Tình báo Mỹ giúp dì Kim Jong-un mở tiệm giặt ủi ở New York
Truyền thông Mỹ ngày 27.5 cho biết dì của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được tình báo Mỹ hỗ trợ tiền để mở tiệm giặt ủi ở thành phố New York.
Bà Ko Yong-hui và Kim Jong-un lúc thiếu thời. ĐÀI TRUYỀN HÌNH TRIỀU TIÊN KCTV
Bà Ko Yong-suk, em gái của mẹ lãnh đạo Kim Jong-un, đã đào tẩu sang Mỹ vào năm 1998 và dùng số tiền 200.000 USD mà Cục tình báo trung ương Mỹ ( CIA) đưa cho bà để mua một căn nhà ở New York, theo tờ The Washington Postngày 27.5.
Bà Ko hiện sống với chồng tên Ri cùng ba đứa con trong căn nhà ở New York có treo ảnh lãnh đạo Kim thời niên thiếu.
“Bạn bè ở đây bảo tôi rất may mắn, rằng tôi có mọi thứ. Con cái tôi được học ở trường tốt và chúng rất thành công, và tôi có người chồng có thể làm được mọi thứ”, bà Ko trả lời phỏng vấn tờ The Washington Post.
Truyền thông thế giới dự đoán tuổi của lãnh đạo Kim là 33-34. Nhưng theo bà Ko, ông Kim sinh năm 1984. Bà Ko nói bà có thể chắc chắn về năm sinh của lãnh đạo Kim bởi vì con trai bà sinh cùng năm với ông Kim. “Kim Jong-un và con trai tôi chơi rất thân với nhau kể từ lúc còn bé. Tôi từng thay tã cho hai đứa”, bà Ko nói.
Video đang HOT
Vào năm 1996, ông Kim lúc đó mới 12 tuổi được đưa đến Thụy Sĩ để học trường quốc tế. Và vợ chồng bà Ko được giao nhiệm vụ đến Thụy Sĩ chăm sóc ông Kim.
“Chúng tôi đã sống chung trong một căn nhà bình thường, như một gia đình bình thường. Tôi phải đóng vai làm mẹ cho Kim. Tôi đã động viên Kim đưa bạn về nhà chơi bởi vì chúng tôi muốn con cái tôi và Kim có một cuộc sống bình thường. Tôi nấu ăn cho bọn trẻ. Chúng ăn bánh và cùng nhau chơi Lego”, bà Ko kể lại thời chăm sóc ông Kim ở Thụy Sĩ.
Lúc bé, sở thích chính của ông Kim là bóng rổ, ông thích đến nỗi ngủ cùng quả bóng rổ, bà Ko nói.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. REUTERS
Tuy nhiên, vì một lý do chưa thể giải thích, bà Ko và chồng quyết định từ Thụy Sĩ đào tẩu sang Mỹ vào năm 1998. Họ đến được Mỹ sau khi chạy vào Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Bern (Thụy Sĩ).
Cuối cùng, vợ chồng bà Ko cũng định cư ở New York, nơi họ bắt đầu cuộc sống mới với tên mới, nhưng The Washington Post không thể tiến lộ danh tính mới.
chồng bà Ko mở tiệm giặt ủi nhờ vào hỗ trợ tài chính từ CIA. Ông Ri cho hay vợ chồng ông không tiết lộ bất kỳ bí mật quốc gia nào của Triều Tiên cho CIA. “CIA nghĩ rằng chúng tôi chắc chắn phải biết một số bí mật, nhưng chúng tôi thật sự chẳng biết gì”, ông Ri nói.
Ông Ri cho biết thêm: “Chúng tôi chỉ chăm sóc con cái cùng Kim Jong-un và giúp chúng học hành tử tế… Chúng tôi chẳng biết bất kỳ bí mật quân sự hay bí mật về vũ khí hạt nhân nào của Triều Tiên”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Đao phủ cuối cùng trong bộ tứ khét tiếng của IS bị lật mặt
El Shafee Elsheikh được xác định là kẻ thứ 4 trong nhóm bộ tứ đao phủ, biệt danh "Beatles" của Nhà nước Hồi giáo.
El Shafee Elsheik. Ảnh: Washington Post.
Washington Post ngày 23/5 đưa tin giới chức tình báo Anh và Mỹ xác định El Shafee Elsheikh, 27 tuổi, là thành viên thứ 4 trong "Beatles", nhóm đao phủ 4 người của Nhà nước Hồi giáo (IS).
BuzzFeed cho biết Elsheikh sinh sống tại White City, phía tây London. Elsheikh đến Anh năm 5 tuổi khi cùng gia đình tháo chạy khỏi nội chiến Sudan. Người này sau đó học ngành kỹ sư cơ khí.
Maha Elgizouli, mẹ của Elsheikh, nói con trai, từng là người "hoàn hảo", đến Syria năm 2012 do bị cực đoan hóa sau khi nghe nhiều bài giảng tại các nhà thờ Hồi giáo ở London. Elsheikh vẫn liên lạc với một số người bạn và người thân, ngoại trừ bà.
"Nó bây giờ không phải con trai tôi. Nó không phải người tôi từng nuôi nấng", bà nói.
"Beatles" bắt đầu thu hút sự chú ý khi thành viên tên Mohammed Emwazi, biệt danh "phiến quân John", dùng dao chặt đầu hàng loạt con tin, trong đó có hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff. Emwazi bị máy bay không người lái tiêu diệt ở Syria năm ngoái.
Hai thành viên còn lại trong "Beatles" là Alexanda Kotey, chưa rõ vị trí, và Aine Davis, đang bị tạm giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ. "Beatles" đã hành quyết 7 con tin người Mỹ, Anh và Nhật Bản cùng 18 thành viên quân đội Syria.
Như Tâm
Theo VNE
Hàn Quốc nói có thêm nhân viên nhà hàng Triều Tiên bỏ trốn Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận có thêm một số nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở nước ngoài bỏ trốn và xin tị nạn. Cờ Triều Tiên và Trung Quốc phía ngoài một nhà hàng Triều Tiên ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Một số người Triều Tiên đã rời bỏ công việc tại nhà...