Tỉnh Bình Định cấm xuất titan thô
Ngày 27/03, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản việc nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển ti tan thô ra khỏi địa bàn tỉnh.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 28/3/2012, tỉnh Bình Định nghiêm cấm các tổ chức, cá mua bán, vận chuyển ti tan thô (quặng thô chưa qua chế biến, không đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định) ra ngoài tỉnh mà chỉ được được phép mua bán ti tan thô với các nhà máy chế biến ở trong tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn, Công ty cổ phần Cảng Thị Nại, Công ty cổ phần Tân Cảng Miền Trung tiếp tục tổ chức thực hiện việc không làm thủ tục bốc xếp ti tan thô tại các cảng.
Nạn khai thác titan lậu vẫn tràn lan.
Công an, Sở Giao thông Vận tải và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định… phối hợp, tăng cường lực lượng trên các trục giao thông và tại các vùng giáp ranh ở cuối tỉnh, nhất là tại khu vực tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên để kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển, mua bán ti tan thô trái phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây UBND tỉnh Bình Định có chỉ thị cấm xuất titan thô ra ngoài tỉnh. Lần trước vào cuối năm 2011, khi nạn mua bán, khai thác, vận chuyển titan trái phép diễn ra rầm rộ, công khai. Hầu hết số titan trái phép này đều bị xuất lậu ra nước ngoài.
Tuy nhiên, sau quyết định cầm lần thứ nhất của UBND tỉnh Bình Định, tình trạng khai khai thác, vận chuyển titan trái phép chỉ lắng xuống một thời gian rồi lại tái phát. Từ sau Tết Âm lịch đến nay, nạn khai thác, vận chuyển titan trái phép lại bùng phát tại các xã Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải… của huyện Phù Cát. Hầu hết số titan khai thác trái phép này đều được chở vào các cảng ở TP Quy Nhơn để tiêu thụ.
Video đang HOT
Theo Bee.net.vn
Titan "lậu"... phơi trên tỉnh lộ
Trong vòng hai năm trở lại đây, tình trạng người dân khai thác titan trái phép diễn ra ngày càng rầm rộ tại các xã Cát Thành, Cát Khánh, Cát Hải của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Mặc dù chính quyền địa phương đã vào cuộc nhưng do cách làm không kiên quyết, không duy trì thường xuyên nên nạn khai thác titan trái phép liên tục tái diễn.
Khai thác titan trái phép là giấc mơ đổi đời
Đầu tháng 3/2012, dọc theo tuyến tỉnh lộ 639 qua địa bàn xã Cát Thành, Cát Khánh... chất đầy những đống titan thô đã được đầu nậu thu gom. Nhiều người còn chở titan đem về để trong vườn nhà chờ xuất bán. Tại thôn Chánh Thiện (xã Cát Thành), không khí khai thác titan trái phép diễn ra rất rầm rộ. Từ tỉnh lộ 639, chỉ cần tiến về phía rừng dương chừng 10 m đã bắt gặp những người dân khai thác titan.
Chị Lan, một phụ nữ khai thác titan trai phép, tâm sự: "Trong năm 2011, hồ chứa nước Chánh Hùng (xã Cát Thành) tạm ngừng hoạt động để sửa chữa, đồng ruộng bị thiếu nước phải bỏ hoang hàng trăm ha, chúng tôi sợ thiếu đói nên đi khai thác titan để kiếm tiền mua gạo. Thời điểm đó, titan còn nhiều, giá mua cũng cao, từ 1.200 - 1.500 đồng/kg nên tôi có thể kiếm được từ 300.000 đến 500.000 đồng/ngày. Bây giờ thì chính quyền làm căng nên giá titan có thấp nhưng cũng kiếm được dăm ba trăm ngàn. Tiền nhiều vậy mà không bị ai bắt bớ thì làm sao mà chả ham".
Titan trùm bạt ven tỉnh lộ
Chị Yến, bạn "tác chiến" với chị Lan, cho biết: "Từ ngày khai thác titan, gia đình tôi sống "thong thả" hẳn ra. Tiền học cho con, tiền đóng góp cho Hội nông dân, phụ nữ, thuế... đều được chúng tôi đóng tất tần tật, không thiếu một xu. Ở đây nhân công người ta trả rẻ lắm, đi xới cỏ, cuốc đất... quần quật cả ngày cũng chỉ kiếm được 60.000 đồng/ngày. Đi khai thác titan ít nhọc sức hơn mà kiếm được gấp 4 đến 5 lần số tiền được trả cho một ngày công nên ai cũng bỏ ruộng đồng cả rồi. Tôi cố gắng làm vài tháng để kiếm tiền mua thêm xe máy cho con đi học".
Khai thác titan...trộm.
