Tình báo phương Tây “giải mã” sai ý định của ông Putin về Ukraine
Một số quan chức tình báo NATO nhìn nhận, Nga không muốn Ukraine bị chia cắt; đồng thời họ đưa ra cảnh báo để các đồng nghiệp không đánh giá sai lầm chính sách của Moskva đối với khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Đó là những nhận định trong báo cáo được đăng tải trên tờ tạp chí Đức Der Spiegel (Tấm gương) mới đây. Báo cáo này do nhiều quan chức tình báo của các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương soạn thảo.
Theo đó, Moskva không hề mong muốn leo thang căng thẳng ở Ukraine và sẽ không lặp lại kịch bản Crimea đối với khu vực Donbass. Nói cách khác, chia cắt Donbass không có trong nghị trình của Điện Kremlin; thay vào đó Tổng thống Nga Vladimir Putin mong muốn các khu vực tại đây trở thành những thực thể hành chính nằm trong lãnh thổ Ukraine, với một mức độ tự trị nào đó. Đây là điều này có thể đạt được thông qua một thỏa thuận đàm phán giữa chính quyền Kiev với các chính quyền tự xưng ở Donetsk và Luhansk.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp đồng cấp người Pháp Francois Hollande hôm 6/12 (ảnh: RIA Novosti)
Quan hệ Nga – NATO đã xấu đi nhiều sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Liên minh quân sự này liên tục cáo buộc Moskva gửi quân và vũ khí sang tham chiến cùng với lực lượng dân phòng, đòi độc lập ở Donetsk và Luhansk. Không đưa ra được những bằng chứng xác thực cho các cáo buộc này, NATO vẫn cho tăng cường hiện diện quân sự trên diện rộng tại các quốc gia vùng Baltic và các nước thành viên Đông Âu.
Video đang HOT
Tân Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg nói rằng, các nước thành viên, nhất là các nước Baltic, đã nhiều lần phản ánh mối quan ngại về sự gia tăng các hoạt động quân sự của Nga sát biên giới. Cùng với đó, quân đội Nga cũng tăng cường các cuộc tuần tra trên không phận và vùng biển quốc tế. Vì vậy, bước củng cố lực lượng của NATO là cần thiết để tạo lập lòng tin đối với chính phủ các nước, trước mối đe dọa từ Nga. “Chúng tôi đã cho tăng cường hiện diện ở khu vực phía đông. Chúng tôi cũng duy trì lượng máy bay tuần tra không phận nhiều gấp 5 lần trước đây. Chúng tôi cũng đã điều thêm nhiều tàu chiến tới vùng biển Baltic và Biển Đen”, Tổng thư ký NATO phát biểu trước báo giới.
Về phần mình, Moskva xem việc NATO mở rộng về phía Đông áp sát lãnh thổ Nga là hành động vi phạm các cam kết hậu Chiến tranh Lạnh. Nga hối thúc Mỹ và phương Tây đưa ra cam kết Ukraine và Gruzia sẽ không gia nhập tổ chức này – điều mà ông Stoltenberg nói là không thể “bảo đảm” được. Kremlin cũng nhìn nhận, NATO đang lợi dụng cuộc nội chiến ở Ukraine cũng như việc Crimea sáp nhập vào Nga là cái cớ để ép buộc các nước thành viên gia tăng chi tiêu quân sự.
Thông tin mà Der Spiegel đăng tải cũng phù hợp với những tuyên bố gần đây của Nga. Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 6/12 vừa qua, ông Putin khẳng định Nga ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine; tin tưởng tình hình ở Donbass sẽ ổn định trở lại trong tương lai gần, với điểm mấu chốt nhất là nhanh chóng tuân thủ lệnh ngừng bắn mới. Ông chủ Điện Kremlin cũng hối thúc chính quyền Kiev dỡ bỏ các lệnh phong tỏa nhằm vào Donetsk và Luhansk, vì đây không phải là biểu hiện của việc khôi phục thống nhất lãnh thổ.
