Tình cờ ngang qua phòng bố chồng, tôi phát hoảng nhận ra sự thật đáng sợ về người đàn ông “bụng một bồ dao găm”
Tai tôi ù đi khi nghe những lời nói từ người đàn ông mẫu mực mà tôi luôn kính trọng từ ngày bước chân về làm dâu ấy. Tôi không dám tin vào chính tai mình nữa…
Trong thiên hạ luôn có người nọ kẻ kia, không ai có thể trông mặt mà bắt hình dong được. Đấy là điều hiển nhiên, tôi biết thế! Nhưng mà với những người thân cận xung quanh mình thì nên dành cho họ thương yêu, tin tưởng chứ! Vậy mà tôi đã rồi, sai quá sai rồi.
Tôi vốn không phải là một cô gái xinh đẹp, thông minh hay giỏi giang gì cả, thứ duy nhất tôi có là một trái tim yêu thương chân thành với tất cả mọi người xung quanh. Vậy mà số tôi may mắn vớ được anh người yêu điển trai, học giỏi lại còn rất ân cần, chu đáo. Trước đây, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ mình sẽ lấy một ông chồng như thế. Chúng tôi bằng tuổi nhưng vì tôi đen nhẻm, mặt lại không cân đối lắm nên nhìn già hơn chồng đến cả vài ba tuổi.
Gia đình tôi chỉ là nông dân chân chất, thật thà còn gia đình là gia đình trí thức, bố mẹ anh đều là giáo viên đã nghỉ hưu. Tôi nghĩ rằng mình cứ ngoan hiền, thật thà thì sẽ được bố mẹ chồng thương yêu quý mến. Và đúng như những gì tôi nghĩ, họ là giáo viên nên cư xử nhẹ nhàng, điềm đạm không có gì để chê trách cả.
Ảnh minh họa.
Ngày đầu tôi về làm dâu, bố chồng đã nói một câu khiến tôi chẳng còn chút tự ti, rụt rè gì nữa cả. Ông bảo: “Giờ con đã là dâu con trong nhà rồi thì cũng là một thành viên của gia đình. Con có quyền bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của bản thân. Bố mẹ không bắt ép con phải làm cái này, cái kia mà con không thích. Ai mới làm dâu cũng sẽ có chút bỡ ngỡ, cái đó mẹ con sẽ chỉ bảo dần cho, không phải lo lắng quá. Kể cả chồng con cũng phải san sẻ việc với vợ, có như vậy gia đình mới hạnh phúc lâu bền được”.
Tôi nghe xong như mở cở trong bụng, tôi nghĩ mình đã không lựa chọn sai khi bước chân về làm dâu nhà anh. Những ngày tháng sau đó, cuộc sống của tôi vô cùng bình yên, hạnh phúc vì được bố mẹ chồng tâm lý, bảo ban nhẹ nhàng, chồng cũng không có thói gia trưởng vì lúc nào cũng nghe theo lời dạy bảo của bố. Xem cách đối xử của bố chồng với mẹ chồng tôi cũng thấy bà thật may mắn vì lấy được người chồng như vậy.
Video đang HOT
Cưới xong, bố chồng bảo tôi ở nhà lo cơm nước cho cả nhà để một mình chồng đi làm cũng được vì tiền lương giáo viên mầm non của tôi cũng chỉ đủ thuê giúp việc, còn chồng lương tháng cũng cao, đủ chi tiêu cho cả nhà. Tôi nghĩ cũng phải nên ở nhà hẳn, toàn tâm toàn ý lo cho gia đình. Bạn bè thấy thế ai cũng bảo tôi tốt phước, lấy chồng xong sướng như một bà hoàng.
2 đứa con gái lần lượt chào đời, nhưng tiếc một điều là chúng không thừa hưởng nét đẹp từ bố mà “ sao y bản chính” tôi, chúng cũng đen nhẻm giống hệt tôi. Thỉnh thoảng tôi cũng chạnh lòng vì người thân, hàng xóm cứ của là bố đẹp trai mà không giống bố chút nào nhưng thấy các con cứ vui vẻ, hồn nhiên và khỏe mạnh là tôi vui rồi.
Những tưởng cuộc đời tôi như vậy là mãn nguyên, không có gì phải hối hận thì bỗng ngày sóng gió nổi lên mà chính tôi cũng bị sốc. Hôm đó, tôi đang rút quần áo ngoài sân thì chồng đi làm về, bố gọi anh vào có chuyện muốn nói. Tôi thấy lạ là thường có gì dặn dò hoặc chỉ bảo, ông cũng nói thẳng với chồng ở phòng khách, kể cả có mặt tôi ở đó vậy mà sao lại phải gọi chồng tôi vào tận phòng rồi còn đóng kín cửa.
