Tình báo Hoa Nam tung tin Đài Loan ngầm giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc?
Đài Loan đã được lệnh của Mỹ phải giúp Việt Nam sử dụng hệ thống P3C để đối phó với các tàu ngầm hải quân Trung Quốc. Đài loan có 2 ưu thế lớn…
Đài Phượng Hoàng Hồng Kông có quan điểm thân Bắc Kinh ngày 8/1 đưa tin, đối mặt với sức mạnh (và các hành động bành trướng lãnh thổ) ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đang tìm cách phát triển năng lực phòng thủ, trong đó tập trung vào khả năng chống tàu ngầm và đã đẩy mạnh hợp tác quân sự với cả Mỹ và Nga. Theo lệnh Hoa Kỳ, Đài Loan đã bí mật giúp đỡ Việt Nam đối phó với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc?!
6 tàu ngầm Việt Nam mua của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ lại trở thành đề tài không ngớt của truyền thông Trung Quốc. Họ đang cố thêu dệt về cái gọi là “mối uy hiếp từ Việt Nam” để biện minh cho các hành động leo thang cải tạo bất hợp pháp ngoài quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hợp tác quân sự Mỹ – Việt – Nga ở Biển Đông, cả ba bên đều có lợi
Hãng truyền thông này bình luận, chiến lược phát triển quân sự của Việt Nam hiện nay đang tập trung vào lực lượng và thiết bị chống ngầm với hy vọng có thể kiềm chế các hoạt động (bất hợp pháp) của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông vốn đang căng thẳng. Theo Phượng Hoàng, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng lớn vũ khí của Nga và Hoa Kỳ, bao gồm các thiết bị chống tàu ngầm, mà cụ thể là tàu ngầm Trung Quốc.
Phượng Hoàng bình luận, nếu như Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự là để cùng kiềm chế các hành động quân sự (bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá) của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Nga phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Việt Nam chủ yếu để bán vũ khí, kiếm nhiều tiền hơn. Phượng Hoàng cho rằng, trong mối quan hệ này xung quanh vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam, Hoa Kỳ và Nga đều nhận được những gì mình muốn.
Kênh truyền hình này tự tin cho rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần, buộc Việt Nam phải “bí mật” mua sắm vũ khí của Nga và Mỹ. Phượng Hoàng thống kê, chỉ trong năm 2014 Mỹ đã phái các quan chức cấp cao và các lãnh đạo tập đoàn sản xuất vũ khí “bí mật thăm Việt Nam” hơn 20 lần. Tuy nhiên Phượng Hoàng không nói rõ nguồn gốc thông tin này ở đâu ra.
Vấn đề ở chỗ một khi 2 nước “bí mật giao dịch” như Phượng Hoàng nói thì đài này làm sao có thể thống kê? Vậy nguồn tin này là do “Hoa Nam tình báo mớm cho Phượng Hoàng”, hay đài này muốn giật gân câu khách?
Theo Phượng Hoàng, trong các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Việt Nam, Washington đã đồng ý bán cho Việt Nam 5 tàu tuần tra cũ và sẽ được chuyển giao trong năm nay. Nhưng kênh truyền hình này cho rằng, trong thực tế 5 tàu tuần tra này của Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng để Việt Nam tổ chức các cuộc tuần tra trên khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc lần lượt thừa cơ cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1956, 1974 – PV).
Bình luận viên đài Phượng Hoàng đang thao thao bất tuyệt về những cái gọi là “tin tình báo” về hoạt động hợp tác quân sự Việt – Mỹ – Nga – Đài ở Biển Đông.
Một vấn đề quan trọng nữa trong hợp tác quân sự Việt – Mỹ theo Phượng Hoàng là, Washington đã cam kết bán cho Việt Nam 4 máy bay săn ngầm P3C mà đài này cho là “một tin rất quan trọng”. Trong năm 2015 Hoa Kỳ sẽ thực hiện cam kết này bằng việc bàn giao cho Việt Nam 2 máy bay P3C, đồng thời cung cấp cả hệ thống radar tiên tiến để phát hiện tàu ngầm Trung Quốc. Theo Phượng Hoàng, máy bay chống ngầm mà Mỹ bán cho Việt Nam cũng giống phiên bản bán cho Đài Loan.
Báo Trung Quốc lo Việt Nam “khó kết hợp vũ khí Mỹ – Nga tác chiến chống tàu ngầm Trung Quốc”, Đài Loan là chìa khóa
Đài Phượng Hoàng tỏ ra “lo lắng thay” cho Việt Nam vì khi đã mua P3C của Hoa Kỳ, đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải mua thủy lôi đi kèm. Loại thủy lôi này một khi P3C trinh sát phát hiện mục tiêu tàu ngầm sẽ phát huy hiệu quả và uy lực tấn công rất lớn. Ngoài ra Việt Nam cũng hy vọng sẽ được sử dụng dịch vụ duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp vũ khí của Mỹ một khi mua P3C.
Cái khó thứ 2 của Việt Nam theo bình luận của Phượng Hoàng là, đại đa số vũ khí chiến lược của Việt Nam xuất xứ từ Nga, mà điển hình là 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636MV. Một khi tác chiến chống tàu ngầm đối phương tấn công mà sử dụng P3C để chỉ huy, làm thế nào để kết nối, kết hợp 2 hệ thống khác nhau của Nga và Mỹ đang là vấn đề Phượng Hoàng cho là “Việt Nam khá đau đầu”.
Đặc biệt, tính báo mật của hệ thống thông tin và điều kiện kết nối giữa 2 hệ thống hoàn toàn khác nhau sẽ được giải quyết và vận hành phối hợp như thế nào? Nhưng “thông tin tình báo mới nhất” Phượng Hoàng có được là Đài Loan đã bí mật giúp Việt Nam, trong khi danh sách vũ khí Nga bán cho Việt Nam đã có. Nga kiếm được một khoản và sẽ giúp Việt Nam đối phó với tàu ngầm Trung Quốc, “tin tình báo” của Phượng Hoàng cho biết.
Đài Phượng Hoàng cho rằng trong vài năm qua, Nga đã bán cho Việt Nam tên lửa đất đối hạm phiên bản mới nhất K300P có thể hình thành khả năng phong tỏa và tấn công các chiến hạm hạng nặng của Trung Quốc một khi nổ ra xung đột quân sự. Ngoài ra “tin tình báo” của Phượng Hoàng còn cho rằng Nga đã bán cho Việt Nam tên lửa phòng không mà đài này ký hiệu là (00:04:39) cùng với 32 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2. Máy bay Su-27, trực thăng vũ trang, radar giám sát điện tử, các tàu hải quân mang tên lửa….cũng được Nga bán cho Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã khiến báo chí Trung Quốc tốn không ít giấy mực bình luận.
Phượng Hoàng lưu ý, 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636MV Nga bán cho Việt Nam tiên tiến, hiện đại hơn 12 tàu ngầm Kilo 636 Moscow bán cho Bắc Kinh. Ngoài ra Nga cam kết sẽ giúp Việt Nam đào tạo lực lượng bộ đội tàu ngầm tại Nga và tại Ấn Độ.
Video đang HOT
Sau khi Việt Nam có được tàu ngầm hiện đại từ Nga, Phượng Hoàng cho rằng nhu cầu tiếp theo sẽ là nâng cao năng lực trinh sát chống tàu ngầm từ xa, vì vậy việc Mỹ bàn giao P3C cho Việt Nam trong năm nay trở thành một nhu cầu cấp thiết. Hiện tại Việt Nam đã phái người sang Đài Loan và Mỹ học cách vận hành các hệ thống của máy bay chống ngầm P3C, “tình báo Phượng Hoàng” cho biết.
Đồng thời, Việt Nam cũng đang gấp rút xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng bảo mật có thể sử dụng đối với cả 2 hệ thống vũ khí của Mỹ và Nga. Hơn nữa Đài Loan đã được lệnh của Mỹ phải giúp Việt Nam sử dụng hệ thống P3C để đối phó với các tàu ngầm hải quân Trung Quốc. Đài loan có 2 ưu thế lớn, một là hệ thống vũ khí trang bị của đảo này gần như hoàn toàn do Mỹ cung cấp, có kinh nghiệm vận hành sử dụng vũ khí chống tàu ngầm của Mỹ.
