Tình báo Mỹ thu thập hàng trăm triệu danh bạ điện tử
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập các danh bạ email và tin nhắn cá nhân của hàng trăm triệu người dùng internet thông thường trên khắp thế giới, nhiều trong số họ là người Mỹ, tờ Washington Post đưa tin ngày 14/10.
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden – người tiết lộ các bí mật tình báo của chính phủ Mỹ.
Dẫn lời các quan chức tình báo cấp cao và các tài liệu tối mật do cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp, tờ báo cho hay chương trình thu thập dữ liệu của NSA đã gom dữ liệu từ các danh bạ liên lạc và “danh sách người thân” của người dùng internet.
Theo tiết lộ trên, chỉ trong một ngày hồi năm ngoái, NSA đã thu thập 444.743 danh bạ email từ Yahoo, 105.068 danh bạ từ Hotmail, 82.857 từ Facebook, 33.697 từ Gmail và 22.881 từ các nhà cung cấp khác,Washington Post đưa tin.
Con số trên, được miêu tả là số liệu thu thập hàng ngày trong tài liệu do Snowden cung cấp, tương đương với hơn 250 triệu danh bạ điện tử bị thu thập mỗi năm.
NSA đã từ chối bình luận về các cáo buộc cụ thể trên tờ Washington Post, nhưng bảo vệ các hoạt động theo dõi là hợp pháp và tôn trọng các quyền riêng tư.
Trước đó, NSA đã bị chỉ trích sau những tiết lộ về các nỗ lực nhằm thu thập dữ liệu của các công dân Mỹ, nhưng hầu như chỉ thừa nhận các tiết lộ từ Snowden mà không không bố gì thêm, trong khi cố gắng giảm nhẹ tầm quan trọng của vụ việc.
Vụ tố giác chính phủ Mỹ của Snowden không chỉ làm phức tạp thêm quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và các nước, mà còn khiến các nhà cung cấp internet và viễn thông bị “bẽ mặt” khi một số công ty bị cáo buộc phản bội lại khách hàng bằng cách hợp tác với chương trình theo dõi của chính phủ.
Nga đã cho phép Snowden tị nạn tạm thời một năm, nhưng Mỹ muốn anh này phải bị dẫn độ về nước để đối mặt với các cáo buộc làm gián điệp vì tiết lộ các thông tin mật về chương trình theo dõi của Mỹ.
Theo Dantri
Video đang HOT
Snowden và hành trình trở thành 'kẻ phản bội nước Mỹ'
Từ một cái tên chẳng được nhiều người biết đến, Edward Snowden vụt sáng thành một ngôi sao của giới truyền thông kiêm "kẻ phản bội" mà chính phủ Mỹ đang làm mọi cách để tóm gọn.
Edward Snowden. Ảnh: Digitaltrends
Snowden, một cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), đã chạy khỏi nước Mỹ cuối tháng trước, để tới Hong Kong cùng bạn đồng hành là những chiếc máy vi tính được chứa đầy các thông tin mật của chính phủ Mỹ, những thứ được người này miêu tả bằng hai từ "kinh hoàng". Người đàn ông 30 tuổi vừa biến mất sau khi tới nước Nga và khiến tất cả phải dõi theo từng diễn biến liên quan.
Động thái đầu tiên của Snowden trong hành trình tự biến mình thành "kẻ tội đồ của nước Mỹ" là công bố một loạt các tài liệu tuyệt mật của chính phủ nước này với hai tờ báo lớn Guardian và Washington Post. Vài ngày sau khi khiến mọi chuyện vỡ lở và làm bẽ mặt chính quyền Tổng thống Barack Obama, Snowden quyết định bước ra ánh sáng và thừa nhận là người đứng sau toàn bộ vụ việc, đồng thời chia sẻ với công chúng một vài thông tin về chính anh.
Từ đó, từng chút một, những thông tin rời rạc về cuộc đời của Snowden bắt đầu được hé lộ, từ một đứa trẻ với trí thông minh tuyệt vời, học hành không tới nơi tới chốn, cho tới một nhân viên của tổ chức tình báo hàng đầu thế giới và một kẻ tội đồ của chính quê hương mình.
21/6/1983: Edward Snowden chào đời. Cậu bé Snowden trải qua tuổi thơ ở thành phố Elisabeth, bang Bắc Carolina, rồi sau đó cùng gia đình chuyển tới bang Maryland.
