Tình báo Ukraine tuyên bố nắm rõ mọi khu vực chứa vũ khí hạt nhân Nga
Tổng cục Tình báo Chủ chốt(HUR) của Bộ Quốc phòng Ukraine biết rõ tất cả các địa điểm chứa vũ khí hạt nhân ở Nga và đang giám sát các hoạt động tại đó.
Phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk, Nga. Ảnh: Reuters
Theo tờ New Voice of Ukraine, thông tin trên do người phát ngôn tình báo quân đội Ukraine Vadym Skibitsky cho biết trên đài truyền hình quốc gia hôm 2/1.
Ông Skibitsky nói: “Đầu tiên, chúng tôi biết tất cả các địa điểm chứa vũ khí hạt nhân. Thứ hai, chúng tôi biết số lượng và vị trí của các phương tiện mang vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật. Chúng tôi liên tục theo dõi mọi chuyển động của tất cả phương tiện này. Chúng tôi theo dõi các biện pháp tích cực mà Tổng cục trưởng Tổng cục 12 của Bộ Quốc phòng Nga (phụ trách quản lý và kiểm soát việc bảo trì, phát triển và hoạt động của kho vũ khí hạt nhân Nga) có thể tiến hành hoặc đang tiến hành. Chính cơ quan này chịu trách nhiệm chuẩn bị và lắp đầu đạn hạt nhân vào vũ khí”.
Ông Skibitsky nói rằng Ukraine có kinh nghiệm giám sát, tình báo về các cuộc tập trận chiến lược và quân sự khác của lực lượng hạt nhân, được tổ chức từ năm 2014 trở về trước.
Quan chức này nói: “Chúng tôi biết tất cả các vấn đề về quy trình. Do đó, HUR của Ukraine liên tục theo dõi thành phần hạt nhân của lực lượng vũ trang Nga”.
Theo ông Skibitsky, Điện Kremlin tiếp tục thực hiện các biện pháp thông tin nhằm cảnh báo và chứng minh khả năng họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ông Skibitsky cũng đảm bảo rằng Ukraine có một hệ thống cảnh báo liên quan và quân đội Ukraine đang cố gắng tìm ra tất cả các dấu hiệu cho thấy Nga chuẩn bị cho khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc triển khai vũ khí hạt nhân gần Ukraine hơn.
Video đang HOT
Vào tháng 9, các quan chức tình báo Ukraine cho rằng nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào Ukraine ở một thời điểm nào đó là rất cao, ngay cả khi điều đó khó xảy ra trong thời gian gần.
Trước đó, ngày 7/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân gia tăng, song khẳng định sẽ không đe doạ sử dụng loại vũ khí này một cách liều lĩnh mà chỉ dùng vũ khí hạt nhân để trả đũa.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định những cảnh báo liên tiếp của ông về kho vũ khí hạt nhân Nga không phải là yếu tố kích động leo thang xung đột, mà là yếu tố răn đe. Người đứng đầu Điện Kremlin cũng tuyên bố nước này chỉ coi kho vũ khí hạt nhân của mình là phương tiện để trả đũa, không phải để sử dụng trước.
Ông Putin khẳng định Nga sẽ bảo vệ lãnh thổ và các đồng minh bằng tất cả các phương tiện có sẵn, đồng thời cáo buộc Mỹ mới là nước đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại các quốc gia khác.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ làm mọi thứ để ngăn chặn Chiến tranh thế giới thứ 3 và thảm họa hạt nhân.
Đầu tháng 12/2022, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, ngay cả khi bắt đầu bằng vũ khí thông thường, đều có khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Do đó, cần phải tránh kịch bản này bằng mọi giá.
Các nhà phân tích cho rằng kịch bản vũ khí hạt nhân được sử dụng trên chiến trường Ukraine vẫn khó xảy ra, bởi nó chứa đựng quá nhiều rủi ro về cả quân sự và chính trị.
