Tình cảnh khốn khó của 3 mẹ con trong căn nhà rách nát
Bị chứng bệnh thận hư, cháu bé 9 tuổi Trần Sơn Ca phải nghỉ học vì sức khỏe yếu. Cháu rất sợ những khi không được đến trường sẽ thua sút bạn bè. Mẹ cháu chỉ biết khóc bởi chị không còn khả năng chữa bệnh cho con.
Chúng tôi cứ “ám ảnh” mãi “căn nhà” của 3 mẹ con chị Huỳnh Lệ Thủy (31 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) khi một lần đến tìm hiểu hoàn cảnh qua đơn thư cầu cứu giúp đỡ của chị. Đó là một “căn nhà” lá chưa tới…6m2, người lớn chỉ cần bước vài bước chân đã đi hết cả “căn nhà”.
“Căn nhà” của chị Huỳnh Lệ Thủy chưa tới 6m2.
Trong “căn nhà” này, người mẹ trẻ đang lo lắng cho tính mạng của đứa con trai đầu 9 tuổi bị hội chứng thận hư và còn phải lo cho đứa con trai thứ 2 vẫn còn nằm nôi đang khát sữa mỗi ngày. Chị Thủy đã khóc gần như cạn hết nước mắt từ khi vợ chồng chị thôi nhau và phát hiện cháu Trần Sơn Ca (9 tuổi) bị bệnh. Có những lúc chị ngã quỵ khi không còn khả năng cho con vào viện bởi chị tay trắng, chẳng có gì để lo được cho con trọn vẹn.
“Căn nhà” không có gì đáng giá, là nơi trú ngụ của 3 mẹ con chị Thủy.
Trò chuyện với chúng tôi trong “căn nhà” thấp đến nỗi người lớn đứng đụng cả nóc, chị Thủy cho biết, cháu Sơn Ca lúc sinh ra phát hiện bị tật ở bộ phận sinh dục. Nhưng do khó khăn nên gia đình không có điều kiện chữa trị cho cháu. Thấy chỗ dị tật ngày càng nguy hiểm nên đến khi cháu được vài tuổi, gia đình mới dành dụm, vay mượn thêm tiền đưa cháu đi phẫu thuật. Thế mà, bệnh này chưa hết, gia đình lại phát hiện cháu Ca mắc thêm chứng bệnh khác.
“Cách đây chừng 1 năm, một ngày thấy hai mắt cháu bị sưng, cháu nói tiểu khó, gia đình đưa cháu đi khám thì bác sĩ nói cháu có dấu hiệu bị bệnh thận cần lên tuyến trên khám để biết chắc là bệnh gì. Gia đình tui có tiền đâu mà đưa lên tuyến trên khám nên cứ mua thuốc cho cháu uống tạm. Rồi càng ngày thấy sức khỏe cháu càng yếu đi nên tui đành vay tiền đưa cháu đi tuyến tỉnh thì mới biết cháu bị hội chứng thận hư”, chị Thủy xót xa.
Cháu Trần Sơn Ca đang bị căn bệnh hội chứng thận hư.
Con trai nhập viện điều trị, mỗi ngày đều là nỗi lo toan đến mất ăn mất ngủ của chị Thủy. Chị Thủy sống bằng nghề làm thuê, làm mướn để nuôi con, cho con ăn học nên số tiền kiếm được rất bấp bênh. Mỗi ngày làm thuê chỉ có vài chục ngàn đồng nhưng không phải ngày nào cũng có việc làm. Vì thế ngày nào không có việc, không tiền thì mẹ con rau cháo qua ngày, chẳng dành dụm được gì. Bởi thế, để có tiền trị bệnh, chị Thủy đã phải vay mượn để cứu con, rồi nợ nần đến nay chưa trả nổi.
Đắng lòng hơn là những khi không còn khả năng cho con nằm viện, chị Thủy đành đưa con về nhà. Dù sức khỏe yếu nhưng cháu Ca lại cứ đòi đi học. “Mẹ ơi, con nghỉ học nhiều ngày con sẽ thua các bạn thì sao. Mẹ cho con đi học đi”, chị Thủy đã không cầm được nước mắt khi kể lại lời của con trai nói với chị.
Video đang HOT
Cháu Ca học lớp 3. “Căn nhà” nhỏ đến nỗi bàn thờ tổ tiên cũng là bàn học của cháu Ca.
Bà Huỳnh Thị Loan (bà ngoại cháu Ca) cho biết, cháu Ca ham học lắm. Dù còn nhỏ nhưng cháu ý thức được việc học của mình nên hàng ngày, cháu thức từ 4 giờ sáng để học bài. Vì nhà nghèo nên có lúc phải nhịn đói, nhịn khát đi học. Cháu Ca mong mỏi sẽ làm sao học giỏi nhất để không thua bạn bè, để không phụ lòng mẹ, phụ lòng ngoại. “Với bệnh tình của cháu, không biết điều trị tới đâu vì hoàn cảnh của mẹ con quá khó khăn nên tương lai của cháu ngoại tui thấy mịt mờ quá chú à”, bà Loan thở dài.
Hoàn cảnh quá khó khăn, không tiền đi tái khám, trong khi chứng bệnh thận thường xuyên hành hạ khiến sức khỏe của cháu Ca có lúc không chịu nổi. Những lúc như thế, cháu Ca lại nghỉ học ở nhà. Mẹ cháu lại ngược xuôi nhưng cũng chẳng đủ cơm gạo hàng ngày, vì thế không có điều kiện đưa cháu đi khám, đành phó mặc sức khỏe của cháu Ca cho ông trời. “Nhìn toàn thân con trai sưng cả lên, tui đau lòng lắm. Nhưng miếng ăn hàng ngày có khi còn phụ thuộc vào người thân lo qua bữa thì lấy đâu ra tiền để cho con đi trị bệnh. Nghe người ta nói bệnh tình của cháu Ca lên TPHCM để khám sẽ tốt hơn nhưng nói thiệt là tui chẳng dám mơ lên tới đó”, chị Thủy ngậm ngùi.
Cháu Ca ham học nên rất sợ những khi không được đến trường.
Trong “căn nhà” nhỏ không có gì đáng giá, bàn học của cháu ca cũng chính là bàn thờ tổ tiên. Cháu Ca lấy sách Tiếng Việt lớp 3 ra đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ, đọc được chừng vài câu đã thấy cháu thở một cách rất khó nhọc. Chị Thủy nói, những khi không đi học, hễ thấy khỏe một chút là cháu lại lấy sách vở ra học. Nỗi sợ thua sút bạn bè có lẽ ám ảnh cháu nên dù bệnh tình sống chết chưa biết ra sao, cháu Ca vẫn cố gắng học. Nhìn cháu Ca, chúng tôi thấy khâm phục cháu bé 9 tuổi có ý chí này. Nhưng với hoàn cảnh gia đình đang lâm vào cảnh bế tắc, mẹ cháu không có tiền trị bệnh cho cháu thì không biết cháu Ca có còn đủ sức để thực hiện ước mong học tập của mình.
Chị Thủy với nỗi lo không tiền trị bệnh cho cháu lớn, không tiền mua sữa cho cháu nhỏ.
Còn với chị Thủy, người mẹ trẻ này không chỉ lo cho cháu Ca, chị còn lo cho con trai thứ 2 là cháu Phúc Lợi (16 tháng tuổi) đang còn nằm nôi. Chị cho biết, khi làm có tiền hay có ai đó thương tình cho thì chị mua sữa cho con uống, còn những khi trong nhà chẳng còn gì thì chị lấy cơm nguội nấu thành cháo cho con ăn. Nhìn người mẹ trẻ ngồi ru cháu Lợi trong “căn nhà” nhỏ với gương mặt khắc khoải, bên cạnh là cháu Ca đang thở một cách khó nhọc, chúng tôi thấy nghẹn cả lòng mình.
