Tình báo Nga dụ Snowden tới Moskva như thế nào?
Thiếu tá Boris Karpichko, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Quốc gia Liên Xô ( KGB) nói với với tờ Mirror (Anh) rằng: Các tình báo viên của Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga (SRV) đã giả danh là những cán bộ ngoại giao ở Hong Kong, thuyết phục Snowden bay về Nga hồi tháng 6 năm ngoái.
“Đó là một cái bẫy và anh ta rơi vào đó. Giờ thì người Nga đang khai thác những thông tin tình báo mà Snowden nắm giữ”, Karpichko nhận định. Karpichko rời khỏi Moskva năm 1998. Người đàn ông 55 tuổi này cho biết ông vẫn duy trì các kênh tiếp xúc với những người trước kia cùng thuộc mạng lưới.
Edward Snowden với tấm hộ chiếu tị nạn tạm thời do Nga cấp. Ảnh: Reuters
Snowden bay từ Hawaii tới Hong Kong hôm 20/5/2013, đến 9/6/2013 thì công khai trước toàn thế giới. Kẻ đào tẩu 30 tuổi người Mỹ xuất hiện ở Moskva hôm 23/6, sau khi hạ cánh xuống sân bay với hộ chiếu Mỹ hết hạn, cùng với một văn bản xin đi tới Ecuador chưa được đóng dấu. Tài liệu này do người sáng lập Wikileaks Julian Assange thu được.
Video đang HOT
Karpichko cho rằng, điện Kremlin đã cố tình rò rỉ thông tin về chuyến bay sắp đặt đưa Snowden đến Moskva để trêu tức Mỹ – nước đã rút hộ chiếu của cựu nhân viên NSA này đúng hôm 22/6. Chính Assange cũng đã khuyên Snowden rằng “sẽ được an toàn ở Nga”. Kể từ đó, “kẻ đảo tẩu” sống trong sự bảo vệ của FSB cho đến khi nhận được hộ chiếu tạm thời của Nga hôm 1/8/2013. Theo mô tả của Karpichko, Snowden sống trong một căn hộ ở ngoại ô Moskva, với an ninh thặt chặt, một tuần 2 lần đến gặp các nhân viên của FSB để lấy lương thực, nước uống.
Một cựu nhân viên khác của KGB, tướng về hưu Olig Kalugin, gần đây cũng tiết lộ với trang tin VentureBeat rằng: “Người Nga đang rất vui mừng với món quà mà Snowden mang tới. Anh này rất bận rộn với công việc, không hề có cái gọi là phó thác để mặc số phận”.
Theo Karpichko, Moskva đã phát hiện ra và tìm cách lôi kéo Snowden từ năm 2007. Tình báo Nga thậm chí đã mở hẳn một hồ sơ về Snowden khi anh ta làm việc cho CIA ở Geneva. CIA trước đó đã thuê Snowden làm quản trị hệ thống và nhân viên kĩ thuật hồi năm 2006, sau đó phái nhân vật này đến Geneva đầu năm 2007 dưới vỏ bọc nhân viên ngoại giao trong phái bộ Mỹ tại các Tổ chức Liên hợp quốc. Là một quản trị hệ thống có kinh nghiệm, Snowden nhận được sự chú ý đặc biệt của các cơ quan tình báo thuộc các nước thù địch với Mỹ.
Cả Mỹ và Anh đều thừa nhận các tin tức tình báo do Snowden tiết lộ đã gây ra những thiệt hại to lớn đối với các chiến dịch tình báo. Trong bất cứ trường hợp nào, chính “bộ não” của Snowden là thứ tài sản đặc biệt quý giá giúp người này tìm được bến đậu ở Moskva.
Đánh giá về tương lai của Snowden, Karrpichko nhìn nhận: “Snowden vẫn sẽ ở lại Nga cho đến khi nào mà người ta khai thác hết những gì mà anh ta nắm giữ. Họ cần có thời gian đề bóc tách tất cả thông tin tình báo mật về các phương thức và chiến thuật thu thập thông tin mà các cơ quan tình báo phương Tây thực hiện”.
Snowden từng nói, lần đầu tiên nghĩ đến việc tiết lộ tài liệu mật là vào năm 2008. Đầu năm 2009, nhân viên CIA này nghỉ việc sau khi “không còn ảo tưởng” vào công việc của chính phủ Mỹ làm, chuyển sang làm việc cho Cơ quan an ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Tình báo Mỹ cho rằng Snowden bắt đầu găm giữ, đánh cắp tin tức tình báo vào mùa hè năm 2012, lấy đi khoảng 1,7 triệu tài liệu, trong đó khoảng 200.000 tài liệu đã được gửi tới báo chí truyền thông. Hiện không rõ liệu cựu nhân viên NSA này có chấm dứt việc tiết lộ 1,5 triệu văn bản còn lại hay không.
Theo Dantri
Snowden tiết lộ mục tiêu do thám số 1 của Mỹ
Cựu đặc vụ Mỹ Edvard Snowden vừa cho biết thêm thông tin "không lành" về các cựu đồng nghiệp của mình: Nga, Trung Quốc là những nước quan trọng hàng đầu đối với hoạt động do thám của Mỹ.
Cựu đặc vụ Mỹ Edvard Snowden
Tờ Spiegel, trong một bài về Edvard Snowden, trích dẫn lời anh này rằng ở Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ, nơi trước đây Snowden làm việc, các quốc gia được xếp hạng theo thang điểm 5 về mức độ quan tâm để do thám.
Trong đó, điểm 1 dành cho mục tiêu được đặc biệt quan tâm do thám, còn điểm 5 dành cho các mục tiêu ít được chú ý hơn. Trong danh sách này, đứng đầu là Nga cùng với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Afganistan và Iran.
Các nước châu Âu ít được Mỹ quan tâm hơn. Mức độ quan trọng của các nước này được đánh mức từ 3 đến 5 ở cơ quan đặc vụ Mỹ. Riêng nước Đức được đánh giá theo từng mảng khác nhau: chính sách đối ngoại và kinh tế (điểm 3), xuất khẩu vũ khí (điểm 4), phản gián (điểm 5).
Các nước có điểm đánh giá thấp nhất ở cơ quan đặc vụ Mỹ là: Phần Lan, Cộng hòa Sec, Croatia và Đan Mạch.
Trước đây, Snowden nhắc đến chuyện một trong những máy chủ của Mỹ có thể nằm trên địa phận tòa đại sứ Mỹ ở Moscow. Mỹ điều hành tất cả gần 700 hệ thống theo dõi kiểu đó, Snowden khẳng định.
Edvard Snowden đã được cho phép tị nạn tạm thời ở Nga trong 1 năm. Phía Mỹ đang yêu cầu dẫn độ cựu nhân viên An ninh quốc gia bị buộc tội lộ bí mật thông tin quân sự, bí mật quốc gia, hoạt động hoạt động gián điệp và ăn cắp thông tin.
Theo khampha
Tình báo Mỹ và phương Tây bị thất bại tại Crime do Tổng thống V.Putin không dùng ĐTDĐ và Internet? Theo tờ Wall Street Journal, các tổ chức tình báo của Mỹ và châu Âu không thể phát hiện ra bất cứ một cuộc liên lạc nào bắt đầu từ khi Crimea tách khỏi Ukraine. Một quan chức của chính phủ Mỹ cho biết, đây là một cuộc "Maskirovka" (nghi binh) kinh điển - Nga đã biết cách che giấu các dữ liệu...