Thứ hai, Đài Loan cũng nắm được khá nhiều tin tình báo về hoạt động của quân đội Trung Quốc có thể chia sẻ với Việt Nam. “Tình báo Phượng Hoàng” tuyên truyền rằng, Đài Loan đã nhiều lần phái sĩ quan sang Việt nam để giao lưu các tin tức tình báo cũng như các sĩ quan hải quân Việt Nam đã “bí mật” sang Đài Loan huấn luyện?!
Đã là hoạt động tình báo, bí mật phải đặt lên hàng đầu. Có điều lạ là cứ theo như nội dung trong bài này, dường như chẳng có hoạt động quân sự nào của Việt Nam và các đối tác qua mắt được “tình báo Phượng Hoàng” hay “Hoa Nam tình báo cục – PV.
Tất nhiên những thông tin tương tự như trên do truyền thông nhà nước Trung Quốc tung ra không ai có thể kiểm chứng, nhưng chắc chắn một điều mục đích tung tin này không tốt đẹp gì mà chỉ nhằm bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, lấy cớ cho các hành động leo thang thay đổi hiện trạng, bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông hiện nay – PV.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc dìm hàng vũ khí khủng của thế giới
Với 5 trong số 10 sự kiện quân sự thế giới được điểm đầu tiên, tên lửa siêu thanh Mỹ được Trung Quốc đánh giá đứng số 1 về rơi...nhanh nhất.
Vừa qua, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã điểm lại 10 sự kiện quân sự thế giới được họ đánh giá là "nhất" theo các tiêu chí khác nhau. Trong 5 sự kiện đầu, tên lửa siêu thanh của lục quân Mỹ vừa phóng thử ngày 25-8-2014 được đánh giá là rơi...nhanh nhất.
1. Thiết bị bay siêu thanh AHW Mỹ: Nhanh... rơi nhất
Ngày 25-8-2014, một vụ phóng thử thiết bị bay siêu thanh AHW (Advanced Hypersonic Weapon) của lục quân Mỹ đã được thực hiện vào lúc 4 giờ sáng (giờ EDT) tại Tổ hợp phóng tên lửa Kodiak tại bang Alaska, gây ra một hiện tượng cầu lửa kỳ lạ trên bầu trời bang Alaska của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, quầng lửa này là hiện tượng sinh ra từ vụ nổ tên lửa đẩy mang theo một thiết bị bay siêu thanh, tấn công một mục tiêu giả định ở 1 khu vực phía Nam Thái Bình Dương, cách nơi phóng hơn 3000 dặm.
Sau khi quả tên lửa đẩy 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn bay lên được 4 giây thì phát sinh sự cố máy tính, chỉ huy phóng dưới mặt đất đã buộc phải ra lệnh hủy tên lửa để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Quả tên lửa đã nổ sau khi lệnh phá hủy được ban ra và đã rơi trở lại khu vực tổ hợp thử nghiệm.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Maureen Schumann cho biết, tên lửa không mang theo đầu đạn tấn công trong lần phóng thử này. Vụ việc đã gây ra thiệt hại nhỏ cho khu vực phóng nằm cách thành phố Kodiak 25 dặm.
AHW là loại thiết bị bay siêu thanh bí mật nhất của quân đội Mỹ, nằm trong chương trình chế tạo vũ khí tấn công tầm xa của lục quân, là một bộ phận cấu thành cực kỳ quan trọng trong chiến lược tấn công nhanh toàn cầu của quân đội Mỹ.
