Tình báo Mỹ mất quyền nghe lén điện thoại
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ ( NSA) đã mất quyền thu thập dữ liệu, nghe lén điện thoại sau khi một số điều luật then chốt trong bộ luật PATRIOT hết hiệu lực vào giữa đêm 31.5.
Trụ sở NSA tại bang Maryland, Mỹ – Ảnh: Reuters
Bộ luật PATRIOT là từ viết tắt tên tiếng Anh của “Bộ luật đoàn kết và Tăng cường sức mạnh nước Mỹ bằng cách cung cấp những công cụ phù hợp cần thiết để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố”, được Tổng thống Mỹ lúc bấy giớ George W. Bush ký thông qua vào ngày 26.10.2001, theo AFP.
Video đang HOT
Đến ngày 26.5.2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua PATRIOT mở rộng, bổ sung ba điều luật then chốt của PATRIOT. Theo đó, NSA được phép thu thập dữ liệu điện thoại, nghe lén điện thoại và do thám những “con sói đơn độc” (những cá nhân bị tình nghi một mình tiến hành những vụ tấn công khủng bố), theo BBC.
Những điều luật then chốt này hết hiệu lực vào nửa đêm 31.5 (giờ địa phương) sau khi Thượng viện Mỹ đã có phiên tranh luận nhưng không thể nhất trí về việc tiếp tục mở rộng PATRIOT. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul, ứng viên bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, được cho là nhân vật gây tác động lên Thượng viện Mỹ.
Các quan chức tình báo Mỹ và Nhà Trắng cảnh báo động thái trên của Thượng viện Mỹ đe dọa an ninh nước Mỹ.
Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ John Brennan cảnh báo những chương trình do thám nếu mất hiệu lực sẽ làm gia tăng mối đe dọa tấn công khủng bố, khẳng định việc thu thập dữ liệu, nghe lén điện thoại chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ người dân Mỹ.
Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ lại bỏ phiếu ủng hộ dự thảo bộ luật Tự do, được Nhà Trắng hậu thuẫn, sau khi được Hạ viện thông qua. Bộ luật này sẽ tăng cường kiểm soát việc thu thập dữ liệu phục vụ công tác điều tra và có khả năng được thông qua trong những ngày tới.
Vào năm 2013, cựu nhân viên NSA là Edward Snowden đã gây chấn động dư luận thế giới sau khi cung cấp tài liệu mật của NSA cho báo đài, phơi bày chương trình do thám của NSA nghe lén điện thoại hàng triệu người, bao gồm những vị nguyên thủ quốc gia và thậm chí cả người dân không phải là nghi phạm khủng bố.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ dùng bê bối FIFA để đánh lạc hướng vụ NSA
Theo đài Sputnik của Nga, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Đức, Quốc hội Đức đã yêu cầu công bố danh sách khoảng 500.000 đối tượng bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) giám sát tại Đức trước ngày 6/6. Tuy nhiên, Washington đã chèo lái báo giới và công luận vào vụ việc liên quan đến Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA).
Các quan chức FIFA bị bắt giữ do bị tình nghi nhận hối lộ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài trên, vụ bê bối bóng đá được thiết kế trong thời gian dài nhằm chuyển sự chú ý của mọi người đến những chi tiết có khả năng chọc giận đối tượng đông đảo - những người hâm mộ bóng đá, vốn dễ tin vào mọi sự như diễn ra trên sân cỏ mà không hiểu hết tiểu tiết phức tạp của tình hình. Hành động này nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người dân châu Âu bình thường, vốn lo ngại và tức giận về hoạt động hợp tác do thám Mỹ-Đức đối với mọi người và mọi công việc ở châu Âu. Trước vụ bê bối của FIFA, câu hỏi chính yếu mà các chính trị gia châu Âu thường nghe là: "Duy trì chính quyền làm gì khi ngay cả những nhân vật đứng đầu quốc gia có chủ quyền vẫn cho phép Mỹ do thám đồng minh?".
Đáng chú ý là trong bối cảnh bê bối FIFA, thậm chí tờ "Washington Post" của Mỹ cũng đăng tải một bài báo nêu câu hỏi: người Mỹ có quyền gì khi vừa sai khiến châu Âu, vừa cố phanh phui hành vi tham nhũng trong tổ chức chuyên ngành quốc tế mà Mỹ có quan hệ ít ỏi đến mức tối thiểu khi nước này không phải là 1 cường quốc bóng đá. Washington đang cố gắng "ghi bàn thắng" trong mọi vụ bê bối, còn bản thân họ ngang nhiên vi phạm tất cả các quy tắc của luật chơi quốc tế.
Theo Báo Tin Tức
"Vận đen" của Cục Tình báo Liên bang Đức Cục Tình báo Liên bang Đức (BND) lại tiếp tục phải trải qua những ngày sóng gió khi liên tiếp bị các tờ báo lớn phanh phui nhiều hoạt động liên quan công việc do thám mà dư luận nước này cho rằng BND đã tiếp tay cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Châm ngòi cho vụ lùm xùm mới...