Tình bạn thời @
Sau tình yêu, tình bạn chính là tình cảm kỳ diệu giúp con người vượt qua khó khăn, đứng vững trước những thử thách cam go trong cuộc sống.
Thế nhưng, thời hiện đại, nhiêu bâc thang gia tri bi đao lôn, ngay cả mối quan hệ tưởng chừng rất bền vững như tình bạn cũng trở nên đầy thử thách.
Bạn hay “bè”
Cùng chơi một nhóm và rất tâm đầu ý hợp trong các cuộc chơi, nhưng khi bạn bè hỏi han về kế hoạch sinh nhật thì Lan lại không hứng thú. Bơi cô đang co chuyên buôn, nhưng ban be lai không thâu hiêu đê chia se. Cô lang thang trong công viên một mình, để mặc cho những giọt nước mắt cứ nối tiếp trào ra.
Ảnh minh họa
Chưa bao giờ Lan thấy mình cô đơn đến thế. Chẳng có ai để chia sẻ, ngay cả những người bạn cô nghĩ là thân nhất. Học hành, ăn uống hay mua sắm cả bọn không rời nhau. Vậy mà khi có chuyện buồn, cô không thể thô lô cùng ai. Lan chợt nhận ra rằng, chính mình cũng không biết thêm gì về mấy nhỏ bạn ngoài việc nhà chúng to ra sao, chúng xài hàng hiệu như thế nào.
N.M.K. và T.N.L. cùng chơi với nhau trong một hội game. Khi nghe K. than bị một nhóm nam sinh lớp 11 trêu chọc, hăm dọa, L. đã nổi máu “hiệp sĩ”, rủ thêm vài bạn nữa để giúp bạn “rửa hận” bằng cách chặn đường trừng trị những kẻ đã dám ăn hiếp bạn. Kết quả, nhiều người cả “phe ta” lẫn “phe địch” bị trọng thương và nhóm của K. và L. phải ra hầu tòa.
Những trường hợp “nhân danh tình bạn” đang “nhan nhản” trong độ tuổi mới lớn. Tuy sẵn lòng liều mình vì bạn, nhưng chinh nhưng nhân vât nay vân thấy cô đơn. Trên các mạng xã hội, người ta dễ dàng bắt gặp những lời thở vắn than dài như: sao minh luôn hêt long vơi ban ma khi cần, không thấy người nào xuất hiện.
Giảng viên tâm lý Tô Nhi A, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM lý giải về điều này: Tình bạn của tuổi mới lớn đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường. Các em kết bạn dựa trên hứng thú, sở thích, co khi do cùng một thần tượng showbiz, cùng gu thời trang, cùng đam mê lướt web, đôi khi chỉ đơn giản là… không thích học một môn nào đó.
Video đang HOT
Người ta dễ kết thành một nhóm vì những điểm chung rất “nổi”, rất “bề ngoài” – ăn mặc, phim ảnh, shopping, du lịch… sau tất cả những ồn ào đó, người ta dễ dàng quên đi người khác, chỉ chăm chăm cho bản thân mình. Thực tế cuộc sống ngày nay cũng làm các bạn trẻ dễ hoài nghi vào những mối quan hệ thâm giao, gắn bó với nhau vô điều kiện. Chính nghi ngờ này đã khiến tình bạn chỉ là một sự gắn kết ơ hờ, nhất thời.
Đâu người tri kỷ?
Không chỉ tuổi mới lớn, những người đã đi làm nhiều năm cũng rơi vào tình trạng chông chênh khi nghĩ về những mối quan hệ bạn bè mà họ đã gầy dựng. Phương, nhân viên văn phòng một công ty xuất nhập khẩu, quen thân với nhom bạn của mình qua các mối quan hệ công việc.
