Tinh bột nghệ chữa đau dạ dày: Lợi bất cập hại.
Tinh bột nghệ kèm mật ong từ lâu đã là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau, sử dụng như một bí quyết để chữa bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp kiên trì sử dụng với khối lượng lớn trong vài năm mà kết quả vẫn không cải thiện, thậm chí còn đem lại nhiều mối nguy hại cho người dùng.
Nghệ vàng và mật ong, dùng hàng chục cân không khỏi bệnh
Nói về quá trình và sự cố gắng trong chữa bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng của ông Nguyễn Bá Khoản (64 tuổi, ở Linh Đàm, Hà Nội), mọi người phải dùng hai chữ “bái phục”. Gần 40 năm chung sống với bệnh dạ dày là bấy nhiêu năm ông kiên trì uống hàng yến bột nghệ và hàng lít mật ong. Tác dụng cải thiện thì có thấy, nhưng khỏi hẳn thì vẫn là ước mơ. Thực tế, những cơn đau dạ dày thỉnh thoảng vẫn hành hạ ông, khiến vị cựu quân nhân này vẫn phải thường xuyên nhờ đến những viên thuốc tây mới vượt qua được những cơn đau, và những đêm dài mất ngủ.
Trường hợp anh Mạnh Trường – giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Nội vừa phải nhập viện cấp cứu cắt bỏ 1/3 dạ dày, đã phải thốt lên “Ngày nào tôi cũng uống tinh bột nghệ vì nghĩ tốt cho dạ dày, ai ngờ?”
Số là từ khi ra trường, vì quyết tâm làm giàu, anh lao vào làm việc bất kể ngày đêm, những chuyến công tác từ sáng sớm đến tối khuya, những bữa tiếp khách liên miên và những đêm dài trằn trọc suy tính. Đến khi trở thành giám đốc doanh nghiệp thành đạt thì cũng là lúc anh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau dạ dày dữ dội. Điều trị thuốc tây mãi cũng chán, nghe mọi người khuyên, anh chuyển qua uống tinh bột nghệ, mật ong. Thấy bệnh đỡ nên anh chủ quan lại lao vào công việc và sau 1 bữa tiếp khách, anh đã phải vào viện cấp cứu và được chẩn đoán thủng dạ dày. Tại đây, khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày, bác sĩ đã vét ra được rất nhiều cặn tinh bột nghệ tại các ổ loét trong niêm mạc dạ dày của anh.
Bột nghệ mật ong – dùng hàng chục cân vẫn không khỏi bệnh
Nghệ đen – chống chỉ định với bệnh viêm loét dạ dày
Theo Dược sĩ Lê Kim Phụng, Khoa y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP HCM, nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng trong chữa bệnh viêm loét dạ dày. Vì nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh mà còn làm cho bệnh đau dạ dày diễn biến nặng hơn.
Do có tính chất thông huyết, phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương mà ngược lại, chúng còn làm cho việc điều trị viêm loét dạ dày trở nên khó khăn hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, nếu người bệnh không được cấp cứu kịp có thể dẫn đến tử vong.
