Tình cảm vợ chồng có tốt đẹp đến đâu thì cũng đừng nói 3 điều sau đây
Nhiều phụ nữ buộc tội chồng là kẻ bất tài, bày tỏ sự khinh thường, chê trách, lên án anh ta.
Tất cả những điều đó sẽ trở thành một vết thương lòng thật sự đối với họ.
Những lời nói không đúng mực thì sẽ gây ra tai họa. Dù tai họa không xảy ra ngay thì nó cũng sẽ là mầm mống gây rắc rối trong tương lai.
Những mối nguy hại tiềm ẩn đó sẽ có thể bén rễ và nảy mầm. Nhiều người phụ nữ khiến hôn nhân rạn nứt chỉ vì vài câu nói. Bởi thế, dù tình cảm vợ chồng có tốt đẹp đến đâu, cũng có những giới hạn nhất định không được nói ra. Dưới đây là những điều phụ nữ đừng bao giờ nói với chồng, dễ gây ra hậu họa.
Trong cuộc sống, chẳng phải ai cũng hoàn mỹ và với đời sống vợ chồng cũng vậy. Đôi khi, ông chồng phạm lỗi và có sơ suất. Nhưng sơ suất đó nên được cư xử thế nào, xử lý ra sao thì chẳng phải ai cũng biết được. Phụ nữ càng buộc tội chồng thì càng khiến anh ta chán nản. Sự chán nản tính tụ cũng khiến hủy hoại lòng tự tin của một người đàn ông.
Nhiều phụ nữ buộc tội chồng là kẻ bất tài, bày tỏ sự khinh thường, chê trách, lên án anh ta.
Tất cả những điều đó sẽ trở thành một vết thương lòng thật sự đối với họ.
Thay vì phàn nàn, lên án hay buộc tội, những người vợ nên động viên, thúc giục chồng tiến về phía trước. Đó là cách không tạo ra những điều tiêu cực trong hôn nhân. Sự chỉ trích và than vãn không khiến mối quan hệ đi lên mà trái lại càng khiến vợ chồng rạn nứt.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
2. Những lời phàn nàn dành cho bố mẹ chồng
Bình thường, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ có nhiều điều không hòa hợp. Cũng bởi vì vậy mà thi thoảng, các bà vợ hay than vãn, trách móc và phàn nàn về mẹ chồng của mình. Trong thực tế, chẳng một người đàn ông nào muốn nghe vợ nói xấu về bố mẹ hết cả.
Quan điểm trong cuộc sống hai bên có thể không giống nhau, những xích mích có thể nảy sinh và nhất là khoảng cách thế hệ sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Bởi vậy, con dâu cần cư xử khéo léo hơn trong những mâu thuẫn bố mẹ chồng và nàng dâu. Sự cằn nhằn, khiếu nại hay nói xấu bố mẹ chồng chẳng thể mang đến hiệu quả mà chỉ càng tăng thêm sự xích mích mà thôi.
Nhiều người con dâu vụng về trong cách ứng xử, khi không thích thì sẵn sàng tuyên bố thẳng với bố mẹ chồng. Họ là bố là mẹ nhưng cũng có lòng tự trọng, sự tự ái. Nếu như người chồng biết được thì sẽ kéo mối quan hệ của hai đi xuống. Chẳng có ai là hoàn hảo cả, các nàng dâu hãy cố gắng nghĩ đến cái tốt của bố mẹ chồng nhiều hơn và tế nhị hơn trong chuyện bất đồng giữa cả hai.
Ảnh minh họa.
3. Đe dọa ly hôn khi xích mích
Phụ nữ đừng nên coi chuyện ly hôn là phương thức để đe dọa chồng mình mỗi khi cả hai có điều không ưng ý với nhau. Dù đàn ông có lựa chọn thỏa hiệp lần đầu hay lần thứ 2 thì sau đó họ cũng sẽ chán ngán. Lặp đi lặp lại chuyện đe dọa ly hôn sẽ chỉ càng khiến cuộc hôn nhân của hai vợ chồng mất đi giá trị mà thôi.