Tôi tò mò nên ghé lại cửa nghe lén. Đến giờ tôi vẫn không muốn tin vào tai mình khi nghe những lời nói phát ra từ miệng người đàn ông mẫu mực mà tôi rất kính trọng ấy. Ông bảo với chồng tôi: “Giờ anh định tính sao? Nhà này chỉ có mỗi anh là con trai, lại còn là con trưởng của dòng họ. Vợ anh nghe chừng cũng không đẻ được con trai đâu, mà có đẻ lại xấu giống hệt mẹ nó thì còn mặt mũi nào nữa. Nếu anh muốn thì cứ đi ra ngoài kiếm lấy đứa con trai để còn nối dõi, không thì ly dị cũng được, đến giờ phút này tai tiếng gì cũng không còn là điều quan trọng nữa”.
Tôi uất nghẹn như thể có hàng trăm con dao đâm vào tim mình. Tôi chạy về phòng đóng cửa lại rồi khóc như chưa bao giờ được khóc – Ảnh minh họa.
Tôi không thể hiểu được người đàn ông có học thức, đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy như bố chồng tôi lại có thể nói ra được những lời như thế. Ông cũng có vợ, cũng có con gái đi lấy chồng mà lại có thể khuyên con trai mình điều trái đạo đức như vậy. Dù sao 2 đứa con gái của tôi cũng là cháu nội, là máu mủ của ông ấy mà ông ấy lại nói cháu như thế.
Tôi uất nghẹn như thể có hàng trăm con dao đâm vào tim mình. Tôi chạy về phòng đóng cửa lại rồi khóc như chưa bao giờ được khóc. Ngày hôm sau, tôi xin phép đưa cháu về ngoại chơi để khỏi phải đụng mặt với người đàn ông “miệng nam mô bụng đựng bồ dao găm” ấy.
Từ hôm đó tới giờ, tôi vẫn chưa muốn về bên nhà chồng và cũng không biết phải làm sao nữa. Tôi phải xử sự như thế nào trong tình huống này đây mọi người, làm ơn cho tôi một lối thoát?
Theo afamily.vn
Từng sống cuộc đời ôsin đầy tủi nhục để được đi học, tôi bật khóc khi đọc bài báo về thành công của H'Hen Niê
Đến bây giờ dù mọi chuyện đã qua đi, nhưng tôi chưa bao giờ quên những đắng cay tủi nhục mà mình từng chịu.
"Con sẽ lấy chồng nhưng bây giờ cho con đi học" là câu nói của H'Hen Niê, và cũng là câu nói của tôi 20 năm về trước. Khi ấy tôi còn là cô bé 15 tuổi, nhà nghèo và ham mê con chữ. Từ vùng đất năm nào cũng đón ít nhất một trận lũ của Hà Tĩnh, tôi khát khao được học và thay đổi cuộc đời. Chưa bao giờ tôi muốn ở nhà lấy chồng và hy vọng vào những mảnh ruộng có nguy cơ trôi theo nước lũ như ba mẹ tôi.
Năm ấy ba tôi đã gạt nước mắt, gửi tôi ra nhà bác họ ở Hà Nội ở để giúp việc cho quán ăn nhà bác, đồng thời bác hứa sẽ cho tôi ăn học đầy đủ. Hơn nữa, nếu tôi đỗ đại học bác sẽ cho tôi tiền học phí. Cái cần câu ấy đã đưa cuộc đời tôi sang một trang mới. Tôi ra đi từ bến xe khách Hà Tĩnh, ba tôi đứng vẫy tay mãi cho đến khi xe đi khuất. Còn tôi bơ vơ và ngơ ngác như một con bò lạc mẹ theo chân bác từ bến xe Giáp Bát về nhà.
Hà Nội quá khác biệt so với quê tôi, người đông hơn và xa lạ. Đúng lời hứa, bác tôi đã xin cho tôi học một trường cấp ba công lập gần nhà. Ngoài buổi sáng đi học, tôi quần quật rửa bát, bưng bê, dọn dẹp trong quán ăn gần bến xe. Tối khuya khi cửa hàng ăn đóng cửa, tôi mới lê thân xác mệt mỏi đi tắm và học vội vàng. Chưa bao giờ tôi than vãn, vì tôi biết tiền ăn học và hai bộ quần áo mỗi mùa cho tôi cũng là gánh nặng của bác.