Để chị Thủy có điều kiện lo cho các con, rất mong sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Chia sẻ thêm với chúng tôi, chị Thủy mong mỏi: “Giờ tui chỉ mong có ít tiền, để được một lần được đi lên tuyến trên khám, chữa bệnh cho cháu Ca để cháu có thể đi học tiếp”. Còn cháu Ca, cháu nói với chúng tôi, cháu mong mình sẽ không còn bị đau nhức nữa để cháu mỗi ngày đều có thể đến trường.
Với trường hợp của chị Huỳnh Lệ Thủy, ông Nguyễn Trường Giang- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng A- xác nhận, hoàn cảnh của chị Thủy là một hoàn cảnh đang gặp nhiều khó khăn ở địa phương. Vì thế qua báo Dân trí, địa phương cũng mong các nhà hảo tâm chia sẻ, giúp đỡ cho chị Thủy có điều kiện trị bệnh cho con.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1625: Chị Huỳnh Lệ Thủy, ấp Trung Hưng 3, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. ĐT: 0968 513 256 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Ăn bầu dục có bổ thận tráng dương?
Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu tình dục, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
Ảnh minh họa: Internet
Thận (bồ dục cật) nói chung (heo, bò, dê...) chứa chất đạm, béo, các chất khoáng (như Ca, P, Fe), các vitamin (A, B1, C, PP). Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu tình dục, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
Trong đó, thận heo hay được dùng hơn cả trong thức ăn và làm thuốc vì trắng hồng thơm ngon. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ bồ dục giúp tráng dương, bổ thận.
Bồ dục đỗ trọng - tráng dương bổ thận dùng cho người dương hư, di mộng tinh: bồ dục 2 quả, đỗ trọng 10g, đào nhân 30g, gừng 15g, mộc nhĩ 30g, hàn: 20g, rượu 20g, dầu ăn 50g. Bồ dục làm sạch, đỗ trọng thái sợi sao qua nước muối. Dùng dầu sao thơm đào nhân. Để chảo nóng đổ dầu vào, để dầu nóng cho gừng, hành xào thơm, sau đó cho bồ dục, mộc nhĩ, rượu xào cho chín, cuối cùng cho đào nhân đã xào trộn chung. Ăn nóng với cơm trong bữa ăn.
Bồ dục kỷ tử - bổ can thận chữa đau lưng, dương sự yếu kém: bồ dục 2 quả, kỷ tử 20g, đào nhân 20g, đường phèn 30g, dầu ăn 50g. Làm bồ dục, xào đào nhân, kỷ tử trước. Để chảo nóng cho 50g dầu ăn đợi dầu nóng cho bồ dục kỷ tử, đào nhân và đường phèn vào xào chín.
Bồ dục thung dung - bổ khí huyết can thận tráng dương: bồ dục 2 quả, đỗ trọng 20g, sinh khương 15g, nhục thung dung 15g, hành 20g, rượu 20g, giấm 20g, đường trắng 30g, dầu ăn 50g. Làm bồ dục xong để sẵn. Đun 1 lít nước với đỗ trọng, nhục thung dung xào thành một chất dịch đặc, bỏ bã lấy nước để sẵn. Đổ dầu ăn vào chảo đun nóng bỏ gừng hành xào thơm. Sau đó bỏ cật heo xào sơ rồi đổ nước thuốc trên vào với đường xào chín (dùng đường tuỳ ý).
Bồ dục phá cổ chỉ - bổ thận tráng dương: bồ dục 2 quả, phá cổ chỉ 15g, gừng 5g, hành 20g, rượu 15g, muối khoáng 6g. Làm bồ dục xong để phá cổ chỉ lên trên rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thuỷ khoảng 30 phút.
Bồ dục, đỗ trọng, lá sen - chữa thận hư đau lưng: bồ dục 2 quả làm sạch, thái nhỏ tẩm đều bột đỗ trọng: 10g. Gói lá sen hấp ăn.
Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều. Người thận khí lạnh không ăn.
BS. Phó Thuần Hương
Sức khỏe và Đời sống
Những công dụng tuyệt vời của nhãn Nhãn là loại hoa quả nhiệt đới chứa nhiều năng lượng. Ngoài công dụng sung nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt, thì nhãn còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Chống đau dạ dày Nước ép từ nhãn có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Cách làm là...