Tình báo Anh tiết lộ Tập đoàn Wagner “khét tiếng” của Nga đã triển khai tới miền đông Ukraine
Tình báo quân sự Anh cho biết một công ty quân sự tư nhân của Nga, Tập đoàn Wagner, đã được triển khai tới miền đông Ukraine.
Bà Valentina Demura, 70 tuổi, bên cạnh tòa nhà nơi căn hộ của bà bị phá hủy ở Mariupol, vào ngày 27/3. Ảnh CNN
“Họ dự kiến sẽ triển khai hơn 1.000 lính đánh thuê, bao gồm các lãnh đạo cấp cao của tổ chức, để thực hiện các hoạt động chiến đấu”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà thầu quân sự tư nhân của Nga vào tháng 12 vì đã hỗ trợ tài chính cho lính đánh thuê ở Ukraine, Libya và Syria.
Tập đoàn an ninh Wagner, với thành phần nòng cốt là cựu quân nhân Nga, bị truyền thông phương Tây cáo buộc tiến hành một cuộc “ chiến tranh bí mật” dưới danh nghĩa của điện Kremlin ở Ukraine, Syria và Cộng hòa Trung Phi (CAR) những năm gần đây.
Wagner là nhóm lính đánh thuê có các quy định nghiêm ngặt liên quan tới truyền thông và sử dụng mạng xã hội. Thành viên của Wagner bị tịch thu điện thoại khi đang làm nhiệm vụ và bị cấm đăng thông tin về hoạt động quân sự.
Video đang HOT
Thống đốc khu vực Tây Bắc Rivne của Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa vào một kho dầu.
Trong một địa chỉ video ngắn được đăng trực tuyến, Thống đốc Vitaliy Koval cho biết các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã sẵn sàng để xem xét một thỏa hiệp đối với các khu vực tranh chấp ở phía đông của đất nước, trước khi một vòng đàm phán khác diễn ra vào hôm nay 29/3.
“Tôi nhận thấy rằng không thể buộc Nga rời khỏi lãnh thổ hoàn toàn. Nó có thể dẫn đến Thế chiến III. Tôi hoàn toàn hiểu. Tôi hoàn toàn nhận thức được điều đó”, ông Zelensky nói. “Đó là lý do tại sao tôi nói, vâng, đây là một sự thỏa hiệp: Quay trở lại nơi mọi chuyện bắt đầu và sau đó chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề của Donbass, một vấn đề phức tạp của Donbass”.
Ông Zelensky nói thêm rằng cách duy nhất để kết thúc chiến tranh là một cuộc gặp trực tiếp với nhà lãnh đạo Nga, một khả năng mà Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ trước đó
Câu chuyện của người Việt sơ tán khỏi thành phố Mariupol ở Ukraine
Thành phố cảng chiến lược Mariupol ở niềm Nam Ukraine là điểm nóng nhất trong chiến dịch quân sự đặc biệt hiện nay ở Ukraine.
Đây là thành phố lớn nhất bên bờ Biển Azov, trung tâm sản xuất và xuất khẩu thép khổng lồ của Ukraine.
Trước khi xung đột xảy ra, có 19 gia đình người Việt sinh sống và buôn bán tại chợ trung tâm thành phố. Theo Tham tán Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng ban công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, hiện vẫn còn khoảng 16-17 người Việt bị kẹt ở Mariupol. Các Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và Ukraine đang rất quan tâm tới sự an toàn của họ.
Người dân sơ tán tránh xung đột nghỉ tạm tại khu vực gần Mariupol, Ukraine, ngày 17/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Nông Đức Nam, người Bạc Liêu và sang Mariupol từ năm 1988, kể gia đình ông có 5 người. Cậu con trai lớn Nông Đức Anh, sinh năm 2000 ở Kharkov hiện đã tản cư đến Vinnytsia, còn vợ người Ukraine, ông và hai người con 8 tuổi và 2 tuổi sống tại quân Zhoble ở Mariupol. Gia đình ông Nông Đức Nam phải xuống hầm trú ẩn cách nhà 1,5km.
