Tình cảnh xót xa của cậu bé 9 tuổi mang khối u lớn trên mặt
Mấy năm gần đây, khối u trên mặt Hùng, phía bên má trái cứ ngày một lớn dần, thâm tím, cổ của cháu cũng bị sưng to khiến cho việc ăn uống, hít thở rất khó nhọc. Phía trong lưỡi cũng bị tím đen và mất dần cảm giác…
Thấy khuôn mặt em bị sưng to như vậy, những ai chứng kiến đều cảm thấy ái ngại và lo cho sức khỏe của em. Hơn nữa, việc học tập của em cũng bị gián đoạn do phải nghỉ học để nhập viện điều trị. Giờ đây, sức khỏe của Hùng đang có biểu hiện sa sút, các bác sĩ cho biết phải phẫu thuật nhiều lần, chi phí hết sức tốn kém, nhưng gia đình chưa biết xoay xở ra sao.
Tình cờ gặp em Nguyễn Xuân Hùng (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học cơ sở xã Vĩnh Long) trong lần trao học bổng ở TP Đông Hà, chúng tôi cảm thấy xúc động khi nghe những lời tâm sự của em. Cả hội trường ai cũng nhìn em với ánh mắt thương cảm. Nhưng càng khâm phục hơn khi biết rằng, dù bị bệnh tật hành hạ nhiều năm nay nhưng em Hùng vẫn cố gắng vươn lên để học tập tốt.
Nhìn bệnh tật của con đã tiến triển quá nặng, lòng chị Loan quặn thắt nhưng không có cách gì hơn
Tìm về nhà em Hùng, ở thôn Trung Lập, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Giữa rừng tràm xanh ngút là một ngôi nhà cấp 4, chưa được sơn, bên trong không có vật dụng gì đáng giá, đó cũng chính là nơi gia đình Hùng sinh sống bấy lâu nay.
Đã nhiều năm qua, mỗi khi nghĩ đến bệnh tật của con là anh Nguyễn Xuân Lương, chị Trần Thị Loan luôn tỏ ra lo buồn. Mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng chưa thể tìm được cách nào để chữa trị cho cháu.
Sinh ra Hùng đã mắc phải bệnh tật bẩm sinh, rồi khối u ấy cứ lớn dần lên theo tuổi tác, khiến việc sinh hoạt và học tập của em gặp không ít khó khăn. Trước những dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt con, anh Lương, chị Loan đã đưa cháu đi khám tại nhiều Bệnh viện và cay đắng nhận ra cháu bị mắc căn bệnh dị dạng tĩnh mạch.
Mỗi năm vài ba lần, vợ chồng anh Lương phải đưa cháu Hùng ra tận Bệnh viện Nhi ở Hà Nội để điều trị, tiêm thuốc với hy vọng kìm hãm khối u phát triển thêm. Mỗi lần đi như vậy, anh chị phải chạy vạy ngược xuôi vay mượn tiền bạc từ người thân, bạn bè. Tuy nhiên, việc điều trị như vậy chỉ là giải pháp tình thế, bởi bệnh của cháu không có cách nào khác phải tiến hành mổ.
Khối u đã bầm tím và nhanh chóng lan rộng ra má trái, cổ của em Hùng
Anh Lương cho hay: “Cách đây mấy năm, khi phát hiện bệnh trên mặt cháu, gia đình đã đưa Hùng vào một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh thì được các bác sĩ cho hay cháu bị u máu và không còn khả năng điều trị được nữa. Tiếp đó, anh chị cũng đưa cháu Hùng đi nhiều bệnh viện khác và cũng nhận được kết quả tương tự. Đau đớn đến tận cùng, gia đình buộc phải đưa cháu Hùng về nhà”.