Triều Tiên bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Quân đội mới
Cùng với việc tiến hành cải tổ các quan chức quân sự hàng đầu, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới và tăng cường kho vũ khí hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị của Ủy ban Trung ương đảng Lao động, tại Bình Nhưỡng, ngày 31/12/2022. Ảnh: KCNA/Reuters
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo từ Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA ngày 1/1/2023 cho biết, Triều Tiên đã tiến hành cải tổ các quan chức quân sự hàng đầu, trong đó có việc thay thế Bí thư Ủy ban Trung ương đảng Lao động cầm quyền kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội mới
Cùng với việc thông báo kết quả phiên họp toàn thể quan trọng của Đảng Lao động Triều Tiên, KCNA cho biết ông Pak Jong-chon đã bị thay thế và cựu bộ trưởng quốc phòng, ông Ri Yong Gil được bầu làm Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK).
Triều Tiên không đưa ra lý do thay thế ông Pak Jong-chon, người đã được thăng hàm nguyên soái quân đội Triều Tiên vào tháng 10 năm ngoái sau khi trở thành tướng 4 sao vào năm 2019.
Cũng theo thông báo của KCNA, ông Kang Sun-nam được bổ nhiệm làm tân bộ trưởng quốc phòng và ông Pak Su-il, Bộ trưởng An sinh xã hội, được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA), thay thế ông Ri Thae-sop. Thay vào đó, Ri Thae-sop được bổ nhiệm làm bộ trưởng công an.
Hội nghị toàn thể Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh do KCNA công bố ngày 1/1/2023.
Theo các nhà quan sát Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành những cuộc cải tổ nhân sự cấp cao trong đảng và các cố vấn quân sự thường xuyên hơn trong những năm gần đây trong một nỗ lực nhằm khơi gợi lòng trung thành của họ và củng cố quyền lực.
Trong một diễn biến khác, ngày 1/1/2023, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng cần "sức mạnh quân sự áp đảo" để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Đài RT dẫn nguồn hãng thông tấn KCNA cho biết, tại hội nghị của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong-un kêu gọi phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới và tăng cường kho vũ khí hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo ông, Bình Nhưỡng cần "sức mạnh quân sự áp đảo" để tự bảo vệ mình khi Washington và Hàn Quốc tìm cách "cô lập và bóp nghẹt" Triều Tiên bằng các thiết bị hạt nhân của Mỹ được triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Tại hội nghị, nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh rằng, Triều Tiên phải phát triển một ICBM mới có khả năng "phản đòn hạt nhân nhanh chóng". Ông Kim Jong-un nhấn mạnh tầm quan trọng của "vũ khí hạt nhân chiến thuật sản xuất hàng loạt", nói rằng "sự gia tăng theo cấp số nhân kho vũ khí hạt nhân của đất nước" sẽ là "định hướng chính" trong chiến lược phòng thủ của Triều Tiên vào năm 2023.
KCNA cho biết thêm, Bình Nhưỡng cũng đang lên kế hoạch phóng vệ tinh quân sự đầu tiên "vào thời điểm sớm nhất có thể" và hiện đang ở giai đoạn phát triển.
Trong ngày cuối cùng của năm 2022, Triều Tiên đã phóng ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào Biển Nhật Bản. Tham mưu trưởng liên quân (JCS) của quân đội Hàn Quốc cho biết, ba quả tên lửa được bắn vào khoảng 8 giờ sáng từ tỉnh Bắc Hwanghae của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên khu vực này được sử dụng làm địa điểm phóng tên lửa đạn đạo.
Cùng ngày 31/12/2022, Chủ tịch Kim Jong-un đã ca ngợi ngành công nghiệp quốc phòng của đất nước vì đã cung cấp 30 bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn 600mm mới cho quân đội. Ông mô tả hệ thống có khả năng hạt nhân này là "vũ khí tấn công cốt lõi" của đất nước, có thể tấn công bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc bằng các vụ phóng chính xác và bất ngờ.
"Chúng ta đã tuyên bố ý chí kiên quyết đáp trả bằng hạt nhân đối với hạt nhân và một cuộc đối đầu tổng lực đối lại đối đầu tổng lực", KCNA dẫn cảnh báo của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Theo tính toán của các phương tiện truyền thông phương Tây, Triều Tiên đã thực hiện số lượng vụ thử tên lửa kỷ lục vào năm 2022, một số vụ liên quan đến ICBM. Washington và Seoul cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi người dân đoàn kết vượt qua khó khăn trong năm 2023 Trong thông điệp đầu năm được đọc tại thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã kêu gọi toàn thể người dân cùng đoàn kết vượt qua năm 2023 được đánh giá là không ít khó khăn, thách thức đối với Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...