Tình cảnh khốn khổ của người Philippines hậu siêu bão
Những người sống sót sau siêu bão Haiyan tại Philippines đang trải qua những ngày khốn khổ khi phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, không có lương thực, nước sạch. Tại thành phố Tacloban, binh sĩ phân phát từng miếng cam cho những người sống sót.
Một phụ nữ khóc ròng khi bế con nhỏ lên một trực thăng quân sự để sơ tán khỏi khu vực bị bão Haiyan tàn phán nặng nề tại tỉnh Leyte, miền trung Philippines ngày 12/11.
Hàng trăm người xếp hàng để chờ lên máy bay vận tải quân sự C-130 đi sơ tán khỏi thành phố Tacloban, một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi siêu bão.
Binh sĩ Philippines phân phát từng miếng cam cho những người đang đứng chờ để lên máy bay vận tải.
Binh sĩ Philippines cố gắng ưu tiên trẻ em và phụ nữ trong số những người đứng chờ các chuyến bay sơ tán.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên má một người đàn ông đang ngồi trong chiếc máy bay vận tải chật kín người đi sơ tán.
Video đang HOT
Quân đội Philippines đã điều các máy bay vận tải tới những khu vực bị siêu bão Haiyan tàn phá để sơ tán người dân.
Dòng người xếp hàng trong nhiều giờ để được sơ tán.
Một người đàn ông ngồi bệt dưới đất sau khi xuống một máy bay vận tải tại căn cứ quân sự Villamor ở Manila.
Những người sống sót xếp hàng để nhận lương thực viện trợ tại tỉnh Leyte.
Một người đàn ông chờ nhận hàng viện trợ tại sân bay Tacloban.
Một người đàn ông viết thông điệp kêu gọi trợ giúp lương thực tại bến cảng ở thành phố Tacloban.
Người dân tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bão Haiyan đang bị thiếu trầm trọng lương thực và nước sạch.
Một phụ nữ sống sót trong siêu bão không ngừng khóc vì mất con trong trận cuồng phong.
Một người đàn ông thẫn thờ đứng nhìn những ngôi nhà bị san phẳng vì bão Haiyan tại thành phố Tacloban.
Tổng thống Philippines Aquino cho biết ước tính 2.000-2.500 người đã thiệt mạng do bão Haiyan.
Những người sống sót bịt mũi và miệng để tránh ngửi phải mùi hôi thối bốc lên từ các thi thể nạn nhân thiệt mạng tại thành phố Tacloban.
Theo Dantri
Bước đi mới trong chiến lược quốc phòng của Nhật Bản
Nhật Bản sẽ cấp khoản vay ưu đãi cho một số tập đoàn sản xuất vũ khí để đẩy mạnh xuất khẩu máy bay quân sự. Đây là bước đi mới trong chiến lược mở rộng tiềm lực quốc phòng của Tokyo và được lần đầu tiên được áp dụng từ sau Thế chiến II.
Thủy phi cơ tìm kiếm cứu hộ US-2 là một trong hai loại máy bay quân sự đầu tiên được Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo các quan chức am hiểu về tiến trình xây dựng chính sách quân sự của Nhật Bản, chính phủ nước này đã chỉ thị cho một ngân hàng nhà nước cấp các khoản vay lãi suất thấp để giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu máy bay quân sự.
Chính sách này không chỉ giúp tăng cường khả năng tự lực của quân đội Nhật Bản, mà còn mở ra những thị trường quốc tế mới mang lại cho các nhà thầu quốc phòng ở nước này những hợp đồng béo bở hàng chục tỷ USD trong vài năm tới.
Quan trọng hơn cả là nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt mang tính cách mạng trong chính sách cấm xuất khẩu thiết bị quân sự đã được Tokyo áp dụng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Trước đây, Nhật Bản từng là một trong những nước có nền quân sự và kỹ thuận quân sự hùng mạnh. Tuy nhiên, sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ II, nước này phải thực thi Hiến pháp Hòa bình do Mỹ soạn thảo và thông qua năm 1974.
Hiến pháp quy định rõ Nhật Bản phải chấm dứt chiến tranh và không được phép phát triển lực lượng quân đội thường trực. Tất cả các đơn vị sản xuất thiết bị quân sự phải chuyển sang lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã cho khôi phục hoạt động của một số tập đoàn sản xuất thiết bị quân sự, nhưng chỉ ở quy mô nhỏ để phục vụ mục tiêu phòng vệ đơn thuần.
Nhưng với chính sách mới này, từ nay các tập đoàn này đã có thể mở rộng hoạt động để hướng tới mục tiêu xuất khẩu ra các thị trường bên ngoài. Điều này tất yếu cũng sẽ làm tăng thêm mối quan hệ căng thẳng vốn có giữa Nhật Bản với quốc gia láng giềng Trung Quốc, nước luôn phản đối mọi biện pháp tăng cường tiềm lực quốc phòng của Nhật Bản do lo ngại những xung đột có thể xảy ra ở vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông, hay nguy cơ khó có thể cạnh tranh với Tokyo trên thị trường xuất khẩu vũ khí khu vực.
Theo các nguồn tin không chính thức, trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hai loại máy bay vận tải quân sự là C-2 của Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki và máy bay đổ bộ US-2 của Tập đoàn công nghiệp ShinMaywa.
Vũ Anh
Theo Dantri
Mỹ ngừng chế tạo máy bay vận tải quân sự "ngựa thồ" C-17 Tập đoàn Boeing của Mỹ ngày 18/9 đã thông báo sẽ ngừng chế tạo máy bay vận tải quân sự chiến lược C-15 vào năm 2015 do nhu cầu sụt giảm trong bối cảnh các chính phủ cắt giảm chi tiêu. Các máy bay vận tải C-17 do Boeing chế tạo. Theo đó, Boeing sẽ đóng cửa nhà máy lắp ráp C-17 cuối...