Một thời gian sau đó, do không có kinh phí để đưa con đi điều trị nên anh Lương, chị Loan cũng “cắn răng” để cháu ở nhà. Ngậm nỗi đau vào trong lòng, chị Loan kể: “Vì khối u lớn nằm ở cổ, mặt và ngày càng sưng to nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của cháu. Nhiều lúc đang học trên lớp, cháu Hùng bỗng nhiên bị ngất xỉu khiến thầy, cô và bạn bè vô cùng hoảng hốt. Cứ mỗi lần tất tưởi chạy từ nhà đến trường đón con về là tim tui như thắt lại. Nhưng chính vợ chồng tui cũng không biết làm cách chi hơn được”.
Khối u tiến triển rất nặng khiến cho việc sinh hoạt và học tập của em gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi khi thời tiết thay đổi là em thường xuyên bị choáng, khó thở
Mang trên mình khối u lớn, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng còn tuổi ăn, tuổi chơi nên em Hùng cũng không nhận biết được mức độ nguy hiểm của nó. Chỉ những khi quá đau em mới bật khóc, rồi quay lại vẻ chăm ngoan như mọi ngày. Ngược lại, ba mẹ em luôn cảm thấy dằn vặt tâm can và cố gắng tìm đủ mọi cách để chữa bệnh cho em, dù hy vọng đó rất nhỏ nhoi.
Video đang HOT
Cổ của cháu bị thâm tím
Gần đây nhất, vào tháng 4/2014, anh chị lại cuống cuồng đưa con ra Hà Nội vì thấy khối u trên khuôn mặt cháu có nhiều dấu hiệu bất thường, thâm tím toàn phần. Tại đây, các bác sĩ cho biết Hùng bị dị dạng tĩnh mạch, một căn bệnh hiếm gặp ở độ tuổi như em, nhưng chưa thể phẫu thuật ngay được. Trước mắt, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch trên khối u đó, tiêm thuốc để cầm chừng và hẹn qua đầu năm 2015, chờ các chuyên gia y tế nước ngoài sang mới có thể can thiệp được. Nhưng bệnh của cháu phải phẫu thuật nhiều lần, chi phí hết sức tốn kém, nên gia đình chưa biết xoay xở ra sao.
Hiện khối u ấy đã lan rộng sang cổ, chèn lên dây thần kinh hô hấp khiến em thở từng hơi rất khó nhọc. Đáng ngại hơn, trên khối u đã bị bầm tím. Bình thường cháu chỉ ăn thức ăn nhuyễn và nhiều nước chứ không thể nuốt được những thức ăn dạng cứng…
Dù rất thương con nhưng anh Lương, chị Loan cũng lực bất tòng tâm và luôn hy vọng chữa bệnh cho cháu Hùng
Anh Nguyễn Xuân Lương cho biết, mỗi khi thời tiết thay đổi là cháu Hùng có biểu hiện khó thở. Hoặc những khi trời nắng gắt, khuôn mặt cháu vã ra đầy mồ hôi, thấy cháu cứ sờ vào khối u của mình mà vợ chồng tui không cầm nổi lòng. Mặc dù rất thương con nhưng vợ chồng tui cũng “lực bất tòng tâm”. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại thêm việc mấy năm trời đưa con đi viện nên hiện số nợ gia đình anh đã vay từ Ngân hàng CSXH cũng đã lên tới hơn 50 triệu đồng.
Sổ điều trị bệnh và những phương án điều trị của cháu Hùng
Tuy vậy, vợ chồng anh chưa bao giờ từ bỏ hy vọng sẽ chữa lành bệnh cho cháu. Ngoài thời gian cùng vợ chăm sóc mấy sào ruộng của gia đình, anh Lương xin đi làm thợ hồ hoặc bóc vỏ tràm để kiếm thêm thu nhập chữa trị cho con. Thế nhưng, với những đồng tiền công ít ỏi đó cũng chưa đủ để mua thuốc cho cháu Hùng, chưa kể việc còn phải nuôi cháu lớn là Nguyễn Thị Phương (hiện đang học lớp 10) và cháu cuối là Nguyễn Thanh Thảo mới được một tuổi rưỡi.
Về phần chị Loan, hàng ngày chị cũng phải chăm bón thêm cây trái trong vườn, và chăn nuôi con lợn, con gà để bán lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình. Dẫu cực khổ nhưng anh chị cũng chỉ mong chữa được bệnh tật cho cháu Hùng, để em khỏi phải sống trong cảnh bị bệnh tật dày vò.
Dù mang trên mình căn bệnh hiếm gặp nhưng Hùng tỏ ra rất chăm ngoan và lễ phép. Những năm học vừa qua Hùng đều được nhà trường khen ngợi và tặng danh hiệu học sinh khá, giỏi. Sau thời gian học trên lớp, về nhà em lại ngồi vào bàn học, cần mẫn ôn lại bài. Nếu gặp những bài tập nào khó, em nhờ chị gái chỉ bảo thêm.
Dù bị bệnh tật hành hạ nhưng cháu Hùng vẫn rất chăm ngoan và học giỏi
Trò chuyện với chúng tôi, em chỉ thốt lên những lời nhỏ nhẹ là em rất muốn trên mặt không có khối u nữa để tiếp tục cố gắng trong học tập. Do khối u lớn trên cổ nên em nói trong khó nhọc. Nhìn vào khuôn mặt em, chúng tôi thấy ánh mắt của em bộc lộ sự khát khao cháy bỏng là sớm thoát khỏi bệnh tật. Dù biết em đang chịu nhiều đau đớn, nhưng ngay chính người thân của em cũng chưa nghĩ ra cách gì ngoài việc cầu mong một phép màu sẽ đến với em.
Chia tay gia đình em Hùng mà lòng chúng tôi cũng trở nên nặng trĩu. Gía như bây giờ em có một cơ hội để giúp xóa đi khối u đó thì tốt biết bao.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1548: Anh Nguyễn Xuân Lương (thôn Trung Lập, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) Số ĐT: 01236.514.773 – chị Trần Thị Loan (mẹ của em Nguyễn Xuân Hùng) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đăng Đức
Theo dantri
Lương 5,4 triệu, ngàn nhân viên Bảo hiểm xã hội bỏ việc?
Lương của Bảo hiểm xã hội gấp 1,8 lần so với chế độ tiền lương cán bộ công chức nhưng nhiều người vẫn bỏ việc vì chế thu nhập thấp. Điều này thật khó hiểu?.
Lương đặc thù, cao gần gấp đôi
Nhân góp ý về Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối mạnh mẽ mức lương hiện nay của ngành này, cho rằng là quá cao, không xứng đáng.
Theo Quyết định của Thủ tướng ngày 7/9/2012, cơ chế thí điểm tiền lương cho cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội đã được phê duyệt, triển khai đến năm 2015. Theo đó, cán bộ nhân viên ngành này được hưởng mức chi tiền lương gấp 1,8 lần so với chế độ tiền lương cán bộ công chức, viên chức hiện nay. Nguồn chi lấy từ lợi nhuận đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội.
Mỗi nhân viên bảo hểm phục vụ 3.380 người.
Theo nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần phải khống chế ngay việc chi tiền lương của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vì cơ quan này làm việc chưa hiệu quả. Chẳng hạn như số nợ bảo hiểm xã hội vẫn đang tăng lên, hoạt động đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hộị chỉ đạt lợi nhuận thấp, thậm chí, nếu so với lạm phát thì coi như thâm vào vốn, theo lời đại biểu Nguyễn Trung Thu.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đánh giá rằng, bảo hiểm xã hội không phải mất nhiều công sức đầu tư, hoạt động không có gì đặc thù nên mức lương gấp 1,8 lần so với lương công chức là phi lý. Thậm chí, đại biểu Đặng Thị Kim Chi còn chỉ trích cơ quan này đang làm chơi, ăn thật.
Việc nhiều, lương thấp?