Nano Curcumin – giải pháp đột phá cho bệnh nhân viêm loét dạ dày
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, hoạt chất có tác dụng chữa viêm loét dạ dày trong bột nghệ vàng là Curcumin. Tinh bột nghệ đang bán tràn lan trên thị trường phần lớn chỉ là bột nghệ được sản xuất thủ công ở các hộ gia đình nhỏ lẻ nên hàm lượng Curcumin chỉ khoảng 3%
Ngoài ra, tinh bột nghệ thì hàm lượng Curcumin cũng không có chỉ tiêu đo đếm chính xác, không có định lượng chuẩn khi sử dụng, người dùng chỉ ước lượng bằng cảm quan, bảo quản bằng bao gói gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm… Đó là một lý do khiến tinh bột nghệ gần như không mang lại hiệu quả
Đó là chưa kể do sản xuất thủ công, không thể loại bỏ tạp chất có hại cho sức khỏe trong củ nghệ, lại dễ bị lẫn vi khuẩn, nấm mốc, bụi bên ngoài nên bột nghệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho đường tiêu hóa
Tại các nước tiên tiến trên thế giới, bệnh nhân viêm loét dạ dày thường sử dụng các viên nang Curcumin tinh khiết và từ năm 2005 đến nay là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ Curcumin với độ hấp thu tối đa, phá vỡ rào cản về độ tan và hấp thu của Curcumin thường
Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Viêt Nam (Viện HLKHVCNVN) là đơn vị đầu tiên chuyển giao thành công đề tài nghiên cứu để đưa Nano Curcumin tới tay người bệnh thông qua chế phẩm viên nang mềm CumarGold
Tại hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ Nano trong y dược học – Bước đầu ứng dụng Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh” do Hội Nội khoa VN và Viện HLKHVCNVN tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/10, đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia y tế, bác sĩ, dược sĩ tới từ các bệnh viện lớn đã được nghe PGS. TS Phạm Hữu Lý, phỏ chủ tịch hội đồng khoa học, Viện HLKHVCNVN giới thiệu về các nghiên cứu chứng minh Nano Curcumin có độ hấp thu và sinh khả dụng lên tới 85-95%, mang lại hiệu quả điều trị gấp 40 lần tinh nghệ thường.
GS.TS Nguyễn Khánh Trạch chủ trì buổi hội thảo về Nano Curcumin
Cũng tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, nguyên trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Công nghệ nano giúp tạo ra các hạt tiêu phân Curcumin kích thước siêu nhỏ, hấp thu nhanh vào máu và xâm nhập tốt vào các tế bào bệnh lý, mang lại hiệu quả điều trị vượt trội cho các bệnh nhân ung thư, viêm loét dạ dày”
Theo PGS.TS Phạm Hữu Lý, Việt Nam đã trở thành nước thứ 10 sản xuất thành công Nano Curcumin, với chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ, nguồn nguyên liệu này đã được chuyển giao cho một công ty dược phẩm trong nước sản xuất và đưa tới tay người dùng trong tháng 9/2013 dưới tên thương mại CumarGold với giá thành chỉ bằng 1/5 các sản phẩm Nano Curcumin đang bán tại Mỹ.
Theo VNE
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách: lợi bất cập hại
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là phương pháp lưu giữ thực phẩm được hầu hết bà nội trợ áp dụng hiện nay. Thế nhưng, nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây nguy hiểm sức khỏe.
"Hỏng" đồ ăn vì lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu
Nhà ở cách nơi làm việc hơn 20km nhưng chị Hoa, nhân viên kinh doanh của một công ty du lịch ở Tp.HCM vẫn dậy từ sáng sớm, tranh thủ đi chợ rồi đi làm đến tận tối mới về. Từ khi mang bầu, ốm nghén nhiều chị không đi chợ hàng ngày nữa, chị thường tranh thủ ngày nghỉ chủ nhật đi mua thực phẩm về sơ chế ăn cả tuần. Công việc ở công ty cùng với việc nhà, bầu bí rồi con nhỏ chị đã hình thành thói quen đi chợ một lần ăn cả tuần trong tủ lạnh.
Vậy nhưng, nhiều hôm lười nấu vợ chồng chị lại dẫn nhau đi ăn cơm quán để chỗ thức ăn còn sang đến tuần sau. Hậu quả là, đã có lần cả nhà bị đi ngoài, tiêu chảy do sơ ý ăn phải thức ănquá hạn sử dụng.
So với chị Hoa thì chị Lan ở Thanh Trì, Hà Nội có nhiều thời gian hơn song chị lại quá lạm dụng vào tủ lạnh bảo quản thức ăn. Trước đây, nhà chưa có tủ bảo quản thực phẩm, chị đều đặn đi chợ mỗi ngày chế biến thức ăn tươi sống. Không có tủ nhiều khi thức ăn thừa phải bỏ đi rất lãng phí, chị mua tủ lạnh mục đích tiện việc lưu giữ thức ăn nhưng lại lạm dụng dùng không đúng cách. Nghĩ rằng để thức ăn vào tủ là an toàn nên món gì chị cũng cho vào tủ.