Vũ khí siêu thanh cải tiến (Advanced Hypersonic Weapon) là thiết bị bay mà Mỹ đang nghiên cứu có thể bay với tốc độ hành trình khoảng 3500 dặm/giờ - tương đương tốc độ âm thanh 5 Mach. Bởi vậy, nó được coi là có khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Thiết bị bay siêu thanh của Mỹ bị Trung Quốc đánh giá là rơi nhanh nhất
Hiện quân đội Mỹ đang triển khai 4 dự án chế tạo thiết bị bay siêu thanh khác nhau. Ngoài chương trình này ra, còn có X-51 Waverider và HIFiRE (Hypersonic Flight International ) của không quân, HTV-2 Phalcon (Hypersonic Technology Vehicle 2) của hải quân,
2. Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant: Chậm trễ nhất
Đây không phải là lần đầu tiên người Ấn Độ làm quen với từ "chậm". Máy bay chiến đấu hạng nhẹ quốc nội HAL Tejas sau 30 năm mới bay thử chuyến đầu tiên, xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun MK-2 mất tới 20 năm mới "tu thành chính quả", còn tàu khu trục nội địa lớp Kolkata cũng chế tạo tới 10 năm mới hoàn tất.
Ấn Độ là quốc gia thứ 5 trên thế giới tự thiết kế và đóng hàng không mẫu hạm. Tàu sân bay này có lượng giãn nước trên 40.000 tấn, ước tính giá trị khoảng 4-5 tỷ USD và được đặt tên là INS Vikrant. Và tất nhiên là tàu sân bay quốc nội của nước này cũng tiếp tục "phát huy ưu thế" chậm trễ.
Kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn được bắt đầu triển khai vào năm 2003. Ban đầu, Ấn Độ có kế hoạch hạ thủy con tàu này vào tháng 10/2010 nhưng phải đến tháng 8-2013 nó mới được hạ thủy khi mới hoàn tất 30% kế hoạch (Bộ quốc phóng Ấn Độ thông báo là 75%).
Năm 2013, báo cáo cho biết tàu sân bay dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017, nhưng bước sang năm 2014, tiến độ hoàn thiện của INS Vikrant vẫn chưa có tiến triển gì. Người Ấn Độ đang "tự sướng" bằng tuyên bố "tàu sân bay quốc nội chúng ta đã hoàn tất kết cấu phần thượng tầng rồi cơ à? Nhanh quá!".
Trước tiến độ chậm chạp của chương trình này, đã có chuyên gia nhận định, có thể phải mất tổng cộng 20 năm (đến năm 2023) chiếc tàu sân bay này mới hình thành khả năng tác chiến ban đầu.
INS Vikrant có lượng giãn nước tối đa khoảng 40.000 tấn với chiều dài là 262m và rộng 60m. Nó có thể mang theo tối đa 30 máy bay chiến đấu các loại, đa phần là các mẫu tiêm kích hạm MiG-29K của Nga và máy bay tiêm kích hạng nhẹ HAL Tejas do Ấn Độ tự lực phát triển.
Tàu sân bay quốc nội của Ấn Độ INS Vikrant vẫn "hoang tàn" sau 1 năm hạ thủy
Hải quân Ấn Độ sẽ duy trì ít nhất một phi đội gồm 16 chiếc MiG-29 (trong đó có 4 chiếc MiG-29KUB biến thể huấn luyện 2 ghế ngồi) và 6 chiếc máy bay trực chỉ huy-cảnh báo sớm trên không Kamov Ka-31 và trực thăng chống ngầm Ka-28 trên tàu sân bay INS Vikrant để có thể bảo vệ vững chắc vùng bờ biển phía đông của nước này.
3. INS Sindhurakshak: Tàu ngầm xấu số nhất
Có lẽ trên thế gới, tàu ngầm Kilo S-63 INS Sindhurakshak của hải quân Ấn Độ là chiếc tàu ngầm xấu số nhất khi nó bị cháy tới 2 lần và cuối cùng đã phải kết thúc sớm vòng đời của mình một cách thảm liệt.
Năm 2010, Sindhurakshak đã bị cháy trong khi đang tiến hành bảo dưỡng định kỳ tại nhà máy đóng tàu ở Visakhapatnam, phía nam Ấn Độ. Vụ cháy đã khiến 1 kỹ thuật viên chết và 2 người khác bị thương bị thương, con tàu cũng bị hư hại nặng và mất một thời gian dài tu sửa.
Tháng 8-2013, chiếc tàu ngầm này lại một lần nữa bị cháy, nhưng lần này nó đã không còn khả năng sửa chữa được nữa. Khoảng 3h sáng ngày 14-8-2013, nó đã bất ngờ phát nổ và bốc cháy dữ dội, khi đang neo đậu tại cầu tàu của Nhà máy đóng tàu hải quân ở cảng Mumbai. Khi đó, trên tàu còn có 18 thủy thủ.