Những trận đòn roi đã hằn lên lưng tôi vết sẹo không bao giờ mất được. (Ảnh minh họa)
Không như cô H'Hen Niê đi làm giúp việc cho một gia đình tri thức, được yêu quý vì sự chăm chỉ và thật thà, được dạy cách chăm trẻ, cách vợ chồng ứng xử với nhau cho êm ấm... Tôi ngập trong tiếng mắng chửi và những cái bạt tai vì bưng bê chậm, rửa bát chậm và sạch quá yêu cầu, bật đèn học trong khi người nhà muốn đi ngủ... Những trận đòn roi đã hằn lên lưng tôi vết sẹo không bao giờ mất được.
Dù cho sống trong cuộc sống bạo hành, tôi vẫn giữ được khả năng vươn lên của con gái Hà Tĩnh. Tôi tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, giờ ra chơi ở lớp tôi luôn dành để làm trước bài tập về nhà. Tôi nói giọng quê mùa và ăn mặc cũ rích nên không có bạn bè. Trừ một bạn nam người Bắc Ninh lên trọ học là có thể nói chuyện đôi ba câu.
Năm tháng qua đi, tôi thi đỗ cao đẳng y và tiếp tục đi học. Ba tôi đã mất, gánh nặng nuôi ba đứa em nhỏ khiến mẹ tôi ốm đau. Nhà trường có thể miễn phí tiền ở ký túc xá vì tôi là con em hộ nghèo, nhưng tiền ăn, tiền sách vở cũng là quá lớn. Tôi lại cắn răng ở lại nhà bác họ, đi chiếc xe đạp cọc cạch đến trường mỗi sáng và tất tưởi quay về làm việc nhà ngay khi vừa tan học.
Chồng tôi, chính là người bạn năm xưa. Anh có công việc kỹ sư với mức lương hơn 10 triệu. Anh đã quỳ gối xin bố mẹ chấp nhận tôi - một cô gái Hà Tĩnh nghèo làm o sin đã tốt nghiệp cao đẳng y. Bố anh đã xin cho tôi vào làm trạm y tế quận tại Hà Nội và tổ chức đám cưới cho chúng tôi.
Chưa bao giờ vợ chồng tôi quên được cảnh trước ngày cưới, tôi vẫn phải rửa những mâm bát cao ngất và lấm lem trong đủ thứ mùi thức ăn thừa. Anh đi chiếc xe Dream cũ trước đợi trước cửa. Tôi đã nợ bác tôi một tấm bằng cao đẳng để làm hành trang cuộc đời, vì vậy tôi vẫn luôn muốn rửa sạch bát cho đến giờ phút cuối cùng còn sống nhờ trong ngôi nhà này.
Tôi chưa bao giờ quên ơn người đã nuôi tôi ăn học, nhưng cũng không quên những trận đòn roi. (Ảnh minh họa)
Khi ra cửa, tôi ôm bác cảm ơn nhưng bác lạnh lùng đẩy ra: "Sống tốt, và đừng quên bác đã cho mày ăn học. Dù tao nóng tính hay có đánh mày, cũng vì tao thương mày". Tôi khóc và không quên nói cảm ơn.
Hơn mười năm trôi qua kể từ khi chúng tôi kết hôn. Giờ đây, bằng tình yêu của anh, những vết sẹo của tôi đã bớt đau. Chúng tôi có hai đứa con. Tôi chưa bao giờ quên ơn người đã nuôi tôi ăn học, nhưng cũng không quên những trận đòn roi. Mỗi năm tôi về thăm bác một lần, gửi quà Tết rồi đi ngay bởi tôi sợ những tiếng chửi mắng văng vẳng trong ngôi nhà đấy.
Tôi chia sẻ câu truyện của mình để mỗi bạn trẻ xuất thân từ mảnh đất nghèo thấy rằng, chúng ta có thể thành công nếu kiên trì vượt qua khó khăn. Có những người đã sống được và có một gia đình hạnh phúc như tôi. Tuyệt vời hơn, có những cô gái đã từ bỏ nương rẫy và việc lấy chồng sớm để làm rạng danh quê hương như H'Hen Niê.
Theo afamily.vn
Cảm ơn anh vì đã luôn là chiếc hộp bí mật của em! Em càng thấm thía hơn một câu nói, rằng chỉ cần tìm được đúng người đàn ông, người con gái sẽ chẳng cần phải trưởng thành nữa. Sáng sớm, em lười biếng cuộn mình trong chăn, mỏi mệt bảo em chán nản, buồn ngủ, không thể dậy nổi. Anh liền ngay lập tức chui vào nằm cạnh bên hỏi em nguyên do, có...