Tình báo Anh lần đầu đánh giá về tên lửa “không thể đánh chặn” của Nga
Theo tình báo Anh, tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga có 36 đầu đạn con, có tầm hoạt động lên tới 5.000km.
(Ảnh minh họa: Moldova News).
Trang tin Defense News cuối tuần qua dẫn báo cáo của Cơ quan Tình báo Anh cho biết, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik của Nga là một biến thể của tên lửa chiến lược Rubezh RS-26 được thử nghiệm lần đầu vào năm 2011.
Oreshnik được cho là có tầm bắn 3.000-5000km. Trong vụ tập kích nhà máy công nghiệp quân sự Ukraine ở thành phố Dnipro hôm 21/11, tên lửa này đã bay được quãng đường 800km. Điều này cho thấy độ chính xác cao của tên lửa.
Tên lửa có 6 đầu đạn lớn chia thành 36 đầu đạn con, cho phép nó tấn công đồng thời nhiều mục tiêu.
Video đang HOT
Theo tình báo Anh, Nga có thể đã bắt đầu quá trình phát triển Oreshnik từ trước khi chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019.
Việc Nga sử dụng hệ thống tên lửa thử nghiệm này chống lại Ukraine gần như chắc chắn nhằm đưa ra thông điệp chiến lược sau khi Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, tình báo Anh cho rằng, Nga chỉ có sẵn một số tên lửa Oreshnik và hiện chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt. Chi phí sản xuất Oreshnik rất có thể đắt hơn nhiều so với các tên lửa khác mà Nga đang sử dụng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Valentina Matviyenko hôm qua nhấn mạnh, phương Tây chắc chắn đã nhận được thông điệp từ vụ phóng Oreshnik cùng các tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Tổng thống Putin, Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ông nói thêm, Oreshnik có khả năng mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có thể nhắm mục tiêu vào những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boongke.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Thủ tướng Hungary cảnh báo về sự hiện diện của quân đội Mỹ, Pháp tại Ukraine
Mới đây, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã lên tiếng cảnh báo về sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Ukraine - một động thái mà ông đánh giá là có thể dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới mới.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu tại Budapest ngày 18/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, ông Viktor Orban cho biết bên cạnh việc các nước phương Tây cử quân đội tới Ukraine thì việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik mới nhất để tấn công một cơ sở sản xuất quốc phòng của Ukraine ở Dnipro cũng là điều đáng báo động. Những động thái trên được Thủ tướng Hungari nhận định là dấu hiệu cho thấy xung đột quân sự đang tiếp tục leo thang căng thẳng và nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô rộng khắp.
Trong chương trình buổi sáng của Đài phát thanh Kossuth, ông Viktor Orban nói rằng: "Theo thông báo của Nga, binh lính Mỹ và Pháp đã thiệt mạng trong các cuộc không kích do Nga tiến hành trên lãnh thổ Ukraine, điều này cho thấy những người lính này đã có mặt ở đó".
Ông cho biết thêm: "Lúc đầu, bạn chỉ nói rằng bạn ủng hộ chiến tranh, sau đó bạn gửi vũ khí đến đó và sớm muộn gì những người lính cũng xuất hiện và có thể bị giết hại. Đây chính xác là những gì đã xảy ra ở Ukraine với những người lính từ các nước Tây Âu và Mỹ".
Thủ tướng Hungary cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu nên chú ý đến thông báo trên từ phía Nga, mặc dù có thể những thông tin trên cần được đánh giá, phân tích thêm.
Liên quan việc Nga phóng tên lửa Oreshnik tấn công Ukraine, ông Viktor Orban cho rằng nếu phương Tây tăng cường can dự vào cuộc xung đột Ukraine, thì loại tên lửa này có thể nhắm vào các cơ sở ở châu Âu, làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu mới. Đây cũng là điều mà các nhà lãnh đạo phương Tây cần cân nhắc.
Ông nõi rõ: "Chúng ta đang đối mặt với một tình huống khó khăn nhưng khá kỳ lạ. Bởi vì chúng ta chưa bao giờ gần với hòa bình hơn lúc này nhưng tình hình quân sự lại chưa bao giờ nguy hiểm hơn bây giờ".
Ông cũng hy vọng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump sẽ giúp giải quyết xung đột Ukraine. Ông cũng nhắc lại việc ông Trump từng cam kết sẽ giải quyết cuộc chiến Ukraine hiện nay ngay sau lễ nhậm chức ngày 20/1/2025.
Trong khi đó, ngày 28/11, Nga đã phát động đợt tấn công lớn thứ 2 vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây ra tình trạng cắt điện trên khắp cả nước.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố tên lửa siêu thanh Oreshnik mới có thể nhắm vào Kiev nếu Ukraine tiếp tục sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây. Ông Putin cho biết các cuộc không kích vào Ukraine là phản ứng của Moskva trước các cuộc tấn công của Kiev bằng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất. Ông Putin cũng đe dọa phóng tên lửa đạn đạo tầm trung mới Oreshnik vào thủ đô Kiev của Ukraine.
Hôm 27/11, các nguồn tin Liên bang Nga cho biết nước này đã chính thức đóng cửa không phận đối với các chuyến bay qua bãi thử Kapustin Yar, nơi chuyên thử nghiệm các loại tên lửa, cũng là điểm xuất phát của tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik đã tấn công vào doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnipro tại Ukraine.
Bật mí kho tên lửa siêu thanh của Nga Hạ tuần tháng 11, Nga đã gây sốc khi lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik để tấn công Ukraine. Gọi đây là loại tên lửa không thể bị đánh chặn, Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik và thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát...