Tình báo Mỹ nói Trung Quốc muốn Trump thất cử
Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia nói rằng Trung Quốc muốn Trump thất cử vì nhận định ông là người khó đoán.
“Trung Quốc đang mở rộng nỗ lực gây ảnh hưởng trước tháng 11 để định hình môi trường chính sách ở Mỹ, gây áp lực lên các chính trị gia mà họ coi là đi ngược với lợi ích của Trung Quốc, đồng thời làm chệch hướng và phản bác những chỉ trích về Trung Quốc”, William Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia ra tuyên bố trên trang web của cơ quan ngày 7/8.
Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia William Evanina trong một hội nghị tại Washington tháng 10/2017. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi đánh giá Trung Quốc thích việc Tổng thống Trump – người Bắc Kinh coi là khó đoán – không đắc cử hơn”, Evanina nói thêm.
Ông dẫn chứng những lời chỉ trích ngày càng gay gắt của Trung Quốc về cách Trump xử lý Covid-19, việc Mỹ yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và lập trường của Mỹ với hành động của Trung Quốc ở Hong Kong và Biển Đông.
Video đang HOT
“Bắc Kinh nhận ra rằng tất cả nỗ lực này có thể ảnh hưởng đến cuộc đua vào Nhà Trắng”, Evanina nói.
Evanina cho biết Iran đang sử dụng thông tin sai lệch trên mạng xã hội để chia rẽ đất nước và gây hại cho Trump còn Nga can thiệp để gây hại cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
“Nga đang sử dụng một loạt biện pháp để bôi nhọ Biden”, ông nói, chỉ ra rằng Moskva từng công khai chỉ trích Biden khi ông còn là phó tổng thống vì vai trò của ông trong các chính sách của chính quyền Obama đối với Ukraine và phe đối lập ở Nga.
“Những nỗ lực của nước ngoài nhằm gây ảnh hưởng hoặc can thiệp vào cuộc bầu cử là mối đe dọa trực tiếp với nền dân chủ của chúng ta”, ông nói.
Nhiều đánh giá của các cơ quan tình báo Mỹ kết luận trong mùa bầu cử năm 2016, Nga đã hành động để thúc đẩy chiến dịch tranh cử của Trump và làm suy yếu đối thủ Hillary Clinton. Trump từ lâu đã phản đối kết luận này, Nga cũng bác bỏ cáo buộc.
Hồi tháng 4, Trump cho rằng Trung Quốc muốn Biden đắc cử để giảm áp lực của Washington đối với Bắc Kinh về thương mại và những vấn đề khác. “Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tôi thất bại trong cuộc đua này”, Tổng thống Mỹ nói. Bắc Kinh sau đó khẳng định họ không quan tâm tới việc can thiệp bầu cử Mỹ.
Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô: Lợi bất cập hại
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể bị ảnh hưởng nếu doanh nghiệp nước ngoài coi việc Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô là dấu hiệu của bất ổn lớn.
Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Đầu tuần này, Mỹ đã đóng cửa lãnh sự quán ở thành phố Thành Đô, tây nam Trung Quốc theo yêu cầu của Bắc Kinh để đáp trả việc Mỹ đóng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston vài ngày trước đó trong bối cảnh quan hệ giữa hai siêu cường leo thang căng thẳng gần đây.
Thành Đô là thành phố với khoảng 16 triệu dân, được đánh giá là có vị trí chiến lược về kinh tế cũng như địa chính trị. Đó là lý do Mỹ lựa chọn đặt tổng lãnh sự quán tại đây.
"Việc đóng cửa lãnh sự quán (ở cả Mỹ và Trung Quốc) đồng nghĩa với dấu chấm hết cho một mối quan hệ và khiến nhiều người cảm thấy buồn", Pang Zhongying, chuyên gia đối ngoại tại Bắc Kinh, nhận định.
Jeff Moon, tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô từ năm 2003 đến 2006 và hiện là người đứng đầu Viện nghiên cứu, cố vấn về Trung Quốc, nhận định diễn biến mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc và không có lợi cho cả hai bên.
Với nhiều người dân địa phương, lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô là biểu tượng của mối quan hệ Trung - Mỹ, là cửa sổ để nhìn sang Mỹ và thế giới.
Việc lãnh sự quán bất ngờ bị đóng cửa đồng nghĩa họ sẽ gặp không ít bất tiện. Các hoạt động từ xin thị thực, du học hay chữa bệnh tại Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, các liên lạc với đối tác Mỹ cũng sẽ bị hạn chế. Quan trọng hơn, nó đồng nghĩa nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành Đô và các địa phương trong khu vực bị ảnh hưởng và họ có thể mất đi những cơ hội kinh doanh.
Tính đến cuối năm 2018, Thành Đô đã thu hút 285 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, SCMP dẫn thông tin giới chức địa phương cho biết.
Ông Benjamin Wang, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở tây nam Trung Quốc, hồi tháng 3 cho biết, kể từ năm 2008, Thành Đô đã trở thành lựa chọn đầu tư hàng đầu trong số các thành phố cấp hai. Ông Wang cho biết thêm, chiến lược "Hướng Tây" của Trung Quốc càng củng cố thêm tầm quan trọng của Thành Đô.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giới đầu tư có thể coi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là một bất ổn lớn, đe dọa đến môi trường kinh doanh. Do vậy Thành Đô sẽ mất dần sức hút với doanh nghiệp nước ngoài.
"Tác động kinh tế có thể thấy đó là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đánh giá đó là rủi ro chính trị gia tăng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung. Điều đó không có nghĩa là các công ty nước ngoài ở Trung Quốc sẽ ngay lập tức rời đi nhưng rủi ro kinh doanh tăng lên sẽ khiến họ trì hoãn các kế hoạch làm ăn mới ở khu vực, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh khác. Khó có thể đo đếm chính xác tác động, nhưng rủi ro đó là có thật và sẽ ảnh hưởng đến tây nam Trung Quốc", ông Jeff Moon nói.
Mỹ căng thẳng vì ngân sách cứu trợ Covid-19 Tại Mỹ, các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa chưa thể đạt được sự đồng thuận về dự luật ngân sách cứu trợ Covid-19. Các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 ở TP.Houston, bang Texas ẢNH: AFP Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows (đảng Cộng hòa) hôm qua 29.7...