủ động, chung tay, góp sức cùng Trung ương triển khai đầu tư đường cao tốc tại địa phương, nhằm sớm hoàn thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đoạn Tân Phú-Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài 140 km. Để sớm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công các dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng đoạn Dầu Giây - Tân Phú và đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10/01/2022. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2022.
Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và thẩm định chuyển mục đích sử dụng rừng của các dự án. Phó Thủ tướng cũng giao UBND tỉnh Lâm Đồng khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định, phấn đấu khởi công đoạn Tân Phú - Bảo Lộc trong tháng 10 năm 2022 và hoàn thành trong năm 2025.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai đầu tư xây dựng đoạn Dầu Giây - Tân Phú đồng bộ với đoạn Tân Phú - Bảo Lộc.
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan hỗ trợ tối đa UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các thủ tục quy định pháp luật trong quá triển khai thực hiện các Dự án nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Quảng Trị: Vai trò của HTX trong việc đưa nông sản "lên sàn" Hợp tác xã (HTX) không chỉ làm tốt vai trò "bà đỡ" cho nông dân trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, mà còn tạo sự cộng hưởng, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị hàng hóa, nông sản chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc...