Tình báo Mỹ do thám 122 lãnh đạo thế giới
Cơ sở dữ liệu của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) chứa đựng các thông tin thu thập được trong quá trình do thám hơn 100 nhà lãnh đạo, tiết lộ mới của kẻ tiết lộ bí mật Mỹ Snowden cho thấy.
Báo Der Spiegel của Đức đã xem được toàn bộ một bản trình bày tối mật do Trung tâm sao chép dữ liệu của NSA thực hiện. Trung tâm này chịu trách nhiệm về việc phân tích tự động mọi dữ liệu bằng chữ.
Theo tài liệu rò rỉ, lãnh đạo của 122 nước nằm trong số những mục tiêu cấp cao của tình báo Mỹ. Tuy nhiên, Der Spiegel chỉ tiết lộ 12 tên như một ví dụ.
Với tên các nhà lãnh đạo bị do thám được xếp theo thứ tự abc, bản danh sách bắt đầu với vần A Abdullah Badawi, cựu Thủ tướng Malaysia. Tiếp đó là Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, người dường như được đứng ở phía đầu danh sách do được đề cập theo bí danh là Abu Mazin.
Danh sách của những nhà lãnh đạo thế giới bị Mỹ do thám còn có cả tên người đứng đầu Peru, Somalia, Guatemala và Colombia, sát cạnh tên ông Aleksander Lukashenko của Belarus.
Video đang HOT
Bản danh sách kết thúc với tên Yulia Tymoshenko ở vị trí 122. Bà Tymoshenko làm Thủ tướng Ukraina từ 2-9/2005 và 12/2007 tới 3/2010.
Thủ tướng Đức cũng có tên trong danh sách, tên bà nằm giữa tên cựu Tổng thống Mali Amadou Toumani Toure và nhà lãnh đạo Syria Bashar Assad.
Tài liệu trên chỉ ra rằng Thủ tướng Đức cũng nằm trong nhóm Dữ liệu kiến thức mục tiêu (TKB) gồm cả tiểu sử hoàn chỉnh của đối tượng bị do thám.
Hệ thống nhận diện tên tự động – Nymrod, chuyên xử lý các bản chép của những bản fax, cuộc điện thoại và liên lạc bằng máy tính bị nghe lén, đã cung cấp khoảng 300 đoạn trích về bà Merkel, Der Spiegel viết.
Các tác giả của bản trình bày trên đặc biệt nhấn mạnh tới tính hiệu quả của việc do thám tự động và phần bảo quản bằng tay các dữ liệu mục tiêu cấp cao là quá trình chậm chạp và khó nhọc.
Các tiết lộ mới của Snowden rất có ý nghĩa với Đức vì nó chứng tỏ Thủ tướng Merkel là mục tiêu do thám chính thức của Mỹ
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Tiết lộ mới về chương trình do thám của Mỹ
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) có thể thu thập và khôi phục hàng tỷ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia nào thông qua các chương trình đặc biệt, được coi là "cỗ máy thời gian" không giới hạn khả năng do thám của đặc vụ Mỹ. Đây là những thông tin mới nhất trong loạt bê bối tình báo do cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Tờ "The Washington Post" (Bưu điện Washington) số ra ngày 18/3 dẫn tài liệu của Snowden cho biết hai chương trình có tên MYSTIC và RETRO có thể kiểm soát toàn bộ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia mục tiêu trong thời gian là một tháng. Trong thời gian này, MYSTIC với chức năng thu thập giọng nói cho phép NSA thu thập hàng tỷ cuộc thoại mỗi ngày, trong khi đó khả năng phục hồi dữ liệu của RETRO có thể giúp tình báo Mỹ tìm lại cuộc thoại bị xóa bỏ trước đó trong trường hợp cần thiết.
Theo yêu cầu của quan chức tình báo nước này, "The Washington Post" đã không tiết lộ chi tiết những nước nằm trong diện giám sát và những nước có thể là mục tiêu của giới chức an ninh Mỹ. Nếu các thông tin trên là chính xác, hai công cụ này có thể mang lại NSA quyền năng khổng lồ trong việc theo dõi và thu thập toàn bộ thông tin của các nước trên thế giới mà không gặp bất cứ rào cản nào. "The Washington Post" cho biết thêm hoạt động của MYSTIC và RETRO còn nhắm tới các cuộc thoại của chính người dân Mỹ.
Ngay lập tức, NSA ra thông cáo báo chí. Tuy không bình luận về thông tin mới này, song NSA tái khẳng định hoạt động tình báo của cơ quan này nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép, tôn trọng quyền riêng tư của công dân Mỹ cũng như người nước ngoài. NSA còn chỉ trích hành động tiết lộ và thu thập các công nghệ và công cụ do thám hợp pháp của Snowden, cho rằng việc này không chỉ gây tổn hại cho an ninh quốc gia mà còn phủ bóng đen lên quan hệ của Mỹ với nhiều nước, trong đó có cả các đồng minh gần gũi của Washington.
Trong một tuyên bố mới, Snowden, người hiện đang hưởng quy chế tạm trú ở Nga, tuyên bố sẽ tiếp tục công bố nhiều thông tin nhạy cảm trong thời gian tới.
Bất chấp mọi giải thích và biện minh của chính phủ, giới phân tích bày tỏ quan ngại phạm vi hoạt động không giới hạn của NSA đang đe dọa các quyền tự do và riêng tư của người Mỹ. Giải pháp nhanh nhất và hiệu quả hiện nay chính là áp đặt quy chế nhằm kiểm soát hoạt động do thám của giới tình báo nước này.
Theo Báo Tin tức
Mỹ chưa muốn đẩy nhanh cải cách NSA Tiến trình cải cách hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đang bị chững lại tại Quốc hội khi cả hai Ủy ban Tư pháp Thượng viện và Hạ viện nước này chưa muốn đưa hai dự luật nhằm tăng cường giám sát các chương trình do thám của NSA ra thảo luận để thông qua. Phóng...