Tình báo Mỹ: “Washington tìm mọi cách bóp nát liên minh Đức Nga”
Lãnh đạo cơ quan tình báo tư nhân Mỹ Strafor nhận định, những gì Washington đang tiến hành tại Ukraine và biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow cho thấy, Mỹ đang muốn ngăn chặn liên minh Đức – Nga.
Lần đầu tiên, cơ quan chuyên nguyên cứu và phân tích các vấn đề địa chính trị trên toàn cầu, có trụ sở ở Austin, Texas đã lên tiếng công khai chiến lược an ninh của Mỹ.
Theo đó, người đứng đầu Stratfor George Friedman đã nhận định mục tiêu chiến lược quan trọng của Chính phủ Mỹ là ngăn ngừa việc hình thành liên minh Đức – Nga. Chặn đứng được liên minh này là cách duy nhất để tiêu diệt từ trong “trứng nước” một liên minh cường quốc thế giới có khả năng tiếm quyền và giành vị trí siêu cường duy nhất trên thế giới của Mỹ.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành của Stratfor phát biểu về chiến lược của Mỹ trong một video được đăng tải trên trang GlobalResearch
Phát biểu trong một video được đăng tải trên trang tin GlobalResearch, ông nhận định, công nghệ và nguồn vốn của Đức kết hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực đất đai của Nga có thể tạo ra một thế giới lưỡng cực. Lo sợ trước triển vọng đó, Mỹ đã tìm mọi cách ngăn chặn liên minh này, bằng cách làm suy yếu cả Đức và Nga.
Chiến lược đó giải thích cho những gì ông Obama đang thực hiện ở Ukraine, và các biện pháp trừng phạt hiện đang gây “tổn thương” cho cả Nga và Đức. Tuy nhiên, ông Friedman cho hay, Mỹ đang tiến hành những điều vô nghĩa, và chiến lược này chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.
Theo Infonet
Hội nghị thượng đỉnh EU tập trung bàn cách trừng phạt Nga
Việc thành lập Liên minh năng lượng châu Âu và quan hệ căng thẳng với Nga sẽ những chủ đề chính được các nguyên thủ quốc gia và đại diện của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của khối này diễn ra trong hai ngày 19-20/3 tại thủ đô Brussels, Bỉ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong vấn đề thành lập Liên minh năng lượng, được Ủy ban châu Âu đề xuất hồi tháng Hai vừa qua, nhằm giúp các nước châu Âu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, các nước thành viên đều tỏ ý sẵn sàng xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường dây tải điện xuyên quốc gia để tới năm 2020 có thể đảm bảo nguồn cung cấp cho các nước tới 10% nhu cầu năng lượng trong trường hợp cần thiết.
Biện pháp này còn được xem là cơ chế phòng ngừa trong trường hợp gián đoạn nguồn cung từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và việc kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga cũng là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại hội nghị lần này.
Việc duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga được Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đề xuất trước đó, đang vấp sự phản đối của một số quốc gia thành viên.
Do vậy, theo một số nguồn tin, ít có khả năng EU sẽ công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga vì đây chưa phải thời điểm thích hợp.
Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ thảo luận về tình hình kinh tế Hy Lạp, vấn đề hỗ trợ an ninh cho Libya; cũng như cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
7 quốc gia EU phản đối việc kéo dài lệnh trừng phạt Nga Lãnh đạo các quốc gia này cho biết, họ sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào về việc gia hạn các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây nhằm vào Nga. Sputnik News cho biết, trong số 7 quốc gia này có Síp, Italy và Hy Lạp. Theo đó, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã đến Moscow vào tháng 2 vừa...