Tình cờ gặp con trai trong tình cảnh đáng xấu hổ, ông bố vội quay mặt đi nhưng phản ứng bất ngờ của con khiến tất cả lặng người
Hành động bất ngờ của cậu con trai khiến không chỉ ông bố mà tất cả những người chứng kiến đều không kìm được nước mắt.
Hiếu thảo là phẩm chất cao quý mà mọi người con cần có. Dù cha mẹ giàu có hay nghèo hàn thì con luôn phải nhớ lấy công sinh thành, nuôi dưỡng và một lòng thương yêu, kính trọng. Nếu cha mẹ không được hoàn hảo thì con cái cũng không được khinh khi và có thái độ ruồng rẫy, phụ bạc. Câu chuyện sau đây là minh chứng điển hình cho điều này.
Một trường học ở tỉnh Rayong, Thái Lan đã tổ chức cho học sinh tham quan nhà tù nhằm mục đích giáo dục. Điều bất ngờ là nhà tù này lại là nơi bố của một nam sinh đang cải tạo.
Ông bố khi ấy đang mặc áo tù, nhìn thấy con trai liền xấu hổ ngoảnh mặt đi và giả vờ không nhận. Thế nhưng điều khiến mọi người cảm động là cậu bé lại không hề hổ thẹn về người bố tù tội. Cậu bé ôm chặt lấy bố rồi khóc lóc rồi quỳ xuống hành lễ theo truyền thống của người Thái để thể hiện sự kính trọng.
Cậu con trai hiếu thảo quỳ lạy bố.
Hành động này khiến ông bố và tất cả những người chứng kiến đều cảm động rơi nước mắt. Sau đó, cậu bé xin phép giáo viên và quản ngục để được nói chuyện với bố một lúc.
Hai bố rưng rưng nước mắt ôm chầm lấy nhau. Ông bố cứ hôn con và lẩm bẩm: “ Bố xin lỗi, rất xin lỗi con. Bố rất nhớ con. Khi nào bố được ra tù, bố nhất định sẽ trở thành một người tốt. Con hãy thật ngoan nhé, con trai”.
Cuối cùng ông bố hỏi con: “Con có cảm thấy xấu hổ vì bố không? Bạn con biết bố ngồi tù, con có xấu hổ với bạn không?”. Đáp lại, cậu bé lau nước mắt trả lời: “Không ạ, con chẳng cảm thấy xấu hổ chút nào”.
Hai bố con ôm nhau khóc
Chia sẻ về giây phút này, ông Arom Khunmoung, nhân viên của công ty tổ chức kế hoạch thăm quan nhà tù Jam Banjured Rayong cho biết: “ Công việc của chúng tôi là thiết lập các hoạt động du lịch giáo dục cho trường học. Trong chuyến thăm qua nhà tù lần này, mục đích là để các em hiểu về pháp trị ở phạm vi ngoài trường học. Trong chuyến đi, tôi phát hiện một cậu bé khóc khi nhìn một tù nhân, điều kỳ lạ là tù nhân kia cũng khóc. Vì thế tôi tiến đến hỏi cậu bé, cậu bé khóc và nói đó chính là bố mình“.
Câu chuyện cảm động này sau đó đã lấy đi nước mắt của hàng nghìn người. Nhiều người đã gửi lời động viên đến cậu con trai và mong ông bố sớm mãn hạn cải tạo, trở thành người tốt và về đoàn tụ với người con hiếu thảo.
Video đang HOT
Phải làm gì để nuôi dưỡng lòng hiếu thảo của con?
Mọi bậc cha mẹ đều mong con mình hiếu thảo như cậu bé trong câu chuyện trên. Tuy nhiên, đức tính hiếu thảo không phải bẩm sinh mà còn cần thông qua quá trình giáo dục, bồi dưỡng nhân cách. Để con có lòng hiếu thảo, các bậc cha mẹ có thể cần chú ý những điều sau:
- Hãy cho con biết bố mẹ đã hy sinh nhiều như thế nào: Nhiều bậc cha mẹ thường không thích “kể công” với con. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Hãy cho con biết, bố mẹ đã hy sinh những gì để tạo cho con lòng biết ơn.
