Tình cảnh ở Mỹ: Vung tiền tỷ không mua được đồ chống Covid-19
Hàng tỷ USD thuộc gói 2.200 tỷ USD mà chính phủ Mỹ phê duyệt đã được rót về các bệnh viện và tiểu bang nhằm chống dịch Covid-19.
Mỹ là quốc gia chi “đậm” nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 nhưng hiện lại đang là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh với số ca nhiễm virus nhiều nhất thế giới.
Hàng tỷ đô đã được Mỹ vung ra nhưng vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề mà các y bác sĩ nước này đang phải đối mặt, đó là tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang, áo bảo hộ, găng tay, bộ xét nghiệm và máy thở, trong khi số bệnh nhân nhập viện vì nhiễm virus vẫn không ngừng gia tăng mỗi ngày.
Vấn đề của Mỹ không phải là thiếu tiền, vấn đề thực sự nằm ở chỗ không có nguồn cung y tế để mua, các chuyên gia cho biết.
Theo AP, sau khi có được nhiều tiền, chính quyền các tiểu bang tại Mỹ lại đua nhau đấu thầu các lô vật tư y tế và khiến chúng bị đội giá lên cao. Đây là hệ quả của biện pháp chống dịch kiểu Mỹ hiện nay, khi chính phủ không đóng vai trò chính mà mỗi tiểu bang lại có một cách thức tiếp cận chống dịch khác nhau.
Cách đây hơn 1 tuần, nhiều thống đốc đã bày tỏ sự khó chịu và phàn nàn với ông Trump rằng không có sự phối hợp trong các biện pháp chống dịch ở Mỹ và yêu cầu phải có phản ứng ở cấp độ quốc gia.
Tàu bệnh viện của hải quân Mỹ đến Los Angeles để hỗ trợ các bệnh viện đang quá tải vì nhiều bệnh nhân nhiễm virus (ảnh: AP)
Tuần trước, một chiếc khẩu trang N 95 tại Mỹ có giá 2,5 USD, giờ đã bị đẩy giá lên 9 USD, vậy mà cũng không còn khẩu trang để mua khi chính quyền các bang tranh giành lẫn nhau.
“Các tiểu bang đang chỉ biết lo lấy thân mình. Điều này gián tiếp dẫn đến chủ nghĩa cơ hội trong thời điểm dịch bệnh bùng phát”, ông Aubrey Layne, chuyên gia tài chính của Virginia, cho biết. Ông Aubrey Layne cũng là người có vai trò quan trọng trong việc mua bán các lô vật tư y tế tại bang này.
Tiền không phải là tất cả khi đối phó với dịch bệnh. Ngay cả khi có bang nào dùng khoản tiền khổng lồ vừa được cấp để tự sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ và găng tay thì cũng phải bất lực. Lý do rất đơn giản, những nguyên liệu để sản xuất vật tư y tế ở Mỹ hầu hết đến từ Đông Nam Á, khu vực cũng đang phải “căng mình” chiến đấu với dịch bệnh.
Thống đốc New York – ông Andrew Cuomo, phát biểu trước hàng đống vật tư y tế trong cuộc họp báo tại New York (ảnh: AP)
Video đang HOT
“Các nhà cung cấp vật tư y tế tại Mỹ đang phải “đau đầu” vì thiếu nguyên liệu thô. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nơi khác cũng phải tốn thời gian trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang bị Covid-19 tấn công và làm tê liệt sản xuất. Covid-19 ở Mỹ đang lây lan với tốc độ không thể tin nổi, các mặt hàng y tế tại các bệnh viện thì thiếu hụt nghiêm trọng”, Kaitlin Wowak – giáo sư kinh tế tại Đại học Notre Dame (Mỹ), cho biết.
“Dịch bệnh không phải là thứ cứ ném tiền vào là giải quyết được. Giống như nhiều người tiêu dùng hiện nay đi lang thang qua những gian hàng trống rỗng trong siêu thị, chính quyền các bang cũng thấy kho vật tư của họ trống trơn mà không tìm đâu được nguồn bù đắp”, bà Lisa Ellram, giáo sư kinh tế tại Đại học Miami, Ohio, cho biết.
Nhập khẩu vật tư y tế đã giảm mạnh tại Mỹ do dịch Covid-19 bùng phát khiến nền sản xuất của nhiều quốc gia bị đình trệ.
Tổng thống Mỹ – ông Donal Trump, vừa ký quyết định chi hơn 2.000 tỷ USD nhằm chống Covid-19 (ảnh: Reuters)
Các quốc gia là nguồn cung vật tư y tế lớn của Mỹ như Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Ấn Độ, Mexico hiện đang vừa phải chống dịch vừa phải lo tìm kiếm nguồn hàng cho mình.
Nhập khẩu găng tay tại Mỹ đã giảm 23% và nhập khẩu đồ bảo hộ đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2 vừa qua, không có một chiếc khẩu trang N 95 nào xuất khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ.
