Tỉnh Bình Dương ‘phớt lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng
Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền lợi cho người dân nhưng đã 5 năm Bình Dương &’lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng.
Từ năm 2010 đến nay, Văn phòng Chính phủ (VPCP) nhiều lần truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ (TTCP), giải quyết khiếu nại của ông Hồ Văn On (phường An Bình, thị xã Dĩ An). Tuy nhiên, đến nay đã gần 5 năm nhưng Bình Dương &’lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng. Vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm trong khi ông On ở tuổi gần đất xa trời vẫn phải mòn mỏi đi khiếu nại.
Tự dưng bị “tranh chấp” rồi mất đất
Theo trình bày của ông On, gia tộc ông có khu đất rộng gần 23.800 m2, trong đó có 16.800 m2 nằm ở xã An Bình, huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An) và phần còn lại nằm ở phường Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP.HCM). Đất này ông nội ông sử dụng từ trước năm 1975 để lại và gia tộc ông quản lý, sử dụng liên tục phần đất trên. Năm 1995, một người trong gia tộc họp mặt và lập tờ cam kết phân chia, trong đó ông On được chia hơn 5.000 m2 đất tại Bình Dương… Tờ phân chia được UBND xã An Bình xác nhận tháng 2-1996.
Khu đất của ông Hồ Văn On. Ảnh: Nguyễn Đức.
Sau khi nhận đất, ông On san lấp, xây nhà và sinh sống tại đây. Nhưng tháng 3/1997, UBND thị trấn Dĩ An lập biên bản việc xây dựng trái phép và yêu cầu ông On ngưng xây chờ quyết định giải quyết tranh chấp đất.
Không rõ kết quả giải quyết ra sao nhưng đến năm 2001, chủ tịch UBND huyện Dĩ An lại ban hành hàng loạt quyết định “chia” đất của ông On và nhiều người trong gia tộc cho người lạ, không theo tờ phân chia. Trong đó, có hơn 4.700 m2 diện tích đất ông On đang quản lý, sử dụng bị huyện Dĩ An “lấy” và công nhận cho một người khác. Khó hiểu trước các quyết định này, ông On và nhiều người trong gia tộc gửi đơn khiếu nại đến cấp tỉnh nhưng sau đó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương bác khiếu nại. Không đồng tình, ông On và người thân tiếp tục khiếu nại.
Video đang HOT
85 tuổi, ông On vẫn mòn mỏi đi khiếu nại UBND tỉnh Bình Dương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh: Nguyễn Đức.
Huyện, tỉnh ra quyết định trái luật
Tháng 5/2008, VPCP truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, giao TTCP chủ trì, phối hợp với tỉnh Bình Dương kiểm tra lại nội dung khiếu nại, đối thoại với các bên để làm rõ và giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định.
Sau đó TTCP đề nghị Thanh tra Bộ TN&MT tham gia đề xuất giải quyết tranh chấp. Tháng 5-2009, Thanh tra Bộ TN&MT có văn bản khẳng định việc ông On sử dụng đất do ý nguyện của người trực tiếp sử dụng đất lúc đó. Ông On không tự lấn chiếm hay tranh chấp và thực tế sử dụng đất liên tục từ năm 1995. Vì vậy, Nhà nước xem xét công nhận quyền sử dụng đất đang tranh chấp cho ông On là phù hợp với nguồn gốc và diễn biến quá trình sử dụng, phù hợp với thỏa thuận của thân tộc.
Đến tháng 8-2010, TTCP có kết luận nêu rõ việc ông On khiếu nại huyện Dĩ An là có căn cứ. Việc ông Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành các quyết định công nhận các quyết định của chủ tịch UBND huyện Dĩ An là không phù hợp. Cụ thể, các quyết định của chủ tịch UBND tỉnh cả về hình thức và nội dung đều trái pháp luật. Ngoài ra, năm 2009, chủ tịch UBND huyện Dĩ An lại cấp giấy đỏ (diện tích trên 4.300 m2) cho một người (rồi sau đó người này bán tiếp cho bảy người khác) là không bình thường, trái với quy định.
Từ đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương hủy các quyết định trái luật của chủ tịch UBND huyện Dĩ An và chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đồng thời ra các quyết định thu hồi giấy đỏ cấp vào năm 2009 và công nhận tờ cam kết phân chia đất của gia tộc ông On theo quy định. Cạnh đó, chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với chủ tịch UBND huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An) việc cấp giấy đỏ năm 2009 trong khi vụ việc đang có khiếu nại, chưa được TTCP kết luận.