Tình bạn đã kéo dài được bảy – tám năm. Mỗi người một nghề nghiệp, một công ty, một mối bận tâm, một nỗi niềm khác nhau. Gặp nhau, ai cũng vui mừng va thể hiện rằng mình đang rất “ổn”, đầy bản lĩnh và đầy tự tin. Họ hoan hỉ chia sẻ những thành công, những thành tựu và giữ lại cho riêng mình những lo âu.
Khi rắc rối phát sinh trong cuộc sống, Phương nghĩ đến những người bạn thân giỏi giang. Cô thèm được chia sẻ với một ai đó trong số họ, nhưng không cách nào mở lời.
Một tình bạn đạt đến mức độ lý tưởng, “tri âm tri kỷ” buộc phải trải qua nhiều thử thách. Ngày rộng tháng dài, với những vui buồn, thành công, thất bại, chúng ta mới có thể nhận ra ai là bạn thật sự, ai là người chúng ta có thể yên tâm chia sẻ và tìm được sự đồng điệu, ai trong số rất nhiều người chúng ta quen là “bạn” chứ không phải “hội” hay “bè”.
“Để nhận ra được điều này, đòi hỏi mỗi người phải tin vào tình bạn, mở lòng ra cư xử chân thành cùng những người bạn và dành những điều tốt đẹp cho tình bạn. Có trân trọng nhau như thế, sau khi đã kết thành hội, thành nhóm thì một người bạn thật sự mới có thể xuất hiện bên bạn. Và, dù ở bất kỳ thời đại nào, tình bạn vẫn luôn luôn là sức mạnh tinh thần mãnh liệt giúp tất cả mọi người bước vững chãi trên đường đời!”, giảng viên Tô Nhi A chia sẻ.
Theo PN TPHCM
Con hư tại... bố mẹ
Không ít "cậu ấm, cô chiêu" ngã đau dưới "vực sâu" của cuộc đời... (Ảnh minh họa)
Được "bọc gấm" từ khi còn đỏ hỏn, nhiều "cậu ấm, cô chiêu" bước vào đời không vẹn toàn về nhân cách, nặng thì trở thành kẻ hư hỏng, nhẹ thì cũng là những con "gà gô" không biết làm gì...
Thậm chí, chỉ đến khi vấp phải những cú ngã đau dưới "vực sâu" của cuộc đời, không gượng dậy được, nhiều bậc phụ huynh đại gia mới ngã ngửa, ngậm ngùi: "Tại mình chiều nó quá"...
Tiêu chuẩn... "3G"
"Tiêu chuẩn chọn bạn trai "hót" nhất bây giờ phải đáp ứng "3G", nghĩa là "giỏi, giàu, già". Tuy "ông bô" tôi chẳng thiếu tiền, nhưng đấy là mốt chọn bạn trai thời @, bà hiểu chưa? - Tố Mai, cô bạn thời sinh viên của tôi đã "ném" vào mặt tôi những lời lẽ đầy thực dụng đó sau khi nhận được lời khuyên "hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn". Điều đó đã khiến tôi bị "sốc" nặng, không kịp phản ứng gì thì Tố Mai đã lên xe, rồ ga chạy thẳng.
Với cái "mác" đại gia trong làng bất động sản của bố mẹ, ngay từ nhỏ, tiểu thư Tố Mai đã quen được chiều chuộng đủ thứ. Trong nhà, những yêu cầu của con gái cưng chẳng khác gì mệnh lệnh đối với mọi người, thích giày đẹp có giày đẹp, thích váy mốt có váy mốt, thích nghỉ học được nghỉ học... Thành tích trong sổ học bạ là "học lực trung bình, 3 lần đánh nhau với bạn, nhiều lần bỏ học đi chơi...". Ây thế mà, không hiểu sao Mai vẫn chễm chệ ngồi đàng hoàng vào cái ghế đại học. Ối người xuýt xoa: "Công nhận bố mẹ Mai "tài" thật!".