Đàn ông quyết đoán hơn phụ nữ. Phụ nữ nói ly hôn trăm lần vẫn có thể không hành động, chỉ là dọa. Tuy nhiên, đàn ông nói một lần thì điều đó sẽ xảy ra luôn. Sẽ chẳng thể nào ngăn cản được khi sự việc đó xảy đến. Bởi vậy, phụ nữ nên tự có ý thức giữ gìn cuộc hôn nhân của mình, đừng kéo nó xuống và biến nó thành tầm thường.
Trong cuộc sống hôn nhân, đe dọa ly hôn cũng là một điều vô cùng tối kỵ và không được thử, dùng chỉ một lần.
Nhiều người phụ nữ đau khổ chỉ vì “họa từ miệng mà ra”. Những lời nói không đúng mực, không đúng chỗ trực tiếp đe dọa cuộc hôn nhân của họ. Bởi vậy, nói gì, nói như thế nào và nói ra sao để phù hợp nhất cũng là một bài học mà tất cả cần ghi nhớ.
Nhiều người cho rằng mối quan hệ vợ chồng vô cùng thân thiết và cực kỳ bền chặt. Tuy vậy, nó vẫn có thể tan vỡ đôi khi chỉ đến từ vài câu nói. Điều gì tốt đẹp thì duy trì và đương nhiên, một thứ gì đó có tỉ lệ ảnh hưởng đến sự bền vững của hôn nhân thì tốt nhất tránh xa.
Sếp hất thẳng nước canh trong cơm trưa vào người tôi, ngay sau đó tôi làm một việc khiến chị ta phải hối hận
Chị ta sống ích kỷ, lòng dạ vô cùng hẹp hòi.
Tôi vào làm ở công ty này được 3 năm rồi. Có một điều khá đặc biệt mà tôi muốn kể là tôi và mẹ đều làm chung ở một công ty. Bố tôi mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em vất vả, cực nhọc. Mẹ tôi phụ trách ở khu vực nhà bếp của công ty được tầm hơn 8 năm. Tôi muốn vào làm ở đây vì mẹ tôi bảo môi trường tốt, ổn định, có thể giúp tôi gặt hái mức thu nhập đủ trang trải cuộc sống.
Vả lại, tôi cũng muốn được làm ở công ty của mẹ, để hai mẹ con gần nhau hơn. Em tôi giờ đang học Đại học, nhiều khi tôi còn trêu đùa là ra trường thì về đây mà làm. Nhưng biến cố xảy ra, tôi nghĩ tôi sẽ không làm ở đây lâu nữa đâu...
Ảnh minh họa.
Tính tôi khá thẳng, có gì nói nấy, tuy nhiên tôi không sống giả tạo, ích kỷ mà đối đãi với mọi người rất chân thành. Đặt đồ ăn bên ngoài hay thi thoảng tự làm bánh ngọt, tôi cũng đều chia cho mọi người. Cả phòng ai cũng quý tôi, duy nhất chỉ có chị sếp - leader là ghét tôi ra mặt. Chị này tên là B. Chị B không ưa tôi ngay từ những ngày đầu khi mới vào công ty. Trong công việc, tôi luôn muốn đem những vấn đề cả nhóm đang mắc phải ra để cùng phân tích. Song, chị B cho rằng tôi đang cố bắt lỗi, để hạ bệ chị ấy.
Chị B là người ưa nịnh, còn tôi thì không biết nói lời thảo mai, nên dĩ nhiên chẳng thể lọt mắt của chị ấy. 3 năm gắn bó với công ty, tôi chưa từng được thưởng nhân viên loại giỏi, lúc nào cũng chỉ loại khá. Đến nỗi người trong phòng ban còn bảo là quá bất công... Việc chấm loại thi đua đều là cho chị B làm. Dĩ nhiên, tôi cũng lường trước được việc này nên không quá thất vọng. Nhưng tôi vẫn cố gắng cống hiến cho công ty, hết mình vì công việc. Bởi tôi tin các cấp lãnh đạo cao hơn sẽ nhìn ra sự cố gắng này.
