Tình báo Thụy Điển: Không có tín hiệu cầu cứu của Nga trong vụ lùng tàu lạ
Một nguồn tin trong Cơ quan tình báo tín hiệu Thụy Điển (SIGINT) cho hay không có cuộc gọi cấp cứu nào của Nga, sau cuộc truy lùng tàu ngầm quy mô lớn của quân đội Thụy Điển, vốn tiêu tốn 2,8 triệu USD chỉ trong 1 tuần.
Tàu hải quân Thụy Điển tham gia tìm kiếm tàu ngầm lạ.
Các báo cáo về một cuộc gọi cầu cứu của Nga và một bức ảnh mờ nhạt là bằng chứng để Thụy Điển triển khai hải quân hôm 17/10, trong khi truyền thông đưa tin rằng một tàu ngầm được cho là của Nga đang xâm nhập vùng biển ngoài khơi Stockholm.
Bằng chứng được Thụy Điển đưa ra là tình báo quân sự nước này đã chặn được một cuộc gọi cầu cứu giữa một tàu ngầm và căn cứu tại Kaliningrad.
Nhưng nhật báo Dagens Nyheter mới đây trích dẫn một nguồn tin từ Cơ quan tình báo tín hiệu Thụy Điển (SIGINT) thừa nhận rằng không có cuộc gọi bị nạn nào.
Theo tờ báo, SIGINT không biết gì về các cuộc gọi khẩn cấp và cũng không phát hiện liên lạc với Kaliningrad vào thời điểm đó.
“Cuộc gọi cầu cứu là không xảy ra, thông tin này là không chính xác”, tờ báo trích dẫn một nguồn tin cho hay.
Video đang HOT
Chiến dịch của hải quân Thụy Điển, làm gợi nhớ thời Chiến tranh Lạnh, khi các tàu chiến Thụy Điển tuần tra Biển Baltic để tìm kiếm các tàu ngầm Liên Xô.
Trong cuộc tìm kiếm, nhiều người đã nhớ lại vụ việc năm 1981, khi một tàu ngầm Nga bị mắc kẹt gần Karlskrona, một căn cứ quan trọng của hải quân Thụy Điển.
Nga đã phủ nhận chuyện điều tàu ngầm tới do thám Thụy Điển hoặc một tàu ngầm nước này gặp trục trặc trong vùng biển Thụy Điển. Các nguồn tin trong quân đội Nga cho rằng bắt nguồn từ việc phát hiện một tàu ngầm Na Uy tham gia một cuộc tập trận của NATO tại Biển Baltic.
Các nỗ lực của hải quân Thụy Điển nhằm tìm kiếm tàu ngầm lạ đã tiêu tốn 2,2 triệu euro (2,8 triệu USD) trong một tuần.
Chiến dịch này là lớn nhất trong nhiều thập niên tại một quốc gia nơi chi tiêu quân sự chiếm 1% GDP và bị cắt giảm đều đặn trong các năm do khó khăn kinh tế tại châu Âu.
Theo dự thảo ngân sách mới nhất được công bố sau chiến dịch quân sự trên, Thụy Điển có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 93,7 triệu USD vào năm 2015.
An Bình
Theo RT
Bí ẩn vụ tàu lạ xâm nhập Thụy Điển
Thụy Điển đã điều hơn 200 lính hải, lục quân để truy tìm một "vật thể lạ", nghi là tàu ngầm Nga, ở ngoài khơi bờ biển nước này.
Tàu quét mìn HMS Kullen của Thụy Điển đang sục sạo vùng biển xung quanh nước này - Ảnh: AFP
Trong một chiến dịch quân sự quy mô chưa từng có kể từ thời Chiến tranh lạnh, quân đội Thụy Điển đã triển khai nhiều tàu chiến và máy bay quần thảo vùng biển xung quanh nước này ở biển Baltic, sau khi nhận thông tin về "một vật thể lạ do con người chế tạo" ở ngoài khơi cách thủ đô Stockholm khoảng 50 km.
Báo chí địa phương đưa tin tình báo Thụy Điển đã chặn được một cuộc gọi khẩn cấp bằng tiếng Nga vào tối 16.10 và nhiều khả năng vật thể trên là một tàu ngầm Nga gặp sự cố khi xâm nhập vùng biển Thụy Điển. Đến tối 17.10, nước này tiếp tục bắt được nhiều tín hiệu liên lạc từ một địa điểm trên quần đảo Stockholm đến vùng Kaliningrad của Nga, nơi đồn trú Hạm đội Baltic, theo tờ Svenska Dagbladet.
Công bố ảnh tàu lạ
Stockholm nhanh chóng huy động thêm tàu quét mìn, tàu hộ tống chống tàu ngầm HMS Visby, tàu tuần tra cao tốc và trực thăng mở rộng việc tìm kiếm cùng 200 quân nhân càn quét khu vực trên suốt mấy ngày nay nhưng vẫn chưa có kết quả, theo tờ The Telegraph.
