Tình cảnh của người Ấn Độ ở Trung Quốc sau vụ đụng độ biên giới đẫm máu
Trong bối cảnh nhiều người Trung Quốc ở Ấn Độ không dám ra đường giữa làn sóng tẩy chay sau vụ đụng độ ở thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, tình hình của người Ấn Độ ở Trung Quốc cũng không khá khẩm hơn.
Ảnh chụp Naresh Subnani cùng vợ và con gái (ảnh: SCMP)
Trong cả tháng 6 vừa qua, công ty dệt may của Naresh Subnani – một doanh nhân Ấn Độ – làm việc tại Thiệu Hưng, Chiết Giang không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng nào.
Một nhà hàng phong cách Ấn Độ của Naresh Subnani cũng không thấy khách lui tới nhiều như trước.
Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng quan trọng hơn cả là tình trạng căng thẳng biên giới Trung – Ấn những ngày gần đây.
Naresh Subnani, 38 tuổi nằm trong hàng ngàn người Ấn Độ tại Trung Quốc đang phải hứng chịu nhiều áp lực về kinh tế và cuộc sống khi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng đi xuống.
“Tôi nghĩ chúng ta không nên lẫn lộn thức ăn với chính trị”, Subnani nói.
Subnani nói mình đã sống ở Trung Quốc suốt 17 năm qua và chưa bao giờ doanh nghiệp của anh gặp phải khó khăn như hiện tại.
“Ấn Độ và Trung Quốc là những người hàng xóm của nhau. Họ nên đoàn kết, quan tâm và hòa thuận như hai người anh em”, Subnani nói.
Video đang HOT
Đối với những người Ấn Độ ở Trung Quốc, giấc mộng đổi đời tại Trung Hoa – nơi hứa hẹn mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ tội phạm thấp, hạ tầng tiên tiến – gần như đã chấm dứt, theo SCMP.
Subnani nói anh không được gặp gia đình từ tháng 1 năm nay, khi người vợ đưa con gái 6 tuổi trở lại Kolkata (Ấn Độ) trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Cô Dipika Kantharia đã không được gặp người chồng đang ở Trung Quốc suốt nhiều tháng nay (ảnh: SCMP)
Nhiều gia đình Ấn Độ có thành viên ở Trung Quốc đã bị ngăn cách với người thân sau khi khi New Delhi tuyên bố cấm 59 ứng dụng từ đại lục, bao gồm cả WeChat – một tiện ích liên lạc rất phổ biến.
Không ít người Ấn Độ ở Trung Quốc vẫn cố dùng WeChat để liên lạc với người thân tại quê nhà nhưng các cuộc gọi sẽ bị treo hoặc ngoại tuyến.
Nhiều công dân Trung Quốc ở Ấn Độ cũng cho rằng, việc New Delhi cấm sử dụng 59 ứng dụng của Trung Quốc là rất bất tiện. Khoảng 2.000 người Trung Quốc vẫn còn ở lại Ấn Độ.
Li Xiaoyu – một sinh viên Trung Quốc ở New Delhi – cho biết, cô bị sốc trước tin tức về biên giới và những lời kêu gọi tẩy chay Trung Quốc.
Cô Li nói rằng mình chưa gặp phải tình huống phân biệt đối xử nào ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sự thoải mái và tương tác giữa Li với nhiều người Ấn Độ xung quanh đã giảm hẳn.
Li nói mình muốn trở về Trung Quốc nhưng không thể vì lo sẽ không tiếp tục được nhập học ở học kỳ kế tiếp.
Dipika Kantharia, 46 tuổi, đang bị mắc kẹt ở Mumbai (Ấn Độ) cùng cô con gái 12 tuổi cho biết, cô chưa thể trở lại Trung Quốc do gặp khó khăn khi làm thủ tục máy bay trong bối cảnh căng thẳng Trung – Ấn gia tăng.
Kantharia nói rằng mình cùng chồng đã sống ở Thâm Quyến, Trung Quốc được 9 năm. Mehul, 44 tuổi, chồng của Kantharia đã trở về Trung Quốc từ tháng 3 và đang rất lo lắng cho vợ con.