Hơn 1 tháng trước, nhiều chuyên gia đã cảnh báo Mỹ nên tăng tốc và tăng quy mô sản xuất vật tư y tế trong nước.
Công ty 3M – một trong những công ty sản xuất thiết bị y tế lớn nhất của Mỹ, đã đẩy mạnh sản xuất, nhưng là vào tuần trước, khi đường cong lây nhiễm virus tại Mỹ đã vồng lên thấy rõ.
Dân Mỹ xếp hàng đi mua súng trong dịch Covid-19 (ảnh: AP)
Ngày 27.3, ông Trump viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để yêu cầu công ty General Motors sản xuất máy thở cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, công việc hiện đang được gấp rút tiến hành. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những nỗ lực của Mỹ tại thời điểm này đã là quá muộn và nước này vẫn chưa giải được bài toán nguồn nguyên liệu thô.
“Ngoài việc bổ sung nguồn cung, các tiểu bang cần phải bắt tay nhau để phân bổ nguồn vật tư y tế đến những nơi thực sự cần nhất. Bơm thêm tiền cũng không giúp giải quyết được vấn đề này”, Prashant Yadav, một chuyên gia kinh tế Mỹ nhận xét.
Bà Ashley Thompson, Phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ, cho biết, khoảng 56% bệnh viện tại Mỹ không có được đơn đặt hàng khẩu trang N 95 nào vào tháng trước. Các công ty cung ứng truyền thống đã cạn kiệt thiết bị và giờ một số bệnh viện tại Mỹ đang phải chuyển sang thị trường chợ đen, nơi đầy rẫy những chiêu trò gian lận và hàng giả.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Anh: Chỉ bệnh nhân Covid-19 "có thể sống sót" mới được dùng máy thở
Anh chưa rơi vào tình trạng thiếu máy thở nhưng các bệnh viện ở London đã tính đến chuyện đánh giá những ca bệnh như thế nào thì được ưu tiên dùng máy thở hỗ trợ sự sống.
Theo Daily Mail, máy móc dùng để hỗ trợ khả năng thở cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện đang bị hạn chế về mục đích sử dụng, không phải vì thiếu về số lượng, theo Học viện Chăm sóc sức khỏe Hoàng gia, đơn vị thuộc Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS).
Đơn vị này nói "những bệnh nhân rơi vào tình trạng xấu cần máy thở trong một thời gian dài", do đó "những người này không phải ưu tiên hàng đầu".
Một chuyên gia tư vấn cấp cao của Học viện Chăm sóc sức khỏe Hoàng gia, nói với Daily Telegraph: "Khi tìm hiểu về bệnh dịch này, chúng tôi cũng hết sức thận trọng với những người cần chăm sóc đặc biệt. Bình thường, chúng tôi sẽ cố gắng cứu chữa cho tất cả mọi người, nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi".
Số ca nhiễm Covid-19 ở Anh đã tăng tới gần 20.000.
"Với Covid-19, một người cần đến máy thở sẽ phải điều trị trong vài tuần. Do đó, cần phải chắc rằng người đó sau khi được dùng máy thở sẽ trở nên khá hơn. Trì hoãn cái chết của họ 1-2 tuần không phải là điều tốt cho cả họ và xã hội".
Đơn vị này khẳng định đang tiếp tục đưa vào sử dụng nhiều máy thở hơn, đảm bảo khả năng chữa trị cho người bệnh, nhưng "vẫn phải đúng với tiêu chí trên".
Phát ngôn viên của NHS cũng cho biết: "Có hàng trăm giường điều trị tích cực ở London và hàng ngàn trên toàn quốc nên bệnh nhân nào có thể cải thiện sức khỏe nhờ đó thì sẽ được chăm sóc".
Theo thống kê mới nhất, số ca tử vong vì Covid-19 ở Anh đã tăng thêm 209, lên con số 1.228. Tổng số ca nhiễm tăng tới 19.522, thêm 2.483 ca so với ngày hôm trước.
Các ca tử vong trải dài ở độ tuổi từ 39 đến 105. Tất cả đều có bệnh nền ngoại trừ 4 trường hợp. Các chuyên gia nói chưa có dấu hiệu cho thấy dịch bệnh ở Anh đạt đỉnh và số ca tử vong ghi nhận mỗi ngày còn phụ thuộc vào thời điểm NHS công bố.
Ví dụ như một ca tử vong được công bố ngày hôm nay ở Anh, thực tế đã xảy ra từ 13 ngày trước.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Italia chiếm 1/3 số người tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu Italia thông báo thêm 756 ca tử vong trong một ngày vì Covid-19, nâng tổng số người chết ở nước này lên tới 10.779. Theo Daily Mail, Italia hiện là quốc gia có số người tử vong vì Covid-19 lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng số trên toàn cầu (33.926 người tử vong). Tổng số người nhiễm Covid-19 ở Italia lên tới...