- Dạy con biết chia sẻ, quan tâm đến tất cả mọi người, không chỉ các thành viên trong gia đình mà còn cả bạn bè, đồng nghiệp, biết giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.
- Làm tấm gương cho con: Khi bố mẹ cư xử hiếu thảo với ông bà thì tự khắc con cái cũng nhìn theo và học tập.
- Hãy cho con biết hiếu thảo là bổn phận: Nhiều người thường quan niệm “nước mắt chảy xuôi” – Ý nói cha mẹ có trách nhiệm lo cho con cái và con cái lại có trách nhiệm với con của chúng. Điều này là sai vì như vậy sẽ cho khiến con nghĩ rằng, chúng chỉ cần có trách nhiệm với thế hệ kế tiếp còn việc thiếu quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ là chuyện thường.
Theo Helino
Nam sinh nhảy lầu vì bị so sánh với "con nhà người ta": Bao vụ trẻ tự tử vì tổn thương lòng tự trọng nhưng bố mẹ vẫn chưa tỉnh ngộ
Không ít bố mẹ có thói quen trách phạt con trước mặt bạn bè để con thấy xấu hổ. Lúc đó, con có thể im lặng, không dám phản kháng nhưng tâm hồn lại đang tổn thương nghiêm trọng.
Cậu bé Hạo Hạo (Trung Quốc) năm nay 6 tuổi. Vài ngày trước, Hạo Hạo bị mẹ phạt bằng roi trước mặt bạn bè. Lũ trẻ vây xung quanh, nhao nhao trêu chọc Hạo Hạo trong khi người mẹ oang oang kể tội rằng cậu bé chỉ được 68 điểm trong bài kiểm tra nhưng lại gian dối sửa thành 88 điểm. Hạo Hạo cúi gầm mặt, không nói lời nào và chỉ biết khóc.
Hạo Hạo vốn là một cậu bé ngoan ngoãn, luôn cúi chào người lớn từ xa. Thế nhưng từ sau hôm bị mẹ trách phạt, cậu bé luôn cúi thấp đầu, lặng lẽ bỏ trốn khi thấy người khác.
Hạo Hạo cũng không chơi với bạn bè xung quanh nữa. Có lẽ cậu bé không đủ dung khí để đối mặt với bạn bè, bởi mẹ đã khiến cậu bị mất mặt.
Hậu quả khi con bị tổn thương lòng tự trọng
Một bà mẹ người Trung Quốc chia sẻ: "Con trai tôi là một thằng bé khôi ngô nhưng lại rất lười học. Nó toàn chạy đi chơi với lũ bạn trong khu và mỗi khi thấy mẹ gọi về sẽ trốn. Một trong những "mẹo" của tôi chính là nói to lên: "Hiên Hiên, nếu con không chịu về nhà, mẹ sẽ trách mắng con trước mắt bạn bè đấy". Thằng bé sẽ ngay lập tức chạy về ôm mẹ. Mẹo này được tôi áp dụng trong nhiều năm".
Dù việc đe dọa làm tổn thương lòng tự trọng của con không hay ho chút nào nhưng điều đó cho thấy, lòng tự trọng là thứ rất quan trọng với đứa trẻ. Một câu chuyện đau lòng khác cũng là minh chứng rõ ràng cho điều này.
Theo đó, một gia đình tri thức ở Trung Quốc, bố mẹ đều là người giỏi giang có vai vế trong xã hội. Khi đứa con tốt nghiệp cấp 3, cả nhà đều kỳ vọng đứa trẻ có thể đỗ Đại học Thanh Hoa - Đại học top 1 Trung Quốc.
Thế nhưng đứa trẻ không đỗ. Thay vì động viên con, đôi vợ chồng tri thức này lại ngày đêm mắng mỏ, chì chiết, so sánh con với những đứa trẻ giỏi giang hơn.
Sau một thời gian dài chịu đựng, đứa trẻ đã nhảy từ cửa sổ phòng xuống tự tử, để lại mẩu giấy: "Con xin lỗi đã không thể đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ". Đến lúc này, cha mẹ mới ân hận thì đã quá muộn.
Một cuộc khảo sát với nội dung "Điều gì khiến trẻ em sợ nhất" cũng chỉ ra, trẻ sợ nhất bị mất mặt và bị so sánh với những bạn bè đồng trang lứa.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại không nhận ra điều này. Không ít người vô tâm mang con ra so sánh với những đứa trẻ khác, hay công khai trách mắng con ở nơi công cộng.