Thủ tướng Ấn Độ bất ngờ tới biên giới hôm 3.7 (ảnh: India Today)
Ở một diễn biến khác, hôm 6.7, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra thông báo cho biết, trong cuộc điện đàm về tình hình biên giới giữa cố vấn an ninh Ấn Độ Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc, hai nước đã nhất trí nhanh chóng rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, binh sĩ Trung Quốc đã bắt đầu tháo dỡ lán trại và một số công trình xây dựng ở thung lũng Galwan – khu vực từng xảy ra đụng độ vào đêm 15.6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Một số phương tiện quân sự của Trung Quốc cũng được nhìn thấy rời khỏi thung lũng Galwan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên – cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ đang thực hiện các biện pháp hiệu quả để hạ nhiệt căng thẳng biên giới.
“Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ tuân thủ những gì đã cam kết, thực hiện các biện pháp cụ thể và tiếp tục liên lạc, hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc nhằm ổn định tình hình biên giới”, ông Triệu phát biểu.
Động thái mới của Trung Quốc ở nơi xảy ra đụng độ chết người với Ấn Độ
Quân Trung Quốc đã rút hoàn toàn khỏi thung lũng Galwan hôm 6.7, sau 61 ngày Trung Quốc và Ấn Độ leo thang căng thẳng ở vùng biên giới tranh chấp.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác ở vùng Ladakh, gần nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.
Theo tờ The Print, Trung Quốc lần này rất chủ động rút quân, việc rút lui diễn ra nhanh nhạy, không kèm theo bất cứ điều kiện hay lời cảnh báo nào.
Trong cuộc đụng độ chết người hôm 15.6, các quân nhân Ấn Độ tháo dỡ lều bạt, trạm quan sát của Trung Quốc, yêu cầu binh lính Trung Quốc rút khỏi khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở thung lũng Galwan thì bị tấn công bất ngờ.
20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ đêm hôm đó. Thương vong bên phía Trung Quốc không được công khai.
Không rõ việc rút quân có liên quan đến tình trạng nước dâng cao ở bờ sông Galwan hay đây là chủ ý hạ nhiệt căng thẳng Trung Quốc, theo truyền thông Ấn Độ.
Nước sông Galwan đang dâng cao do hiện tượng băng tan. Tình trạng này khiến cả binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc khó có thể duy trì lực lượng đông đảo trong khu vực.
Ngoài thung lũng Galwan, Trung Quốc cũng bắt đầu rút quân ở nhiều khu vực tranh chấp khác, nhưng tình hình ở hồ Pangong - nơi xảy ra ẩu đả hồi tháng 5 thì chưa có dấu hiệu tiến triển
Ước tính các binh sĩ Trung Quốc đã rút sâu khỏi các vùng tranh chấp khoảng 1,5-2km. Phía Ấn Độ cũng làm điều tương tự nhưng nguồn tin nói "sẽ rút lui ở khoảng cách ngắn hơn" so với Trung Quốc.
Cả hai nước sẽ có 72 giờ để đánh giá lại tình hình ở thực địa, xem tình hình được hạ nhiệt đến đâu để làm cơ sở cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Phía Trung Quốc và Ấn Độ cũng đồng ý về cái gọi là "vùng tiếp giáp", nơi mà hai bên không được phép xây dựng cơ sở hạ tầng hay đưa binh sĩ đến tuần tra để tránh xảy ra căng thẳng.
Phía Ấn Độ bày tỏ tin tưởng rằng hai bên có thể khôi phục lại tình hình ở vùng ranh giới như giai đoạn đầu tháng 4.
Cú đấm châm ngòi ẩu đả biên giới Ấn - Trung Trong khi hai bên tranh cãi về lều bạt dựng ở khu tranh chấp, lính Trung Quốc đấm gục đại tá Babu, mở đầu cho màn xô xát đẫm máu. 18h30 ngày 15/6, đại tá Santosh Babu dẫn đầu 20 binh sĩ dưới quyền trong tiểu đoàn Bihar 16 thuộc lục quân Ấn Độ, lên đường tuần tra và thực hiện một nhiệm...