Ông Nam kể: "Có 1000 người trú ẩn trong đó, lúc đầu 700 người về sau thêm 300 người... Không có nước, không có khí đốt, không có sóng điện thoại... Đến ngày 15-16/3 khát nước mà không dám uống phải để dành cho cháu bé". Dưới hầm tránh bom cả nhà ông đắp chung một chiếc chăn. Đến ngày 16/3, ông Nam quyết định sơ tán khỏi Mariupol. Ông Nam cho biết phải đi bộ 2km đến nơi tập trung để lên xe buýt của quân đội Nga đón, gia đình ông di chuyển đến địa điểm cách thành phố 30km. Ông và gia đình phải ở lại đó 1 tuần vì cháu nhỏ bị tiêu chảy, rồi sau đó được chở bằng xe buýt đến Taganrog thuộc tỉnh Rostov.
Ông cho biết quãng đường có 80km mà phải 24 tiếng mới đến được. Vào cửa khẩu của Nga đông quá phải chờ 12 tiếng ... Từ Taganrog xuống tàu về Tambov mất thêm 1 ngày nữa". Theo lời ông Nam, chợ trung tâm, nơi tất cả các gia đình người Việt sống ở Mariupol đều kinh doanh ở đó đã cháy rụi, "hàng hóa chuẩn bị để bán ngày 8/3 không còn gì".
Chị Phạm Thị Kim Thủy, sinh năm 1966, sống tại Mariupol từ năm 1992, cùng chồng và con gái 15 tuổi Lê Thị Thúy An, dù đã sơ tán an toàn đến thành phố Rostov của Nga song vẫn chưa hết bàng hoàng. Chị Thủy kể, ngày 22-23/2, chị vẫn ra chợ bán hàng. Tuy nhiên đến ngày 24/2 (thời điểm bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga), "thì sáng nghe thấy tiếng súng, mình không biết vẫn ra chợ bán hàng. Ra tới chợ thì chợ đóng cửa không cho bán nữa.... về nhà tưởng ở nhà chỉ tạm 1 tuần thôi, nhưng sau đó thấy bảo chiến sự ác liệt ở ngoài vùng ven thành phố vì Mariupol giáp với Donetsk... Từ hôm đó ngày nào cũng có tiếng súng nổ lớn, sau đó cắt điện, cắt nước, cuối cùng là cắt khí đốt, mạng Internet cũng không hoạt động".
Nhà chị Thủy ở trung tâm thành phố Mariupol. Ngày 8/3, gia đình chị vẫn có thể nấu ăn ngoài đường để kỷ niệm ngày "Quốc tế Phụ nữ", song từ sáng 9/3 máy bay ập tới ném bom. Hoảng quá, chị khoác ba lô đựng giấy tờ chạy xuống hầm trú ẩn. Theo lời chị Thủy, kể từ hôm đó nhà chị sống ở dưới hầm "gần 1 tháng trời, ngày nào, đêm nào máy bay cũng ném bom rung cả hầm".
Theo lời kể, căn hầm nơi nhà chị trú ẩn người tới mỗi ngày một đông, khoảng gần 300 người, cả trẻ em, người già, em bé nhất mới 7 tháng tuổi. Dưới hầm không có gì để sưởi, chỉ mặc áo khoác ấm, ngủ ngồi trên ghế. Chị kể tiếp: "Ăn có gì đâu, một ngày uống 2, 3 hớp nước. Rồi miếng bánh mì khô hoặc miếng bánh xốp nhỏ, mà về nhà không được." Nhà chị Thủy ở sát hầm nên sáng sớm có thể chạy về nhà lấy đồ ăn. Tuy nhiên, việc về lấy đồ ăn rất nguy hiểm.
Đến ngày 22/3, do không còn gì để ăn, con gái Lê Thị Thúy An đã thuyết phục chị Thủy chạy khỏi thành phố. Chị kể lại lời con gái: "Má ơi mình không đi thì mình chết đói thôi", chính vì vậy, mặc dù chân đau do bệnh khớp, chị đã uống thuốc giảm đau để chuẩn bị sáng sớm cả nhà cùng sơ tán. Sáng sớm 22/3, gia đình chị Thủy ra khỏi hầm. Theo chỉ dẫn của các binh sĩ Nga, gia đình chị đi men theo các tòa nhà xung quanh đầy hố bom để tránh đạn. Tới được điểm xe buýt đón người tản cư mừng quá. Hôm đó có 4 chuyến thì gia đình chị đi chuyến cuối cùng.
Trong ảnh: Người dân lên tàu hỏa để sơ tán tránh xung đột ở Odessa, Ukraine, ngày 9/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ Mariupol, gia đình chị Thủy đi xe buýt của quân đội Nga khoảng hơn 100km đến thành phố Vodyane, chị Thủy cho biết "ở đó họ cho ăn uống đầy đủ dù tiếng súng vẫn vang lên ở gần đó". Nghỉ lại một đêm, gia đình chị Thủy lại đăng ký đi tiếp. Ban đầu gia đình chị Thủy đăng ký đi ngả Zaparozie để sang khu vực miền Tây của Ukraine, tuy nhiên sau đó nghe thông báo là không có xe nên gia đình chị đăng ký đi qua biên giới tới tỉnh Rostov của LB Nga. Chị Thủy kể chị có cô con gái lớn học Đại học Y khoa năm thứ 3 tại Kiev hiện đã tản cư đến Lvov, "gần 1 tháng nay mất liên lạc với cha mẹ, cháu khóc suốt. Cháu bảo thuê người đi tìm cha mẹ, vì bom rơi đạn nổ ngày nào cháu nghe tin cũng khóc. Thế là cháu tìm được số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga. Cháu đưa cho số bảo điện ngay cho Đại sứ quán để Đại sứ quán giúp về Việt Nam".
Những điều tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống như đứng ngoài trời hít thở không khí trong lành thì nay lại trở thành đáng quí. Chị Thủy tâm sự: "Chị mong về Việt Nam, bởi chị sợ lắm, thành phố bây giờ còn gì nữa đâu". Chị không biết là những người còn lại ở cái hầm đó sẽ sống chết ra sao nữa. Chị Thủy cũng bày tỏ rất lo lắng cho số phận của 3 gia đình người Việt còn mắc kẹt vì khả năng thoát ra của họ rất khó khăn.
Tham tán Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng ban công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, cho biết: "Bà con ở các địa phương của Nga rất nỗ lực giúp đỡ và chia sẻ tình cảm, cũng như nơi ăn chốn ở để cho bà con ở Ukraine sang ổn định và sẽ về nước trong thời gian sớm nhất. Việc đón bà con ở Ukraine sang đối với Đại sứ quán, với cộng đồng ở đây khó khăn chúng ta đều có thể vượt qua được. Nhưng khó khăn đối với chính bà con chúng ta tại Ukraine là vượt qua bom đạn, khoảng cách để có thể sang được Nga trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, đó còn là sự phối hợp với chính quyền Ukraine cũng như chính quyền Nga để tạo điều kiện tối đa cho bà con sang Nga.
CH Lugansk tự xưng có thể sớm trưng cầu dân ý về sáp nhập vào Nga Người đứng đầu nước Cộng hoà Nhân dân Lugansk tự xưng ở miền Đông Ukraine khẳng định có thể tổ chức trưng dân dân ý về việc sáp nhập Nga trong tương lai gần. Ông Leonid Pasechnik. Ảnh: TASS Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Leonid Pasechnik trả lời phóng viên ngày 27/3 cho hay: "Tôi cho rằng trong tương lai gần,...