Điều này vô tình tạo một bóng phủ lên tâm lý đứa trẻ suốt đời, khiến chúng trở nên sợ hãi, thiếu tự tin, không dám nhìn thẳng vào ai.
Theo nhà giáo dục đương đại nổi tiếng người Trung Quốc Hàn Phượng Trân, tất cả những đứa trẻ khó giáo dục nhất là những đứa trẻ mất đi lòng tự trọng. Bố mẹ với vai trò là nhà giáo dục đầu tiên của con phải làm mọi cách để bảo vệ điều quý nhất của con, chính là lòng tự trọng chứ không phải gián tiếp phá hủy nó.
Trên thực tế, trẻ bị tổn thương lòng tự trọng có thể gặp phải hai trường hợp. Một là ngày càng bất trị, không tuân thủ kỷ luật, vượt ra khỏi quy tắc, khuôn khổ, thậm chí bất chấp pháp luật. Hai là sẽ trở nên yếu đuối, hèn nhát, lúc nào cũng sợ hãi mọi thứ xung quanh.
Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì đây chắc chắn không phải điều bố mẹ mong muốn. Muốn chữa lành vết thương tinh thần cho con, bố mẹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian, thậm chí cả một đời.
Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ lòng tự trọng của con?
Theo Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý học trẻ em người Mỹ James Dobson: "Khiến trẻ mất đi lòng tự trọng thì dễ nhưng định hình lại lòng cho trẻ thì khó khăn vô cùng".
Theo đó, để bảo vệ lòng tự trọng của con, bố mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều quan trọng sau:
Không mắng mỏ, trách phạt con ở nơi công cộng
Bị mắng mỏ ở nơi công cộng sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí thất vọng và mất đi sự tin tưởng vào bố mẹ. Con cũng có thể bị trầm cảm bởi những tổn thương về mặt tinh thần.
Cách dạy dỗ đúng nhất là bố mẹ nói chuyện riêng với con, phân tích rõ ràng cái đúng, cái sai. Nếu con mắc lỗi ở nơi công cộng, bố mẹ lập tức dẫn con ra khỏi nơi đó rồi mới trách mắng sau. Quát mắng trước mặt người ngoài đôi khi có thể khiến con kích động thêm.
Tuyệt đối không nói những lời cay nghiệt với con
Khi con hư, nhiều bậc cha mẹ không giữ được bình tĩnh và dùng những lời lẽ cay nghiệt để tác động đến con.
Con lúc đó có thể im lặng chịu trận nhưng sâu bên trong, con đang bị tổn thương sâu sắc. Không chỉ vậy, con còn nghĩ rằng bố mẹ không yêu thương mình.
Trong mọi tình huống, bố mẹ cần bình tĩnh nhất có thể và đừng bao giờ trút những cảm xúc nhất thời của mình lên con cái. Bạo hành bằng lời nói đôi khi để lại hậu quả tiêu cực hơn nhiều so với bạo hành bằng đòn roi.
Hãy chấp nhận sự không hoàn hảo của con
Điều quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, chính là khuyến khích con trở nên tốt nhất.
Không phải đứa trẻ nào cũng giỏi như nhau. Có trẻ mạnh về học tập, có trẻ lại mạnh về thể thao. Và điều bố mẹ cần làm là đừng bao giờ so sánh điểm thiếu sót của con với điểm mạnh của đứa trẻ khác.
Ngược lại, bố mẹ cần khám phá những điểm mạng của con và khuyến khích chúng phát huy tiềm năng của mình.
Theo Helino
Đi mua cơm cho cả nhà mà bị mẹ mắng xối xả, bé trai ngơ ngác không hiểu còn dân mạng bức xúc vì 1 lẽ Tự ý mua 3 suất cơm hết cả số tiền bố mẹ đưa, cậu bé bị trách mắng mà vẫn không hiểu vì sao. Đi trên tàu hỏa hoặc máy bay, mọi người sợ nhất là cảnh gặp phải những đứa trẻ nghịch ngợm. Các bé sẽ chạy nhảy ồn ào, rượt đuổi đánh nhau ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Tuy...