Người khổ nhất ở thôn Chánh Thiện (xã Cát Thành) bây giờ là ông Trưởng thôn Nguyễn Văn Thanh. Vừa ngồi vào "chiếc ghế" Trưởng thôn chưa được nửa năm phải chịu cảnh "trên đe dưới búa". Lỗi để dân khai thác titan trên địa bàn bị cấp trên giáng xuống cho ông nhưng đi đến nhà vận động dân bỏ khai thác titan trái phép thì chẳng ai nghe.
Cái lý mà người dân đối đáp với ông Thanh là "titan trên đất ông bà mình nhưng bao năm nay doanh nghiệp khai thác mang đi đâu hết? Cả làng có ai được lợi gì đâu, đường xá thì bị hư hỏng, rừng phòng hộ dân mình trồng thì người ta phá nát! Chúng tôi đi mót lại để kiếm tiền chứ làm gì đâu mà cấm". Ông Thanh có đem pháp luật ra giải thích thì người dân cũng không nghe, có người lịch sự hơn thì ậm ừ cho qua chuyện rồi thì "người nào có việc người nấy"!
Ông Thanh cho biết: "Hầu như tất cả người trong làng, ai cũng đi đào bới titan. Dân nông thôn làm nông, làm thuê thu nhập rất thấp, ngày công mà được chừng ấy tiền thì họ có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Bây giờ giấc mơ đó đang hiện ra trước mắt, họ kéo nhau đi đào titan trái phép thì khó mà cản được".
Buôn lậu lộng hành
Theo ông Mai Văn Bé, Phó chủ tịch UBND xã Cát Thành, giữa năm 2011, trên địa bàn có 2 băng nhóm tranh nhau thu mua, bảo kê cho người dân khai thác titan trái phép. Ban đầu 2 nhóm này cũng có đụng độ, tranh giành lãnh địa nhưng sau đó lại bắt tay nhau, phân chia địa bàn để thu mua.
Khu vực thôn Hóa Lạc, Chánh Hóa do các đối tượng Nguyễn Văn Công, Phạm Đình Nhi... cầm đầu, còn khu vực thôn Chánh Thiện do Đặng Văn Kìm, Nguyễn Thị Hoa ... thu gom. Hầu hết titan khai thác trái phép tại Phù Cát đều được bán cho những đầu nậu và sau đó được chở vào các cảng ở Quy Nhơn tiêu thụ.
Ông Bé cho biết: "Thời gian đầu, một số đầu nậu sử dụng xe cơ giới để vận chuyển titan, nhưng về sau thì dùng cả thuyền máy, sõng, thuyền thúng, tàu đánh cá... để "tránh mặt" lực lượng chức năng. Những đối tượng này rất hung hãn, sẵn sàng chống lại lực lượng chức năng của địa phương, tẩu tán tang vật để thoát thân. Lực lượng chức năng mỏng nên rất khó đối phó với những đối tượng vận chuyển titan trái phép, nhất là khi người dân địa phương là tai mắt của bọn chúng".
Xe ben bốc titan một cách ngang nhiên.
Gần đây, tại thôn Hóa Lạc (xã Cát Thành), tổ công tác của huyện Phù Cát và xã Cát Thành phát hiện xe tải 77L 2629 do Tạ Văn Quynh (trú ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) điều khiển, vận chuyển titan trái phép. Khi tổ công tác yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tài xế liền đổ titan xuống lòng đường, rồi khóa cửa ca-bin và bỏ trốn khỏi hiện trường.
Chỉ sau 2 hôm , đối tượng Phạm Đình Nhi (1970- ở thôn Chánh Hóa, xã Cát Thành) điều khiển xe tải độ chế 77K 6882 chở titan tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng xã Cát Thành phát hiện. Khi bị Tổ công tác xã yêu cầu dừng xe thì Nhi không chấp hành, tiếp tục tăng tốc xe để bỏ chạy ra bìa rừng và đổ titan xuống để chạy trốn...
Hiện mỗi ngày có từ 300 đến 500 người trong xã đi khai thác titan trái phép. Mỗi đêm có 3 đến 4 xe chở titan thô, mỗi xe chở khoảng 30 đến 40 tấn thì số titan bị bọn buôn lậu thu gom hơn 100 tấn mỗi đêm. Đến tháng 3/2012, UBND xã Cát Thành đã có danh sách lên đến 29 đầu nậu thu mua titan thô trái phép.
Đối tượng buôn lậu thì tinh quái, dân không nghe lời vận động, tuyên truyền, các cơ quan chức năng ở địa phương ra tay thiếu kiên quyết, vậy xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác titan trái phép bằng cách nào?
Theo Bee.net.vn
Đánh sập 67 điểm khai thác than thổ phỉ Trong chiến dịch triệt phá hoạtộng khai thá, Công an tỉnh Quảng Ninh phố hợp với các lực lượng chức năngịa phươngã triệt phá 67m tái khai thác than trái phép, 8m tập kết than, bắt giữ, xử lý 39 xe ô tô vận chuyển than trái phép... Chiều 12-3, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 ngày 10 và 11-3,...