Qua quá trình điều tra, nguyên nhân vụ việc được xác định là do sai sót trong quá trình lắp ráp tên lửa Club-S đã kích phóng 2 quả tên lửa. 1 quả phóng trúng và phá tan cầu cảng, còn 1 quả nổ bên trong tàu ngầm khiến nó bị chìm làm 18 thủy thủ còn lưu trú trên tàu thiệt mạng.
Tháng 6 năm 2014, sau 10 tháng nằm dưới đáy biển, chiếc tàu ngầm này đã được trục vớt lên với hình hài rách nát và han gỉ. Ban đầu, hải quân Ấn Độ định đại tu và sửa chữa để nó tiếp tục phục vụ nhưng vì kinh phí quá lớn trong khi tuổi thọ của con tàu không còn dài nên đã hủy bỏ kế hoạch này.
Tàu ngầm Kilo INS Sindhurakshak đã kết thúc quá trình hoạt động
Tàu ngầm INS Sindhurakshak mang số hiệu S-63 là tàu ngầm thuộc lớp Kilo của Nga bàn giao cho Ấn Độ năm 1997, nằm trong khuôn khổ dự án chế tạo tàu ngầm 877EKM. Số phận của tàu ngầm Kilo hiện đại nhất của Ấn Độ đã chấm dứt sau 16 năm phục vụ, ngay khi nó vừa hoàn thành chuyến cải tạo, nâng cấp lớn từ Nga trở về.
4. Tàu sân bay trực thăng Mistral: Thương vụ phức tạp nhất
Có thể nói rằng, hợp đồng chế tạo tàu sân bay trực thăng lớp Mistral giữa Nga và Pháp là thương vụ mua bán quốc phòng phức tạp nhất thế giới không chỉ của năm 2014 mà còn trong toàn bộ lịch sử mua bán quốc phòng thế giới, xuất phát từ lí do chính trị chứ không liên quan đến các vấn đề kinh tế.
Tháng 6-2011, Paris và Moscow đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (1,66 tỷ USD) về việc Pháp chế tạo 2 chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho hải quân Nga. Đây là hợp đồng mua sắm lớn nhất của Nga với 1 quốc giá phương Tây, mở ra một chương mới trong lịch sử hợp tác quốc phóng Nga-NATO vào thời điểm đó.
Theo hợp đồng, chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok phải được bàn giao vào cuối năm 2014. Chiếc tàu thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao trong năm 2015. Tuy nhiên, đến nay, việc bàn giao vẫn chưa được thực hiện, do cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến ở quốc gia không hề có liên quan đến 2 nước này là Ukraine.
Hiện nay, đã quá thời hạn bàn giao chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Mistral (tháng 11-2014) nhưng Pháp nhất quyết không giao tàu cho Nga. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc bàn giao chiếc tàu này cho Nga, cho đến khi nào tình hình Ukraine tiến triển tốt đẹp.
Đáp lại, Nga tuyên bố sẽ kiện đòi Pháp phải bồi thường thiệt hại và rút lại tiền tạm ứng cho 2 chiếc tàu này. Đồng thời, Moscow cũng không cho phép Paris được bán tàu cho nước thứ 3, đặc biệt là NATO với lí do phần đuôi tàu được đóng ở Nga và các thiết bị thông tin trên tàu cũng do Nga thiết kế và lắp đặt.
Thương vụ mua bán tàu Mistral được coi là phức tạp nhất thế giới
Ngoài ra, nếu không bàn giao tàu, Paris cũng phải gánh chịu nhiều thiệt thòi khi hàng ngàn người lao động Pháp mất việc, không được trả lương, con đường xâm nhập vào thị trường phi truyền thống đã bị cắt đứt. Đồng thời, uy tín của ngành công nghiệp quốc phòng nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn trên đối với các khách hàng tiềm năng.