Chuyện tôi là con gái của người phụ trách nhà bếp, tôi giấu kín mọi người. Ở công ty, tôi cũng mong là mẹ không bị nhận những ánh nhìn soi mói. Song sự thật không giấu được quá lâu. Hồi Tết vừa rồi, có mấy người đồng nghiệp đến nhà tôi chơi, họ rất bất ngờ khi biết sự thật. Tuy nhiên tôi cũng nói anh chị xin hãy giữ bí mật, nhất là với chị B. Nếu chị ta biết, hẳn là sẽ còn cạnh khóe tôi nhiều hơn.
Vậy mà chẳng hiểu ai là người đã mách lẻo với chị B. Chị ấy suốt ngày chỉ trích, phê bình tôi. Đã vậy còn lôi mẹ tôi vào và nói rất nặng lời. Ví dụ như "Ở công ty này thì nhân viên dù có làm lâu năm, 3 năm hay 8 năm thì cũng đều có thể bị đuổi. Từ người nấu ăn, bảo vệ cho tới sếp. Làm việc cẩn thận vào!". Tôi thừa hiểu ý chị ấy là tôi và mẹ có thể sẽ bị đuổi bất cứ khi nào, đặc biệt giọng điệu cực kỳ khó chịu.
Ảnh minh họa.
Đỉnh điểm nhất là khi chị B hất thẳng nước canh trong cơm trưa vào người tôi. Bởi vì chị chê cơm ở canteen không ngon. Trong khi nhìn sang đồng nghiệp khác, ai cũng đều khen. Vả lại, ngoài mẹ tôi ra, còn nhiều người nêm nếm, làm sao mà không hợp khẩu vị với chị ấy được. Rõ ràng chị B giữ tư thù cá nhân. Sau khi bị chị ta hất nước canh vào người, tôi đứng dậy, mắt bắt đầu rưng rưng. Tôi nói thẳng:
"Tôi nói cho chị nghe, 3 năm qua tôi chịu đựng chị quá nhiều rồi. Tôi không muốn so đo chuyện chị thiên vị người khác và ghét bỏ, đánh giá thấp tôi. Nhưng đừng có lôi mẹ tôi vào. Cùng lắm là tôi nghỉ việc cho khuất mắt chị. Chứ chị tưởng chị báu bở quá à? Tiền lương, khen thưởng, môi trường làm việc... với tôi không có nghĩa lý gì hết. Chỉ có mẹ là quan trọng với tôi nên tôi vào đây làm để ngày nào tôi cũng được ăn cơm mẹ nấu. Còn chị chê thì chị đi ra ngoài mà ăn!"
Sau khi tôi "tức nước vỡ bờ", đã có một người đồng nghiệp lớn tuổi khác chỉ trích thái độ của chị B và bênh vực tôi. Tôi tin là chị ta đã hối hận, suốt vài ngày sau không than phiền, chê trách tôi nữa. Song tôi sẽ sớm nghỉ việc thôi. Gắn bó với người sếp như vậy, cả đời tôi khó ngóc đầu lên nổi...
Chê trách vợ vô tâm khi chồng nằm viện nhưng lúc tỉnh dậy thấy điều vợ làm mà ngậm ngùi hổ thẹn Người phụ nữ muốn yêu thương chồng con thì trước hết phải yêu và trân trọng chính bản thân mình. Trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng đôi khi hiểu lầm, trách móc và cãi cọ là chuyện thường tình, thật khó tránh khỏi hoàn toàn. Nhưng mấu chốt của những khúc mắc là hai người vẫn còn trân trọng nhau, cùng ngồi...