Có lần, Tố Mai nói thẳng với tôi: "Cần gì phải học giỏi, kiếm tiền cho mệt xác. Tiền của bố mẹ có tiêu 3 đời cũng không hết, mà nhà chỉ độc nhất một mụn con, không phá thì ai tiêu tiền cho? Để tiền rồi cũng mốc, chết có mang theo được đâu. Thế nên tốt nhất là thụ hưởng cho sướng. Đẳng cấp phải ra đẳng cấp". Quả thật, những bộ cánh Mai khoác trên người toàn là đồ "độc", cả năm đi học không mặc trùng một bộ quần áo nào, khiến nhiều bạn gái trong lớp phải ghen tỵ, còn các chàng trai thì lác mắt mỗi khi thấy bóng hồng đi ngang qua với các kiểu áo nửa hở, nửa kín và làn da trắng hồng. Mỗi lần thấy con ăn diện, làm dáng, nổi bật trong đám bạn bè là mẹ Mai lại thấy tự hào lắm, bà bảo: "Không chiều con thì chiều ai, con cái hãnh diện với bạn bè thì bố mẹ cũng mát mặt".
Có lẽ cũng tại cái cách nghĩ "ý con là ý trời" của phụ huynh đã vô tình gieo vào đầu Tố Mai suy nghĩ mình thuộc hàng đẳng cấp, sinh ra là sống trên đống tiền, giải quyết mọi việc cũng bằng tiền, và rồi Tố Mai càng ngày càng lấn sâu vào các cuộc ăn chơi thác loạn mà bố mẹ không hề hay biết. Đến 1 ngày, công an mời phụ huynh lên bảo lãnh cho con vì có dính dáng đến một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì bố mẹ Tố Mai mới ngã ngửa: "Giá như mình đừng chiều nó quá".
Trong số những thanh niên này, có bao nhiêu "cậu ấm, cô chiêu"? (Ảnh minh họa)
Đến đây, tôi chợt nhớ ra câu chuyện của Nguyễn Hữu Dương ở Từ Liêm, Hà Nội. "Cậu ấm" này cũng là con một trong gia đình khá giả. Đang học năm thứ nhất Đại học Luật, Dương được bố mẹ cho đi du học tự túc tại Anh. Đầu năm 2009, trong lần về Việt Nam ăn Tết, Dương đi sinh nhật bạn, gặp và có tình cảm với một cô bé SN 1994, quê Phú Thọ. Để thể hiện sự "ga - lăng" với người đẹp, Dương đã bỏ tiền thuê nhà trọ cho cô bạn gái tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình và chung sống như vợ chồng. Thiếu gia này cũng không tiếc tiền mua sắm cho cô gái điện thoại đắt tiền, chu cấp tiền sinh hoạt hàng tháng. Đến tháng 10/2009, Dương lại cả gan giấu gia đình trốn về Việt Nam. Lần này, Dương mua lại một cửa hàng thời trang tóc với giá 80 triệu đồng cho cô gái làm ăn. Trong thời gian ở Việt Nam, Dương liên lạc với nhóm bạn bè cũ để tham gia nhiều cuộc ăn chơi lêu lổng. Một lần, Dương rủ đám bạn thân đi Quảng Ninh chơi và nói dối người yêu là về thăm gia đình. Mấy ngày sau không thấy Dương liên lạc, cô gái đã gọi điện thoại đến nhà Dương thì gia đình Dương mới ngã ngửa chuyện cậu ấm trốn về Việt Nam mà cả nhà không hay, trong khi chỉ còn hơn 1 năm nữa là Dương tốt nghiệp đại học bên Tây...
