Tình báo châu Âu ‘cấu kết’ nghe lén
Các nước châu Âu nổi đóa với việc Mỹ bí mật do thám các nước này. Nhưng thật ra cơ quan tình báo Anh (GCHQ) đã giúp tình báo Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển phát triển công nghệ do thám internet và điện thoại ở khắp châu Âu trong vòng 5 năm qua, theo tờ Guardian.
Các đĩa vệ tinh của cơ quan tình báo Anh GCHQ – Ảnh: Reuters
Tờ Guardian (Anh) ngày 1.11 dẫn các tài liệu mật do Edward Snowden, cựu nhân viên CIA, từng làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), cho biết GCHQ đã phối hợp với tình báo các nước kể trên tiến hành các hoạt động nghe lén điện thoại và theo dõi internet bằng cách gắn trực tiếp các thiết bị công nghệ vào đường cáp quang.
GCHQ còn giúp tình báo các nước kể trên “lách luật” phối hợp với các nhà mạng điện thoại, internet để bí mật nghe lén và theo dõi internet ở khắp châu Âu.
Video đang HOT
GCHQ cũng hợp tác với Úc, Canada, New Zealand và Mỹ, được gọi là “5 con mắt”, đã dùng các đại sứ quán Úc để bí mật nghe lén điện thoại ở khắp châu Á, trong đó có Việt Nam.
Giáo sư Charles Kupchan, thuộc đại học Georgetown, nhân viên cấp cao Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), nhận định các nước đồng minh do thám lẫn nhau mỗi ngày hằng thế kỷ qua, bởi vì một đồng minh hôm nay có thể là kẻ thù trong tương lai.
Các đại sứ quán là cánh tay đắc lực để các nước tiến hành các hoạt động do thám đồng minh, theo nhận định của ông Perter Earnest, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
“Thật là đạo đức giả khi các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu nói: “Trời ơi! Người Mỹ đang do thám chúng ta! Nhưng thật ra là chính các nước châu Âu cũng đang do thám Mỹ”, ông Earnest, hiện là giám đốc Bảo tàng do thám quốc tế ở thủ đô
Theo TNO
Ngoại trưởng Kerry: Tình báo Mỹ đã đi quá xa
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên chính thức thừa nhận rằng hoạt động do thám tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã đi quá xa.
Ngày 1/10, lần đầu tiên một quan chức cấp cao của chính quyền Obama đã lên tiếng thừa nhận hoạt động do thám quá tích cực của cơ quan tình báo và an ninh quốc gia Mỹ khi Ngoại trưởng John Kerry cho rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã "đi quá xa".
Sau nhiều lần lên tiếng bảo vệ chương trình do thám của Mỹ như một công cụ chống khủng bố hữu hiệu, ông Kerry cuối cùng đã phát biểu trong một hội nghị ở London rằng "trong một số trường hợp, tôi cũng như tổng thống thừa nhận rằng một số hoạt động (tình báo) đã đi quá xa, và chúng tôi đảm bảo rằng điều đó sẽ không lặp lại trong tương lai."
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: NSA đã đi quá xa
Ông Kerry đưa ra lời phát biểu này khi trả lời câu hỏi của các đồng minh châu Âu về thông tin trong 2 tuần vừa qua rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập dữ liệu hàng chục triệu cuộc điện thoại ở châu Âu và giám sát điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trong bài phát biểu của mình, ban đầu ông Kerry còn nói đùa rằng Ngoại trưởng Anh William Hague cũng phải trả lời câu hỏi này, vì nếu ông Hague không trả lời thì có nghĩa là Anh không có hoạt động do thám ở nước ngoài. Câu nói đùa này của ông Kerry ám chỉ tới quan điểm của Mỹ rằng các nước đồng minh vẫn thường do thám lẫn nhau.
Biện hộ cho hành động này, ông Kerry nói rằng sau vụ 11/9, Mỹ và các quốc gia khác nhận ra rằng họ phải đối mặt với một hình thức cực đoan mới, khi những kẻ khủng bố sẵn sàng cho nổ tung thân mình bất chấp sinh mạng của dân thường, và các biện pháp do thám của Mỹ là cần thiết để ngăn chặn điều này.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tiết lộ rằng năng lực tình báo của nước Mỹ đã không ngừng mở rộng và phát triển trong những năm vừa qua.
Đó là lý do ông Obama đang bắt đầu xem xét lại toàn diện hoạt động tình báo của Mỹ để bảo đảm rằng các cơ quan tình báo Mỹ không phải muốn làm gì cũng được.
Ông Obama cũng đã tuyên bố: "Trong điều kiện công nghệ ngày càng phát triển và khả năng thu thập tin tức tình báo ngày càng lớn hơn, tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ làm những việc đó một cách đúng đắn và phản ánh đúng giá trị của mình."
Theo ABC
Snowden 'sẵn sàng sang Đức làm chứng' Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden được cho là sẵn sàng sang Đức để làm chứng trong vụ bê bối nghe lén của Mỹ. Nhà lập pháp Đức, Hans Stroebele và Edward Snowden tại Moscow. Ảnh: AFP Nhà lập pháp thuộc đảng Xanh của Đức, Hans Christian Stroebele, hôm qua bất ngờ bay sang Moscow, Nga và nói chuyện với Snowden...