Trao đổi hôm hôm 12/9, ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói rằng, mức lương hiện nay trong ngành không cao như nhiều người tưởng.
"Kể cả khi đã được tăng gấp 1,8 lần lương công chức thì bình quân thu nhập của cán bộ chúng tôi cũng chỉ khoảng 5,4 triệu đồng/tháng thôi", ông cho hay.
Ông Sinh cho biết, hiện nay với 63 triệu người tham gia bảo hiểm thì mỗi 1 cán bộ ngành này phải phục vụ 3.380 người, đảm bảo doanh số mỗi năm thu chi là 20,551 tỷ. Con số này gấp đôi ở ngành thuế.
"Một cán bộ thuế chỉ phải tập trung lo phần thu đúng, thu đủ, nhưng một cán bộ nhân viên bảo hiểm xã hội, sẽ phải lo cả phần chi trả bảo hiểm, với việc trả lương hưu ở nhiều địa phương thì còn phải đến tận nơi, vì đối tượng là người già", một chuyên viên của cơ quan này phân tích.
Khối lượng công việc ngày càng gia tăng, kể từ khi 2 Luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế đi vào cuộc sống. Nếu giữ mức lương thấp như trước kia thì sẽ không khuyến khích được các cán bộ viên chức trong ngành đảm bảo nhiệm vụ thu, chi. Nhất là khi ngành này đang chịu sức ép phải với số nợ lên tới 11.500 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội, trong khi, không có thẩm quyền thanh tra, không có công cụ pháp lý để đòi nợ hiệu quả.
Ông Sinh cho biết, trước khi Thủ tướng chấp thuận cơ chế thí điểm này thì việc xin tăng lương như trên đều đã nhận được sự đồng thuận của cả Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính và các Uỷ ban chuyên trách của Quốc hội.
Theo báo cáo trước đó của hai Bộ trên, mức tăng chi tiền lương trên ở mức trung bình so với chế độ tiền lương, thu nhập ở các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.
Tại thời điểm năm 2011, cơ chế tiền lương cho cán bộ ngành bảo hiểm xã hội được cho là lạc hậu so với yêu cầu thực tế. Ví dụ như từ năm 2008, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải bổ sung thêm nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, yêu cầu giám định chi phí khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở khám bệnh từ cấp trạm y tế, xã, phường. Tại các thành phố lớn, tỉnh đông đối tượng thì các cán bộ ngành này thường xuyên phải làm đêm, thêm giờ, áp lực công việc lớn.
Trong khi đó, bình quân tiền lương ngành này thấp, ít có cơ hội được tăng thu nhập. Ví dụ, năm 2010, tiền lương bình quân của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội là 2,2 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân là 3,9 triệu đồng/tháng. Năm 2011, tiền lương tăng lên là 2,7 triệu đồng/tháng và thu nhập là 4,8 triệu đồng/tháng.
Cán bộ ngành này được tăng thu nhập từ nguồn tiết kiệm chi phí quản lý, nhưng nguồn kinh phí giao cho Bảo hiểm xã hội rất hạn hẹp. Tính trung bình, nếu phấn đấu tiết kiệm hàng năm thì bình quân thu nhập cán bộ ngành này cũng chỉ được tăng 0,7 lần, cá biệt đối đa tăng 0,8 lần quỹ lương nhưng cũng không ổn định.
Vì lương thấp nên trong khoảng giai đoạn 2007 đến 2011, đã có 1.353 người xin ra khỏi ngành
Theo Phạm Huyền
VEF
Mong các giáo sư, tiến sĩ đóng góp mạnh mẽ hơn cho đất nước "Nhà nước chủ trương "đặt hàng" các nhà khoa học giám sát, phản biện các vấn đề xã hội nhưng thấy nơi nào đang có nhu cầu, các GS, TS có thể chủ động vào cuộc. Mong các nhà khoa học không nản lòng để cùng kiên trì thuyết phục người dân cùng cống hiến"... Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB...