Tình báo Mỹ : Trung Quốc đang tăng cường quân sự nhằm đánh chiếm Đài Loan
Theo National Interest, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) tiết lộ, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng quân sự nhằm đánh chiếm Đài Loan.
Trong khi đó, Đài Loan cũng đang tăng cường năng lực quân sự của họ, nhưng vẫn không thấm gì so với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. (Ảnh: Bloomberg).
Quân đội Trung Quốc đang cải tổ thành các lữ đoàn vũ trang mạnh mẽ và linh hoạt hơn, cũng như xây dựng các lữ đoàn không kích và mở rộng lực lượng trực thăng. Các lực lượng không quân của Trung Quốc đã thực hành các cuộc tấn công và tấn công tầm xa.
Thủy quân lục chiến Hải quân Trung Quốc đã mở rộng từ 2 thành 6 lữ đoàn. Và hạm đội Trung Quốc – vốn là yếu tố sống còn cho một cuộc xâm lược đổ bộ thành công – đã được tăng cường khả năng phong tỏa hoặc tấn công Đài Loan, và chống lại bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Hoa Kỳ để hỗ trợ Đài Bắc, theo DIA.
Quân đội Trung Quốc
Video đang HOT
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc (PLA) đang cải tổ sâu rộng và đang tăng cường năng lực xâm lược của họ với sự tích hợp các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển cần thiết cho một cuộc xâm chiếm thành công, và bổ sung 2 tư lệnh quân sự mới: Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF), được hình thành trong năm 2016 để tập trung vào các hoạt động không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử và hoạt động chiến tranh tâm lý, và Lực lượng Hỗ trợ hậu cần chung (JLSF).
“Một bổ sung quan trọng trong cấu trúc tổng thể của PLA là thành lập SSF và JLSF”, các nhà phân tích Hoa Kỳ cho biết.
DIA lưu ý rằng, Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu thống nhất của mình hoặc ít nhất là ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập mà không cần dùng đến vũ lực.
Bắc Kinh có nhiều lựa chọn, từ phong tỏa Đài Loan cho đến các cuộc không kích và tên lửa, đến chiếm các đảo ngoài khơi và cuối cùng là một cuộc xâm lược toàn diện Đài Loan. Mặc dù lựa chọn cuối cùng sẽ rất khó khăn và tốn kém.
“PLA có khả năng thực hiện nhiều hoạt động đổ bộ khác nhau trong một cuộc xâm lược toàn diện của Đài Loan. Với một vài sự chuẩn bị quân sự hơn cả sự huấn luyện thông thường, Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xâm lược các đảo nhỏ do Đài Loan nắm giữ ở Biển Đông như Đông Sa (Pratas) hay Ba Bình (Itu Aba). Trung Quốc cũng sẽ cần thời gian để huấn luyện và trang bị cho các lữ đoàn biển mới thành lập.
Tuy nhiên, DIA cho rằng, các điều kiện tiên quyết cho một cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Đài Loan vẫn chưa được đặt ra. Bởi các lữ đoàn biển mới của Trung Quốc sẽ cần thời gian để huấn luyện và trang bị.
Trung Quốc cũng chưa đóng tàu đổ bộ cần thiết cho một cuộc xâm lược lớn, bởi một hoạt động tấn công trực tiếp vào bờ biển đỏi hỏi nâng cấp loại phương tiện này, nhưng điều này dường như chưa có khả năng đặt ra trong kế hoạch, nhưng Hải quân Trung Quốc đã mua một số lượng nhỏ các tàu vận tải đổ bộ đủ mạnh để tập trung trong thời gian ngắn vào các mục tiêu quy mô nhỏ.
Dù vậy, đối với Đài Loan, tình hình không có vẻ khả quan hơn, bởi ngân sách quốc phòng của hòn đảo vào năm 2018 thấp hơn 14,5 lần so với Trung Quốc.
“Về mặt lịch sử, Đài Loan có lợi thế quân sự trong xung đột xuyên Eo biển, như là sự vượt trội về công nghệ và lợi thế địa lý vốn có trong phòng thủ hòn đảo, nhưng nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã làm xói mòn hoặc xóa bỏ ranh giới nhiều trong số những lợi thế đó”, DIA nói.