Từ ngày có tủ, thực hiện chính sách nấu một lần ăn cả ngày cho đỡ vất vả mà lại tiết kiệm. Mưa cũng như nắng, đi chợ về chị để nguyên cả bọc thực phẩm sống cho vào tủ còn thức ăn chín chị bỏ hộp không bọc, không nắp đậy để vào tủ bảo quản, đồ sống đồ chín để cùng ngăn... Chính sự chủ quan trong bảo quản thực phẩm, lâu lâu trong nhà lại có người bị tiêu chảy. Lần gần đây nhất, nạn nhân chính là chị, thức ăn để trong tủ đã 3 ngày chị không nấu lại mà lấy ra ăn luôn nên đã bị đi ngoài.
Ảnh minh họa
Lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Tủ lạnh rất tiện lợi giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, tiết kiệm thời gian đi chợ, tránh lãng phí thức ăn dư nhưng nếu dùng không đúng cách về nhiệt độ, vệ sinh thì tiện lợi sẽ biến thành hại.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia thì bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Việc bảo quản thức ăn trong tủ chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, quá thời hạn thực phẩm mất chất dinh dưỡng và không còn đảm bảo vệ sinh.
Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn được coi là an toàn, giảm thiểu nguy vi khuẩn thâm nhập gây ngộ độc. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể cho vào tủ lạnh và mỗi loạn thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ khác nhau. Những thức ăn dễ bị hư hỏng như thịt, cá, gà, vịt, các sản phẩm bơ sữa,...
Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu...
Tiến sĩ Lâm cũng khuyến cáo, thực phẩm bảo quản tủ lạnh không đúng cách chính là mầm gâyngộ độc. Các vi khuẩn gây ngộ độc sẵn có trong các thực phẩm tươi sống, trong nguồn nước, trong dụng cụ chế biến không vệ sinh. Những vi khuẩn này thâm nhập vào cơ thể sẽ gây sốt, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn; rất nguy hiểm bởi chúng có thể nhiễm vào đường máu gây nhiễm khuẩn toàn thân nặng hơn.
Ngộ độc thực phẩm có nguy cơ rất cao do các thực phẩm nhiễm từ môi trường xung quanh và quá trình chế biến không đủ nhiệt hoặc bảo quản không tốt sau khi nấu. Ngoài việc làm sạch, nấu chín thực phẩm, làm sạch dụng cụ chế biến, bàn tay người chế biến cũng cần được đảm bảo không là nguồn nhiễm bẩn cho thực phẩm.
Ảnh minh họa
Vì vậy, bảo quản thực phẩm đông lạnh cần tuân thủ nguyên tác vệ sinh. Trước khi bảo quản cần rửa sạch, thay túi giấy gói khác. Không để chung các loại thực phẩm tươi sống với đồ đã nấu chín. Những thực phẩm có nước như cá, thịt nên bọc kín để ở ngăn cuối cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn. Không để hoa quả cùng với rau bởi vì một số loại quả có tính thải gas, ethylen làm rau củ nhanh hư.
Mỗi loại thực phẩm mà có thời gian bảo quản khác nhau. Đối với thịt cá muốn để lâu nên để ở nhiệt độ từ 0 - 4 độ C, trứng sống còn nguyên vỏ ở nhiệt độ 0 - 7 độ C có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần, rau có thể bảo quản được 10 ngày nếu bỏ hết là sâu, dập, cắt bỏ phần dễ, rửa sạch cho vào bao xốp, túi bọc kín để ở ngăn mát tủ lạnh.
Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.
Theo VNE
Quy tắc ăn uống cho người mắc bệnh đau dạ dày Người bị bệnh đau dạ dày nên tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh,...), các loại thực phẩm có độ a-xít cao (cam, bưởi...), nên ăn thức ăn mềm, không nên ăn quá no, nên nhai kỹ khi ăn... Dưới đây là...