1991 - 1998: Snowden theo học tại Hệ thống Trường Công Quận Anne Arundel, Maryland từ tiểu học, cho tới khi bỏ ngang chương trình trung học.
1999 - 2005: Snowden tham gia vài lớp ở trường Cao đẳng Cộng đồng Arundel Anne. Tuy nhiên, anh không theo học bất cứ một lớp học về an ninh mạng hay khoa học máy tính nào, đồng thời cũng chưa hề sở hữu chứng chỉ hay bằng cấp để khẳng định năng lực của bản thân.
2002: Theo hồ sơ quân đội, Snowden từng theo học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Catonsville, nhưng người phát ngôn của ngôi trường lại cho biết họ không ghi nhận bất cứ sinh viên nào mang tên Edward Snowden trong thời gian này.
7/5/2004: Snowden được tuyển vào chương trình 18-X của Quân đội Mỹ, tập hợp những cá nhân có mong muốn gia nhập vào Lực lượng Đặc biệt của Mỹ một cách nhanh chóng, thường được biết với cái tên "Mũ nồi Xanh". Snowden sau đó nói anh bị thương cả hai chân trong thời gian đào tạo và được xuất ngũ. Ghi chép của quân đội cho biết Snowden kết thúc khóa đào tạo vào tháng 9 cùng năm.
Sau khi xuất ngũ: Mặc dù không cung cấp thời gian, nhưng Snowden vẫn chia sẻ về công việc của anh sau khi ra khỏi Lực lượng Đặc biệt, trong bài phỏng vấn với Guardian. Anh cho biết từng làm việc trong vị trí bảo vệ cho căn cứ bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tại Đại học Maryland. Sau đó, anh gia nhập Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng.
2006: Xuất hiện trên Internet với bút danh TheTrueHOOHA, Snowden từng đăng bài lên một số diễn đàn dù chưa tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, nhờ năng khiếu tin học, anh ta vẫn tìm được cách xoay xở và tiếp tục hoạt động. Trong một bài viết, Snowden chia sẻ về một số điểm đến mơ ước, đó là Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Australia.
3/2007 - 2/2009: Snowden làm việc bí mật cho căn cứ CIA ở Geneve, Thụy Sĩ, với nhiệm vụ "duy trì an ninh mạng". Snowden cho biết đây chính là thời điểm anh đã vỡ mộng với tình báo Mỹ.
2009: Snowden rời CIA với những lý do cá nhân, trước khi nhận công việc tại NSA chi nhánh Nhật Bản.
Mùa hè năm 2009: Chàng trai Edward Snowden tham dự một khóa học tại Chương trình Châu Á của trường Đại học - Cao đẳng Maryland. Một nguồn tin giấu tên cho biết, chương trình này được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, và một trong những thành viên của sự kiện nói trên chính là kẻ đang bị chính phủ Mỹ truy đuổi, Edward Snowden.
4/2/2010: Trong một bài viết trên Internet, TheTrueHOOHA cho rằng, xã hội "dường như đang mờ mắt vâng lời những thể loại ma quái... Liệu chúng ta lâm vào bước đường này vì bị lôi xuống một con dốc trơn trượt mà hoàn toàn không có khả năng kiểm soát, hay nó là một sự thay đổi gần như ngay lập tức, hoàn toàn không bị phát hiện nhờ sự giám sát rộng rãi của chính phủ?".
2011: Snowden vẫn tiếp tục theo đuổi tấm bằng thạc sỹ tại trường Đại học Liverpool bằng cách tham dự các lớp học trực tuyến, bao gồm bộ môn an ninh mạng. Tuy nhiên, mong muốn này chưa bao giờ được hiện thực hóa.
Tháng 1/2013: Snowden liên lạc với nhà làm phim tài liệu Laura Poitras trong tình trạng nặc danh nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động tình báo. Một tháng sau, anh tiếp tục liên hệ với nhà bình luận Glenn Greenwald của Guardian và biên tập viên Barton Gellman của Washington Post.
Tháng 3/2013: Trong thời gian sống tại Hawaii, Snowden nhận được công việc ở công ty tư vấn công nghệ Booz Allen Hamilton, nằm trong một cơ sở của NSA.
20/5/2013: Snowden nói với ông chủ rằng anh cần thời gian nghỉ ngơi và đưa cho bạn gái của mình một lý do mờ hồ trước khi đáp chuyến bay từ Hawaii tới Hong Kong.