Theo Hoài Thanh/RT, Ukaina.ru
Tin tức
Trung Quốc tức giận vì bị kiện ở Biển Đông
Trung Quốc hôm qua (7/12) đã nổi giận đùng đùng với Philippines về việc nước này đang bị gây sức ép chính trị mạnh mẽ với vụ kiện về tranh chấp Biển Đông ở tòa án quốc tế. Một lần nữa, Bắc Kinh lại kiên quyết từ chối tham gia vụ kiện này khi mà một tuần nữa là đến hạn cuối cùng nước này phải có câu trả lời cho vụ kiện mà Manila khơi mào.
Trong văn bản bày tỏ lập trường, Trung Quốc đã đưa ra những lập luận để chống lại thẩm quyền của tòa án quốc tế The Hague trong việc tiếp nhận vụ kiện của Philippines hồi năm ngoái. Đòn pháp lý này của Manila được cho sẽ gây ra những hậu quả và hệ lụy sâu rộng đối với những đòi hỏi chủ quyền tham lam, thái quá của Trung Quốc.
"Mục đích ưu tiên của vụ kiện không phải là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, mà thay vào đó là nhờ vào tòa án để gây áp lực chính trị lên Trung Quốc, để bác bỏ các quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua cái gọi là &'việc giải thích và áp dụng' Công ước", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói như vậy.
Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ chủ quyền hợp pháp của nhiều nước láng giềng xung quanh như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Bắc Kinh khăng khăng tuyên bố sẽ không tham gia vào các tiến trình pháp lý, nhấn mạnh rằng các cuộc tranh chấp giữa họ với những nước láng giềng xung quanh chỉ có thể giải quyết trên cơ sở song phương.
Tòa án quốc tế cho Trung Quốc thời hạn đến ngày 15/12 để có câu trả lời cho vụ kiện của Philippines. Sự tham gia của Trung Quốc không cần thiết bởi tòa án quốc tế không giải quyết các tranh chấp mà chỉ làm rõ giá trị pháp lý của "đường 9 đoạn" hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh căn cứ vào đó để đòi độc chiếm Biển Đông. Ngoài ra, tòa án quốc tế cũng sẽ tiến hành phân loại các đặc điểm, đặc trưng của những khu vực như bãi cạn Scarborough theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - một công ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký tham gia.
Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền một cách thái quá trên Biển Đông dựa vào đường 9 đoạn phi lý.
Một phán quyết của tòa án quốc tế có lợi cho Philippines có thể làm phương hại đến những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết đó không có giá trị bắt buộc các bên phải thực hiện theo nhưng nó lại có giá trị về mặt chính trị và đạo đức. Một khi tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc không có căn cứ pháp lý thì rõ ràng Bắc Kinh sẽ buộc phải cân nhắc các hành động của họ, không thể tiếp tục hung hăng, quyết liệt như trong suốt thời gian vừa qua.
Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi hai nước xảy ra một cuộc tranh chấp nóng bỏng ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012.
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn 2 năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough.
Trước diễn biến trên, Manila hồi tháng 1 năm ngoái đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã "dùng mọi biện pháp hòa bình" có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận.
Hôm 30/3, Manila đã nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn để chính thức thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này của Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng bởi trước đó họ được cho là đã chìa ra "hai củ cà rốt' để nhằm thuyết phục Philippines ngừng vụ kiện. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị hai nước rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough và đưa ra một số lợi ích kinh tế khác dành cho Philippines với điều kiện Manila không tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tuy nhiên, Manila đã thẳng thừng bác bỏ điều này.
Theo Vnmedia
Trung Quốc tuyên bố sẽ 'xử lý thỏa đáng tranh chấp lãnh thổ' Trong một bài phát biểu về chính sách ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và "xử lý thỏa đáng những vụ tranh chấp lãnh thổ". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters "Chúng ta quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải, lợi ích...