Tỉnh chỉ đạo tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các chốt mỗi nơi làm một kiểu
Ông Nguyễn Phúc Thịnh – tổng giám đốc Công ty nông nghiệp Trường Hải An Giang – nói như vậy tại hội nghị trực tuyến về việc lấy ý kiến dự thảo kế hoạch phục hồi kinh tế và đảm bảo sản xuất ổn định trong tình hình dịch.
Trạm T2 – cửa ngõ vào An Giang bị phản ứng gay gắt khi phải test 100% tài xế vào tỉnh, làm kẹt xe kéo dài thời gian qua – Ảnh: BỬU ĐẤU
Dù ông Thịnh đi từ TP.HCM xuống dự họp theo thư mời của UBND tỉnh An Giang nhưng khi đi ngang chốt T2 phải xuất trình giấy tờ nhiều lần.
“Đơn vị tôi thuê xe chở heo đi bán ngoài tỉnh chỉ có 350.000 đồng/tấn nhưng khi qua chốt T2 phải tốn thêm 800.000 đồng gồm chi phí test và lưu xe. Hiện nay các thương lái ngoài tỉnh gần như ngán ngẩm khi xuống An Giang mua hàng. Vì vậy, tôi chỉ bán heo được trong tỉnh mà không thể di chuyển ra ngoài được. Trạm T2 xe tải đang đậu ùn ứ rất nhiều”, ông Thịnh nói.
Còn ông Doãn Tới – chủ tịch Tập đoàn Nam Việt – cho rằng đơn vị còn trên 20.000 tấn hàng cần giao cho các đối tác nước ngoài. Công nhân đã cơ bản tiêm vắc xin ngừa COVID-19 nhưng chưa được hoạt động. Trước việc công nhân về hàng chục ngàn người, Nam Việt quyết định thu nhận 2.000 lao động vào làm việc với mức lương từ 8-15 triệu đồng/người/tháng. Ông đề nghị các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để thu nhận hết các công nhân hiện nay.
Tập đoàn Nam Việt khẳng định sẽ nhận 2.000 người lao động về quê vào làm việc – Ảnh: BỬU ĐẤU
“Bây giờ chúng tôi muốn biết là tiêm 2 mũi hay 1 mũi vắc xin được đi như thế nào, Chính phủ và các tỉnh cần quy định rõ để doanh nghiệp “hồi sinh”. Chúng ta phục hồi sớm 1 ngày là cứu được nhiều doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động”, ông Tới nói.
Đối với kế hoạch phục hồi sản xuất, UBND tỉnh An Giang yêu cầu doanh nghiệp hoạt động trong tình hình giãn cách xã hội phải thực hiện các mô hình tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “3 tại chỗ theo kíp”, “một cung đường hai điểm đến” hoặc phương án “một cung đường hai điểm đến” mở rộng hay phương án “4 xanh”, gồm người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh…
Doanh nghiệp được phục hồi hoạt động sản xuất với quy mô tối đa không quá 30%. Sau 15 ngày kể từ ngày hoạt động trở lại và không có trường hợp người lao động bị F0 thì quy mô sản xuất được tăng lên.
Ông Nguyễn Thanh Bình yêu cầu Sở Giao thông vận tải và các ngành chức năng không test tài xế khi có đủ liều vắc xin và giấy âm tính còn hiệu lực – Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất và có sự cam kết trong phòng chống dịch để chính quyền kiểm tra, giám sát.
“Chúng ta không thể nói “zero COVID-19″ mà phải chuyển trạng thái từ chống dịch sang quản lý dịch để phục hồi sản xuất. Đề nghị Sở Giao thông vận tải nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi, tài xế nào đã tiêm 2 mũi và giấy test âm tính còn thời gian quy định phải cho họ qua, tránh ùn ứ xe tại các chốt, trừ trường hợp nghi ngờ mới test lại”, ông Bình chỉ đạo.
