Tình báo Anh MI6 bị tố cho điệp viên hành động kiểu James Bond
Điệp viên Anh được tổ chức “bảo hộ” nếu dùng các phương pháp tra tấn để moi thông tin từ những nghi phạm bị giam giữ ở nước ngoài.
Trụ sở MI6 tại London, Anh. Ảnh: Reuters.
Theo RT, tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận Reprieve có trụ sở tại Anh đang dự định mở một cuộc giám sát tư pháp về nghi vấn các điệp viên của tình báo quân đội MI6 và Sở Truyền thống chính phủ Anh (Government Communications Headquarters – GCHQ) được miễn trừ truy tố trong những vụ việc liên quan tới nghi phạm bị giam giữ tại nước ngoài.
Cụ thể, Reprieve tuyên bố rằng các nghị sĩ Anh đã có hẳn một mô hình ủy quyền sử dụng Điều 7 – hay còn được biết đến với cái tên Điều khoản James Bond – của Đạo luật Tình báo 1994, cho phép các điệp viên được miễn trừ truy tố khi sử dụng các phương pháp tra tấn để trích xuất thông tin từ nghi phạm.
Tổ chức nhân quyền này cho rằng cho phép kích hoạt Điều 7 là bất hợp pháp bởi việc này phá vỡ quy tắc của Công ước châu Âu về Nhân quyền. Nói một cách khác, việc cho phép điệp viên “nấp” sau “Điều khoản James Bond” không khác gì “các lệnh cho phép tra tấn (trong quá trình thẩm vấn) được Hội đồng Cơ mật (Privy Council) đưa ra” vào thế kỷ 16-17.
Video đang HOT
Theo RT, nghi vấn cho phép điệp viên hành động kiểu “James Bond” này đã một phần nào làm sáng tỏ báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh (ISC) thuộc Quốc hội Anh, vốn có nội dung khiển trách chính phủ về hàng trăm trường hợp tra tấn, ngược đãi có liên quan tới London.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng khi MI6 hay GCHQ muốn tham khảo chỉ đạo thống nhất từ các nghị sĩ (về nghi phạm giam giữ ở nước ngoài), họ thường xuyên tìm kiếm lệnh cho phép hành động theo Điều 7 của Đạo luật Tình báo 1994 nhằm bảo vệ các sĩ quan trước các trách nhiệm pháp lý dân sự và hình sự trong nước”, báo cáo của ISC viết.
Theo RT, một quan chức MI6 giấu tên đã nói với ISC rằng: “Chúng tôi… luôn muốn được cho phép sử dụng Điều 7. Bởi vì, các ông biết đấy, tại sao các sĩ quan của chúng tôi phải tự mình gánh nguy cơ, trách nhiệm khi hành động cho chính phủ chứ. Vì thế, chúng tôi sẽ luôn dựa dẫm vào điều khoản này”.
Tuy nhiên, vị quan chức này cũng phủ nhận rằng “Điều 7 cho phép MI6 thực hiện các hành vi CIDT (tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc ngược đãi) và tra tấn”.
Cuối cùng, bản báo cáo của ISC kết luận chính phủ cần phải minh bạch hơn nữa trong việc cho phép sử dụng Điều 7, đồng thời cho rằng “quy mô và mục đích của Điều 7 cần phải được giải quyết qua sự chỉ đạo thống nhất”.
Được biết, tổ chức nhân quyền Reprieve đã gửi thư chính thức cho chính phủ, yêu cầu giải thích chính xác bản chất của việc cho phép sử dụng Điều 7. Theo RT, cáo buộc của Reprieve cùng với bản báo cáo của ISC chắn chắn sẽ gia tăng áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Theresa May, dọn đường cho một cuộc điều tra tư pháp về vai trò của nước Anh trong vấn đề vi phạm nhân quyền.
Theo Danviet
Nga tiếp tục bác bỏ cáo buộc của Anh về vụ đầu độc cựu điệp viên
Điện Kremlin cho rằng, bất cứ cáo buộc nào của Anh nhằm vào Nga về vụ việc trên đều "không thể chấp nhận được".
Ngày 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova một lần nữa khẳng định, Nga không liên quan đến vụ tấn công bằng chất độc thần kinh tại thành phố Salisbury của Anh.
Theo bà Zakharova, phía Anh đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào để chứng minh sự dính líu của Nga tới vụ việc này.
Các nhà điều tra trong vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Skripal. Ảnh: EPA
"Liên bang Nga không liên quan gì tới những gì đã xảy ra ở Salisbury. Và cả việc Anh hôm 5/9 xác định hai nghi phạm trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga cũng chỉ là một nỗ lực khác nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế", người phát ngôn Zakharova nhấn mạnh trước báo giới.
Trong khi đó, Điện Kremlin ngày 6/9 cũng lên tiếng bác bỏ cáo buộc việc Nga liên quan vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Skripal và con gái ông này tại Anh hồi tháng 3.
Tuyên bố của Điện Kremlin đưa ra chỉ một ngày sau khi Chính phủ Anh hôm 5/9 nói rằng, 2 nhân viên tình báo Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov là những người âm mưu sát hại cựu điệp viên Nga hai mang Sergei Skripal và con gái Yulia bằng chất độc thần kinh Novichok.
Cũng trong một cuộc họp ngày 6/9 của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzia đã kêu gọi các nước thành viên ủng hộ đề nghị của Nga về hợp tác với Anh điều tra vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal theo Công ước Cấm vũ khí hoá học./.
Theo Phương Anh/VOV1Nguồn Reuters
Anh đổ lỗi cho Putin vụ hạ độc điệp viên Bộ trưởng An ninh Anh Ben Wallace hôm 6/9 tuyên bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ tấn công bằng chất độc thần kinh nhằm vào cựu điệp viên hai mang Skripal ở Anh hồi tháng 3 vừa qua. London đã cáo buộc hai nhân viên tình báo quân sự Nga dùng chất độc...