Tình cảm của hàng xóm với Bí thư Yên Bái bị sát hại
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Phạm Duy Cường được hàng xóm nhận xét là người giản dị, hiền lành, sống gần gũi.
Sáng 19.8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái mưa không ngớt do ảnh hưởng của bão Dianmu, nhiều đoàn khách nối tiếp nhau đến viếng ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái bị bắn chết tại nơi làm việc. Ước tính cả trăm ôtô chở người đến chia buồn, đỗ hàng dài dọc hai bên phố. Căn nhà 3 tầng không đủ lớn để đón khách viếng, gia đình phải mượn sân của hàng xóm, dựng rạp, xếp bàn ghế.
Nhiều cảnh sát có mặt tại đây để hướng dẫn đỗ phương tiện. Người dân đứng xem chật hai bên đường. Sáng 19.8, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đoàn Ngọc Dung, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng nhiều đoàn khách từ Trung ương đã tới chia buồn với nỗi mất mát quá lớn của gia đình ông Cường.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, chủ trì tang lễ cho hay Yên Bái nén đau buồn để lo hậu sự cho Bí thư Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn.
Nhiều người dân xung quanh cho biết trước khi việc nổ súng được công bố vào chiều 18.8, qua nhiều kênh thông tin, họ ngỡ ngàng và “không tin” ông Cường đã bị sát hại. Trong khi nghi phạm nổ súng là Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh sống cùng dãy phố, nhà cách nhau chưa đến 200m.
Bà hàng xóm Nguyễn Thị Là cho hay, gia đình ông Cường sống chan hoà, gần gũi. Các sinh hoạt tại địa phương đều tham gia, thăm hỏi láng giềng. Nguyễn Văn Mạnh, người bán trà đá gần nhà ông Cường nhận xét Bí thư Tỉnh uỷ tính giản dị, các con ngoan ngoãn.
Video đang HOT
Với Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn, nhiều hàng xóm nhận xét là người hiền lành, sống giản dị, gần gũi. “Bà con dân phố có việc nhờ vả, ông ấy đều giúp đỡ, giải quyết”, một người nói.
Chủ cửa hàng máy tính ở đối diện chia sẻ: “Ông Tuấn sống dân dã, tình cảm, thân thiện, luôn chủ động hỏi han khi gặp hàng xóm và nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của phường xã”.
Gia quyến Bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Duy Cường đau buồn trước mất mát lớn. Ảnh: Ngọc Thành
Theo cơ quan chức năng, 8h ngày 18.8, HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức kỳ họp thứ hai tại hội trường Tỉnh ủy bàn hướng phát triển kinh tế – xã hội 5 tháng cuối năm và một số nội dung khác. Nhiều lãnh đạo tỉnh đã đi làm từ sớm để chuẩn bị cho kỳ họp.
Không phải thành phần tham dự song Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh có mặt tại đây. Khoảng 7h, ông Minh vào phòng Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường (ở tầng 2), dung sung K59 bắn ông Cường nhiều phát.
Ông Minh đi sang phong cua Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngoc Tuân cach khoảng 150m và tiếp tục nổ súng. Khi hai nạn nhân bất tỉnh do trúng nhiều phát đạn, nghi can đã băn vao đâu tư sat ngay tại phòng làm việc của ông Tuấn.
Chiều cùng ngày, Bí thư Phạm Duy Cường, Chủ tịch HĐND Ngô Ngọc Tuấn và nghi can Minh đều tử vong.
Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án giết người.
Theo Nhóm phóng viên (VNE)
Vụ Bí thư Yên Bái bị bắn chết: "Không liên quan đến việc phá rừng"
Sáng nay (19.8), PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Minh - Chánh Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) về vụ việc Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái Đỗ Cường Minh bắn chết Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Ông Minh cho biết: "Chúng tôi có nắm được thông tin về vụ việc này qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự việc xảy ra ở địa phương, Chi cục Kiểm lâm thuộc tỉnh quản lý. Vì vậy, trong quá trình xảy ra sự việc trên, Tổng cục Lâm nghiệp không nhận được bất cứ báo cáo nào từ địa phương về vụ việc này, vì chúng tôi không quản lý họ. Chúng tôi cũng không có bất kỳ báo cáo hay giải trình nào về sự việc trên".
Rất đông người dân tập trung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái để theo dõi sau khi xảy ra sự việc. Ảnh: Hòa Nguyễn
Trước thông tin khẩu súng K59 mà Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái là do Bộ NNPTNT cấp, ông Minh lý giải: "Đúng là khẩu súng đó do Bộ NNPTNT cấp, tuy nhiên việc cấp súng cho họ là đúng quy định, đúng quy trình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm được phép sử dụng súng. Cái này đúng quy định của Bộ Công an".
PV Dân Việt hỏi: Có nhiều thông tin cho rằng một trong những nguyên nhân để xảy ra vụ nổ súng này liên quan đến những vụ chặt phá rừng gần đây trên địa bàn Yên Bái, cũng có một số ý kiến cho rằng liên quan đến công tác cán bộ? Ông Minh trả lời: "Vụ nổ súng giết người và các vụ chặt phá rừng là 2 chuyện khác nhau và không liên quan đến nhau, cũng không liên quan đến công tác cán bộ. Điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã cho biết trong cuộc họp báo rồi".
Nói về hành động của người đồng nghiệp trong lực lượng kiểm lâm, ông Minh nói: "Tôi nghĩ rằng đây là chuyện cá nhân. Đây quả thật là sự việc đáng tiếc".
Như Dân Việt đã thông tin: Sáng 18.8, Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đến trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái và dùng súng K59 (súng cấp cho kiểm lâm) bắn Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường trong phòng làm việc. Sau đó, Minh đến phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy nổ súng tiếp vào ông này, gây án xong Minh dùng súng tự sát. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, ông Cường và ông Tuấn bị tử vong do vết thương quá nặng, Minh cũng tử vong sau đó.
Theo Nghị định 119 năm 2006 của Chính phủ, tại khoản c, điểm 5, điều 7, chương II, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh có quyền: Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của kiểm lâm địa phương; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
Theo Danviet
Bí thư Tỉnh ủy có phải đối tượng được bảo vệ đặc biệt? Sau vụ Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường bị nghi phạm Đỗ Cường Minh bắn chết tại phòng làm việc, dư luận đặt câu hỏi: Đối với Bí thư Tỉnh ủy - người đứng đầu một địa phương - công tác bảo vệ được thực hiện như thế nào? Theo Luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP. Hà...