Hiện tại, hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral mà Nga đặt mua vẫn đang neo đậu tại cảng Saint-Nazaire của Pháp. Tàu Vladivostok đã hoàn thiện và có thể bàn giao bất cứ lúc nào, trong khi chiếc thứ 2 là Sevastopol vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, sau khi đã hạ thủy vào ngày 20-11-2014.
5. DDG-1000 Zumwalt: Hiện đại nhất
Hiện nay, khu trục hạm tàng hình thế hệ mới nhất lớp Zumwalt của Mỹ được coi là chiến hạm hiện đại nhất trên thế giới, do được áp dụng thiết kế tàng hình độc đáo và được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ; hệ thống điện tử tối tân và hệ thống chỉ huy, điều khiển tiên tiến nhất trên thế giới.
Tàu khu trục lớp Zumwalt được thiết kế và chế tạo bởi 4 nhà thầu chính, trong đó công ty Bath Iron phụ trách thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm tra và bàn giao. Còn Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries phụ trách chế tạo kết cấu tầng thượng bằng composite của DDG-1000 và DDG-1001, hệ thống phóng ở phần rìa ngoài phần đuôi.
2 nhà thầu còn lại là Công ty Raytheon phụ trách phát triển các hệ thống tác chiến, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính và phần mềm đồng thời đảm nhận tích hợp các hệ thống nhiệm vụ. Còn công ty hệ thống BAE sẽ cung cấp các hệ thống pháo hạm và vũ khí tấn công đối đất tầm xa.
Tàu khu trục lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m, tốc độ tối đa 30 knot (55,6 km/h), thủy thủ đoàn 148 người. Với kích thước lớn nhất thế giới trong số các khu trục hạm, DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương.
Khu trục hạm số 1 thế giới của Hải quân Mỹ USS Zumwalt đã gần hoàn thiện trong năm 2014
Khu trục hạm lớp Zumwalt còn mang theo tối đa 2 máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Sikorsky SH-60 Sea Hawk và 3 UAV MQ-8 Fire Scout. Lớp tàu này chỉ cần 130 thủy thủ, cùng với 28 nhân viên không quân vận hành các hoạt động cất và hạ cánh của 2 chiếc trực thăng, cùng các UAV.
Về vũ khí, tàu được lắp đặt hệ thống 20 modul phóng thẳng đứng Mk57 (mỗi modul 4 ống phóng) chứa được 80 quả tên lửa gồm nhiều loại khác nhau như: Tên lửa hành trình đối đất Tomhawk; tên lửa đối không tầm trung ESSM; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hạm đối hạm và tên lửa chống ngầm. Nó còn có 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm.
Tàu được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm (ở ngay trước tháp chỉ huy), bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile). Đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh. Nó có trọng lượng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km với cơ số đạn lên tới 750 viên.
Ngoài ra, bệ pháo này còn có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng máy tính, tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện tại.
Trong tương lai, tàu USS Zumwalt sẽ được tích hợp các công nghệ tiên tiến bậc nhất như súng điện từ nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, vũ khí laser hiện quân đội Mỹ đang phát triển, radar hiện đại theo dõi tên lửa đạn đạo
Theo nguồn tin Hải quân Mỹ, kể từ khi được hạ thủy ngày 28-10-2013, tiến trình hoàn thiện các hệ thống vũ khí, máy móc cho siêu hạm tàng hình USS Zumwalt (DDG-1000) diễn ra rất thuận lợi. Sau 1 năm hạ thủy, khu trục hạm số 1 thế giới của Hải quân Mỹ USS Zumwalt đã hoàn thiện tới 90% và sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Trong năm 2014, việc chế tạo DDG 1001 Michael Monsoor và DDG 1002 USS Lyndon B. Johnson cũng đang tiến triển và đã lần lượt hoàn thành được 78% và 8%.
Theo Đất Việt
Những máy bay của Lào, Campuchia khiến phi công Việt Nam phải mơ ước Được điều khiển những loại máy bay có trong trang bị của Lào và Campuchia sau đây vẫn là ước mơ của các phi công quân sự Việt Nam. 1. Máy bay vận tải hạng nặng Il-76 Máy bay Il-76TD thuộc sở hữu của Imtrec Aviation, Lào Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ phản lực...