Video đang HOT
Ngày 11/10: Có 3.619 ca mắc COVID-19 tại 44 địa phương, riêng TP HCM 1.527 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 11/10 của Bộ Y tế cho biết có 3.619 ca mắc COVID-19 tại 44 tỉnh, thành phố, riêng tại TP HCM là 1.527 ca.
Trong ngày có 2.549 bệnh nhân khỏi.
Tính từ 17h ngày 10/10 đến 17h ngày 11/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.619 ca nhiễm mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 3.617 ca ghi nhận trong nước (tăng 104 ca so với ngày trước đó) tại 44 tỉnh, thành phố (có 1.726 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.527), Đồng Nai (499), Bình Dương (446), An Giang (142), Đắk Lắk (119), Kiên Giang (91), Long An (76), Tiền Giang (67), Tây Ninh (55), Đồng Tháp (55), Cà Mau (51), Trà Vinh (48), Cần Thơ (47), Bình Thuận (45), Bến Tre (40), Quảng Ngãi (38), Hậu Giang (32), Nghệ An (27), Lâm Đồng (26), Khánh Hòa (26), Hà Nam (21), Bình Định (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Bạc Liêu (14), Gia Lai (13), Vĩnh Long (12), Kon Tum (10), Đắk Nông (9), Ninh Thuận (9), Bình Phước (6), Quảng Bình (5), Bắc Ninh (4), Hà Tĩnh (4), Sơn La (3), Hải Dương (2), Thanh Hóa (2), Quảng Trị (2), Ninh Bình (1), Nam Định (1), Phú Yên (1), Vĩnh Phúc (1), Bắc Giang (1), Lạng Sơn (1), Hà Nội (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-336), Đồng Nai (-163), Bình Thuận (-64).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh ( 460), Đắk Lắk ( 119), Bến Tre ( 28).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.183 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta đến tối ngày 11/10
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 843.281 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.565 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 838.653 ca, trong đó có 781.931 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình.
Có 11 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (411.655), Bình Dương (222.528), Đồng Nai (55.488), Long An (33.379), Tiền Giang (14.608).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.549
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 784.748
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.391
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 788
- Thở máy không xâm lấn: 145
- Thở máy xâm lấn: 668
- ECMO: 22
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 115 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (75), Bình Dương (18), Đồng Nai (5), An Giang (5), Tiền Giang (4), Ninh Thuận (2), Long An (2), Quảng Bình (1), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Tây Ninh (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 117 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.670 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm - Trong 24 giờ qua đã thực hiện 128.114 xét nghiệm cho 205.382 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.202.582 mẫu cho 56.174.649 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 10/10 có 879.949 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 54.279.564 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38.698.136 liều, tiêm mũi 2 là 15.581.428 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối ngày 11/10
- Cả thế giới có 238.724.796 ca nhiễm, trong đó 215.893.124 khỏi bệnh; 4.868.928 tử vong và 17.962.744 đang điều trị (82.472 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 91.914 ca, tử vong tăng 1.905 ca.
- Châu Âu tăng 57.346 ca; Bắc Mỹ tăng 2.704 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 29.053 ca; châu Phi tăng 643 ca; châu Đại Dương tăng 2.168 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 18.894 ca, trong đó: Thái Lan tăng 10.035 ca, Philippines tăng 8.292 ca, Campuchia tăng 258 ca, Lào tăng 309 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan giám sát, hướng dẫn các địa phương đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
- TP HCM: Số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày là 906 người, hiện nay tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 15.198 người. Số trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm đang điều trị là 1.141 người. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 119 người. Số trường hợp xuất viện trong ngày là 1.925 người, số ca xuất viện cộng dồn là 232.923 người.
Công dân An Giang hồi hương, âm tính virus SARS-CoV-2 được về nhà cách ly Để giảm tải cho khu cách ly tập trung, đồng thời giúp người dân thoải mái hơn trong sinh hoạt, An Giang cho người dân về nhà cách ly khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang cho biết, tính từ ngày 1/10 đến chiều ngày 7/10, An Giang đón...