Bình Dương sẽ thực hiện theo chỉ đạo
Ngày 24-4, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo VPCP cho biết trách nhiệm giải quyết vụ việc này thuộc thẩm quyền chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều lần rồi thì với kết luận rất rõ ràng của Thủ tướng mà địa phương vẫn chưa giải quyết xong là quá chậm trễ, gây bức xúc cho người dân.
Cùng ngày, trả lời Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết khiếu nại của ông On đã trải qua nhiều năm, qua nhiều thời kỳ lãnh đạo. Không phải UBND tỉnh chậm trễ không thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và kết luận của TTCP mà do vụ việc có nhiều vướng mắc phát sinh. Mới đây, ngày 21-4, chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở TN&MT tỉnh, UBND thị xã Dĩ An làm các quy trình, thủ tục để thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai cho người khác, trả lại đất cho ông On theo chỉ đạo của Thủ tướng và kết luận TTCP.
85 tuổi vẫn mòn mỏi chờ
Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của TTCP tại kết luận vào năm 2010 và giao chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả lên Thủ tướng. Sau đó VPCP có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở UBND tỉnh Bình Dương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Tôi đã 85 tuổi, sức khỏe đã yếu mà không biết khi nào khiếu nại của tôi được giải quyết, dù TTCP và Thủ tướng đã có kết luận, chỉ đạo nhưng tôi không biết phải đợi đến bao giờ.
Theo Pháp Luật
Thủ tướng: Kéo dài thêm 5 năm chương trình làm nhà vượt lũ ĐBSCL
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2 đến hết năm 2020.
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 17% dân số, đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội; có tiềm năng về đất đai, sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện còn bất cập. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm bị tác động bởi lũ thượng nguồn sông Mê Kông, thời gian ngập lũ kéo dài, đây là khó khăn và cũng là lợi thế cần khắc phục, khai thác để chung sống với lũ đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển bền vững. Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là một trong những giải pháp để chung sống với lũ.
Hết 2014, tổng số vốn đã cấp cho chương trình đạt gần 3000 tỷ đồng.
Qua hơn 14 năm Chương trình giai đoạn 1 và 2 đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra để chung sống với lũ, mang lại hiệu quả rõ rệt, gần 200.000 hộ dân vùng ngập lũ được bố trí chỗ ở ổn định, góp phần hạn chế được thiệt hại trong mùa mưa lũ, nhất là thiệt hại về người, ổn định sản xuất, đời sống, giáo dục, y tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chương trình giai đoạn 2 đã triển khai tôn nền, đắp bờ bao 178 cụm, tuyến dân cư (174 cụm tuyến đã hoàn thành đạt 97% kế hoạch), hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong cụm tuyến đạt 90%, đảm bảo an toàn cho 49.540 hộ dân (đạt 88%), di dời 27.185 hộ vào ở trong các cụm, tuyến (đạt 76%). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2 còn hạn chế như tiến độ chậm, số hộ dân vào ở trong cụm, tuyến dân cư chưa đạt kế hoạch đề ra; tính bền vững chưa cao, chưa tạo sinh kế ổn định cho người dân trong các cụm tuyến dân cư.
Để phát huy kết quả đã đạt được cũng như khắc phục hạn chế trên, Thủ tướng đồng ý tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2 đến hết năm 2020.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hoàn thành các nội dung của Chương trình giai đoạn 2 đã được Thủ tướng phê duyệt, bảo đảm hoàn thành trong năm 2015 (hoàn thành công tác tôn nền, xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, cho các hộ dân thuộc đối tượng Chương trình giai đoạn 2 chưa xây dựng nhà ở được tiếp tục vay vốn theo quy định để xây dựng nhà ở trong cụm, tuyến dân cư).
Đồng thời, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan rà soát cụ thể số hộ phát sinh tương tự đối tượng thuộc Chương trình giai đoạn 2, tổng hợp, đề xuất, báo cáo Thủ tướng phê duyệt để tiếp tục đầu tư các cụm, tuyến dân cư, giải quyết nhu cầu ổn định chỗ ở cho các hộ dân ở vùng ngập lũ, vùng sạt lở nguy hiểm.
Thủ tướng cũng đồng ý phương án kéo dài thời gian trả nợ thêm 3 năm đối với các hộ nghèo và cận nghèo chưa trả được nợ vay mua nền nhà bằng nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc Giai đoạn 1 của Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
P.Thảo
Theo Dantri
Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh để có ngày toàn thắng Chiều 22-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật đại diện Cựu chiến binh và Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động, vui mừng được gặp gỡ các đại diện cựu chiến binh, cựu TNXP; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn trân trọng,...