Cũng theo báo cáo: “Đài Loan đang thực hiện các bước quan trọng để bù đắp cho sự chênh lệch ngày càng tăng, xây dựng các kho dự trữ cho chiến tranh, phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng, cải thiện các hoạt động chung và khả năng ứng phó khủng hoảng, và tăng cường năng lực sĩ quan và các viên chức – tuy nhiên những cải tiến này chỉ giải quyết được một phần lợi thế phòng thủ của Đài Loan”.
Theo Danviet
Đài Loan khai trương nhà máy sản xuất tàu ngầm để đối phó Trung Quốc
Đài Loan hôm 9.5 đã khai trương một nhà máy sản xuất tàu ngầm trong một nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa quân sự đang gia tăng từ phía Trung Quốc.
Hai chiếc tàu ngầm của Đài Loan - Ảnh: SCMP
Theo hãng thông tấn AP, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã chủ trì buổi lễ khai trương này tại thành phố cảng Cao Hùng.
"Triển khai tàu ngầm sẽ là một cách hiệu quả để ngăn chặn kẻ thù tiếp cận hòn đảo bằng đường biển", bà Thái hôm 9.5 nhấn mạnh.
Trong thập niên 90, cơ quan phòng vệ Đài Loan dự kiến mua 8 tàu ngầm diesel-điện từ nhà cung cấp nước ngoài. Đài Bắc đã đàm phán với Mỹ, Đức và Tây Ban Nha, ngay lập tức Bắc Kinh gây sức ép khiến các nước này đều từ chối cung cấp hoặc đóng băng quá trình đàm phán.
Hiện nay, hòn đảo tự trị này chỉ đang vận hành 4 tàu ngầm, hai chiếc lớp Guppy và hai chiếc lớp Sea Dragon. Chỉ có hai tàu lớp Sea Dragon, được đóng vào những năm 1980, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở mức giới hạn, các tàu ngầm lớp Guppy được đóng từ những năm sau 1945 không thể tham gia bất cứ nhiệm vụ gì, được sử dụng như một công cụ giáo luyện trực quan.
Đài Loan đã cố gắng đóng tàu ngầm diesel-điện, đủ sức răn đen nếu Trung Quốc phong tỏa đường biển. Nhưng không có sự giúp đỡ của các nhà thầu nước ngoài, hòn đảo không có công nghệ và kinh nghiệm đóng tàu ngầm.
Kể từ khi nhận chức vào năm 2016, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn đã có những động thái đẩy mạnh ngành công nghiệp vũ khí của Đài Loan với mong muốn biến nó trở thành ưu tiên cho chính quyền của mình. Hòn đảo đã chi 1,59 tỉ USD cho dự án tàu ngầm từ năm 2016. Đài Loan cũng tốn nhiều tiền của để các nhà thầu nước ngoài đồng ý tham gia dự án. Cơ quan phòng vệ Đài Loan hy vọng chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được ra đời vào năm 2025.
Bắc Kinh đã tăng cường áp lực để khẳng định chủ quyền của mình đối với Đài Loan, nơi vốn được coi một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và có thể dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Trung Quốc đã nhiều lần triển khai máy bay và tàu quân sự đi vòng quanh Đài Loan trong các cuộc tập trận trong vài năm qua cũng như nỗ lực để cô lập Đài Loan trên phạm vi quốc tế, và làm giảm số đồng minh còn lại của Đài Loan.
Hoàng Vũ (theo AP)
Theo Motthegioi.vn
"Lập lờ" tàu Mỹ tại Eo Đài Loan và phản ứng "nương theo" từ Bắc Kinh Trong một thập kỷ trở lại đây, tàu chiến Mỹ từng nhiều lần xuất hiện gần Đài Loan, dẫn tới những phản ứng nặng nhẹ khác nhau của Trung Quốc. Mới đây, tờ South China Morning Post (SCMP) trích dẫn số liệu từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay, trong hơn một thập kỷ trở lại đây, đã có 92...