6/6/2013: Sóng gió nổi lên khi tờ Guardian lần đầu công bố những thông tin mà theo họ là thu được từ Snowden, xoay quanh một trát từ Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài (FISA). Đây là tài liệu đã được bảo mật kỹ lưỡng hơn ba thập kỷ qua. Không lâu sau đó, tờ báo này cùng với Washington Post tiếp tục công bố một loạt các thông tin gây bất ngờ khác.
9/6/2013: Snowden bước ra ánh sáng và thực hiện một cuộc phỏng vấn với Guardian ở Hong Kong, nói rằng động cơ khiến anh tiết lộ những thông tin tuyệt mật trong khuôn khổ chương trình giám sát "kinh khủng" của NSA là vì "không muốn sống trong một thế giới, nơi mọi thứ tôi nói và làm đều bị ghi lại". Snowden sau đó đã biến mất giữa Hong Kong.
12/6/2013: Snowden tái xuất, nhưng chỉ là trên Internet, trong một bài phỏng vấn với tờ South China Morning Post, trong đó anh khẳng định việc sở hữu những bằng chứng cho thấy Mỹ vẫn đang ăn trộm thông tin từ Trung Quốc suốt nhiều năm qua. Snowden cũng khẳng định anh không có ý định định rời khỏi Hong Kong. Khi được hỏi về chuyện dẫn độ, Snowden cho biết anh đặt tương lai của mình trong tay chính quyền Hong Kong và người dân của thành phố cảng.
14/6/2013: Bộ Nội vụ Anh yêu cầu các hãng hàng không của nước này phải từ chối phục vụ Snowden vì "cá nhân này gần như chắc chắn sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Anh".
16/6/2013: Snowden "tố" chính phủ Anh từng giám sát máy tính và nghe lén điện thoại của các quan chức, chính khách nước ngoài tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2009. Thông tin này được đưa ra đúng thời điểm nước Anh đăng cai Hội nghị G8 và khiến London tức giận.
20/6/2013: "Kẻ phản bội nước Mỹ" lại một lần nữa khiến những lãnh đạo ở quê nhà phải lao đao khi công bố bằng chứng cho thấy nhiều thẩm phán Mỹ từng ký vào những tài liệu, trong đó cho phép NSA sử dụng các thông tin "vô tình" được thu thập từ truyền thông nước này mà không có giấy phép.
21/6/2013: Chính phủ Mỹ đưa ra lệnh bắt giữ tạm thời đối với Snowden trong thời gian anh này sống tại Hong Kong.
23/6/2013: Snowden rời Hong Kong trên một chuyến bay tới Moscow, Nga. Trong một bài phát biểu, chính quyền Hong Kong cho hay, "họ không có cơ sở pháp lý" nào để ngăn cựu nhân viên CIA rời khỏi nơi này.
24/6/2013: Chính phủ Mỹ lại được một phen hoang mang khi Snowden, người đang khiến dư luận quốc tế nổi sóng, biến mất giữa Moscow. Theo AFP,Snowden đã không hề lên chuyến bay của hãng Aeroflot mà cựu nhân viên CIA này từng đặt để tới Havana, thủ đô Cuba. "Người thổi còi" dự định sẽ từ Cuba chạy sang Ecuador để tị nạn ở quốc gia Nam Mỹ này.
Cũng trong sáng qua, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Ecuador đã công bố thư xin tị nạn của Snowden tại nước này, đồng thời cho biết "sẽ đưa ra quyết định dựa trên hiến pháp và nghĩa vụ quốc tế cũng như chủ quyền của đất nước chúng tôi".
Ecuador cũng là nơi đang che chở cho người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, tại đại sứ quán nước này ở Anh.
Theo VNE
Người tiết lộ bí mật của chính phủ Mỹ xin tị nạn ở Ecuador Chính phủ Ecuador đã nhận yêu cầu tị nạn của Edward Snowden, người tiết lộ chương trình theo dõi bí mật của Mỹ và đang là tâm điểm chú ý của toàn thế giới những ngày này. Người dân thể hiện sự ủng hộ đối với Edward Snowden tại Hong Kong hôm 13/6. Ảnh: AFP. Ông Ricardo Patino, Ngoại trưởng Ecuador, xác nhận...