Đến hôm qua, hải quân Thụy Điển công bố bức ảnh chụp một vật thể trồi lên mặt nước, được cho là "một tàu nước ngoài" bí ẩn. "Đây không phải là tàu của chúng ta, đó là một tàu nước ngoài. Anh ấy nhìn thấy một vật thể gì đó trồi lên mặt nước và sau đó nó lại biến mất", thiếu tướng hải quân Anders Grenstad phát biểu tại cuộc họp báo sáng qua, đồng thời khẳng định bức ảnh này đến từ một "nguồn đáng tin cậy". Theo ông Grenstad, khó có thể xác định tàu này của nước nào do chất lượng ảnh rất kém. Tuy nhiên, ông phủ nhận các thông tin cho rằng mục tiêu truy lùng hiện nay là một tàu ngầm. "Đây chưa phải là một chiến dịch săn tìm tàu ngầm và chưa có nguy cơ dẫn đến đối đầu vũ trang với bất kỳ bên nào. Có thể, sắp tới sẽ có tình huống săn tàu ngầm nhưng chưa phải là bây giờ", The Telegraph dẫn lời tướng Grenstad khẳng định.
Vụ việc càng trở nên bí ẩn khi một số nguồn tin địa phương tiết lộ lực lượng an ninh Thụy Điển đang truy lùng một người đàn ông lạ mặt mặc đồ đen, vai đeo ba lô, được cho là đã bơi vào đảo Korso, ngoài khơi Stockholm.
Nở rộ thuyết âm mưu
Trước những thông tin cho rằng vật thể lạ là tàu ngầm Nga đang gặp sự cố, chính quyền Moscow ngày 19.10 đã lên tiếng bác bỏ. "Mọi tàu ngầm và tàu khác của hải quân Nga đang thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Không hề có tình huống bất thường, chứ đừng nói là khẩn cấp", Interfax dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Đến ngày 20.10, AFP dẫn nguồn giấu tên từ bộ này nói con tàu gặp nạn thuộc về Hà Lan. "Để giải tỏa căng thẳng không đáng có ở biển Baltic và không làm phí phạm tiền thuế của dân thì Thụy Điển nên mau chóng làm việc với phía Hà Lan", nguồn tin trên tuyên bố. Theo đó, tàu ngầm điện-diesel Bruinvis của Hà Lan đã thực hiện một số nhiệm vụ gần Thụy Điển hồi tuần rồi và dự kiến trở về vào hôm qua, nhưng đến nay chưa có bất cứ thông tin gì về việc tàu đã về nhà. Amsterdam chưa có phản ứng về các thông tin trên.
Tuy nhiên, những tuyên bố chắc nịch từ Moscow có vẻ như không thuyết phục được giới chuyên gia. The Telegraph dẫn lời một nhà phân tích giấu tên người Nga đặt câu hỏi: "Tàu Novorossiysk SSK 636 đã được điều đến Hạm đội Biển Bắc để lặn thử nghiệm hồi tháng 9... Liệu tàu đã bị lạc?". Ông Anders Nordin của Cơ quan hàng hải Thụy Điển thì chỉ ra rằng tàu chở dầu Nga NS Concord đã được nhìn thấy lởn vởn gần vùng biển Thụy Điển trong nhiều ngày qua như thể đang tìm kiếm cái gì đó. "Có thể là một tàu ngầm nhỏ đã mắc cạn. Có thể nhiệm vụ của nó là thăm dò các tàu chiến tân tiến của Thụy Điển để ăn cắp công nghệ", chuyên gia Bruce Jones của chuyên san quân sự IHS Jane's (Anh) nhận định. Theo ông, đó có thể là tàu ngầm cỡ nhỏ có tầm hoạt động ngắn và cần có một tàu mẹ. "Tàu này ắt hẳn hoạt động rất êm và rất khó bị phát hiện, có chăng chỉ những lực lượng tình báo hải quân giỏi nhất mới có thể lần ra", chuyên gia Jones nhận định. Trong khi đó, một nhà phân tích tình báo tên Joakim von Braun cho rằng không loại trừ khả năng các thủy thủ đặc nhiệm từ tàu ngầm đã bơi vào một hòn đảo nào đó và ẩn nấp trong rừng để chờ ứng cứu.
Căng thẳng U137
Vụ bí ẩn ngoài khơi Thụy Điển đã khơi lại những gì từng xảy ra thời Chiến tranh lạnh khi tàu ngầm Liên Xô thường hoạt động quanh vùng biển nước này. Sự kiện nổi bật nhất là vào năm 1981, tàu ngầm U137 chở theo vũ khí hạt nhân bị mắc cạn sâu trong vùng biển Thụy Điển và cách không xa một căn cứ hải quân của quốc gia trung lập này, theo Reuters. Vụ việc đã gây căng thẳng ngoại giao kéo dài 11 ngày giữa hai nước, trước khi Stockholm cho tàu kéo đưa tàu U137 ra khỏi khu vực gặp nạn, đồng thời hộ tống tàu ra vùng biển quốc tế và bàn giao cho hải quân Liên Xô.
Theo Thanh Niên
Nữ chiến binh người Kurd ở Kobani cầu cứu thế giới Narin Afrin, lãnh đạo Các đơn bị Bảo vệ nhân dân YPG ở Kobani, Syria, mong thế giới gửi cho họ vũ khí chống tăng để chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Nữ thủ lĩnh 40 tuổi mong được hỗ trợ vũ khí chống tăng để bảo vệ thị trấn Kobani. Ảnh: Blick. Cầm chặt khẩu Kalashnikov, đôi mắt tập...