Đánh đổi
Chị bạn đồng nghiệp của tôi kể, ở lớp con chị học "lớp 8" có những trường hợp học sinh "trấn" đồ của bạn. Thì ra, ở lớp cháu học có một bạn nam con nhà giàu, thay điện thoại như thay áo mà toàn là đời mới nhất, cả lớp chỉ có mình cậu ta là dám chơi đôi dép quai hậu giá mấy triệu bạc, tiền trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh để bao bạn bè. Chính vì thế mà nhóm "đàn anh" lớp 9 trong trường đã tìm cách hăm doạ, bắt cậu bé phải nộp tiền cho chúng mỗi ngày 50 nghìn đồng với lý do "lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", còn nếu không sẽ bị đánh và cấm nói lại với người lớn. Thế là, hàng ngày bố mẹ cậu bé vẫn dúi vào cặp cậu con trai quý tử cả trăm nghìn đồng để con tiêu xài và ăn sáng. Chỉ đến khi cô giáo phát hiện và báo cho gia đình thì họ mới tá hoả, hoá ra lắm tiền không phải lúc nào cũng tốt mà đôi khi nó lại là "cái hoạ" cho con mình.
Một chuyên gia tư vấn tâm lý của Viện Môi trường và Các vấn đề xã hội thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết: "Nhiều đứa trẻ sinh ra trong những gia đình giàu có, được bố mẹ cho tiêu tiền ngay khi còn nhỏ nên sớm có thói quen giải quyết mọi chuyện bằng tiền. Vì thế mới có những trường hợp thuê bạn làm bài tập, trả tiền để bạn cho chép bài trong giờ kiểm tra, rồi dùng cả tiền lôi kéo bạn bè về phe mình. Mỗi khi xảy ra sự cố, chính những ông bố, bà mẹ ấy lại đứng ra dùng tiền chạy chữa cho lỗi lầm của con mà không hề nghĩ đến tình trạng đạo đức ngày càng xuống dốc của chúng. Thương con cách ấy bằng mười hại con".
Tống tiền phụ huynh
Nhiều trường hợp vì quá thương con, hễ con có lỗi với ai là cha mẹ lại tìm mọi cách dùng sức mạnh đồng tiền để can thiệp và cũng chính họ lại trúng đòn "gậy ông đập lưng ông". Bố mẹ của Tố Mai cũng đã từng thấu hiểu tình cảnh này khi cô con gái rượu ôm mấy trăm triệu đồng, trốn nhà đi sống với bạn trai và gửi lại lời nhắn: "Tiền đó trước sau gì bố mẹ chả phải cho con. Không tiêu sau thì tiêu trước. Mà khối bí mật của "pa pa", "ma ma" con đều biết tuốt nhưng chưa hề tiết lộ với ai, chả nhẽ ngần đó không xứng với vài trăm triệu sao? Vài trăm chỉ là "muỗi" so với nhà mình. Bố mẹ cứ yên tâm, về già con sẽ nuôi bố mẹ đàng hoàng". Những lời lẽ đó đã khiến cho bà mẹ đau thắt từng khúc ruột, hét lên với ông chồng rằng: "Vợ chồng mình đầu tắt mặt tối kiếm tiền cũng chỉ mong nó sướng, không thua kém đứa nào. Thế mà giờ nó lại ngã giá tiền nong với mình".
Đây là thú vui của nhiều "cậu ấm cô chiêu"... (Ảnh minh họa)
Với Hạnh, hàng xóm nhà tôi lại khác. Trên đời này, chiều con như bố mẹ Hạnh quả là hiếm. Từ nhỏ đến lớn, kể cả khi học đại học, bố cô cứ ô tô đưa đi đón về đều đặn, ngày nắng cũng như ngày mưa. Còn công việc nhà, dù là nhỏ nhất như nhặt rau giúp mẹ, tự gấp quần áo, Hạnh cũng không bao giờ phải sờ vào, vì mẹ Hạnh là người rất đảm đang, hơn nữa lại có thêm người giúp việc gia đình, công việc của Hạnh chỉ là ăn và học. Thậm chí, cả khi bố mẹ ốm, người giúp việc về quê, Hạnh vẫn ngồi chờ bố mẹ phục vụ ăn uống, đưa đón. Các bạn trong lớp thì nhìn Hạnh bĩu môi: "Con nhà giàu, chả thiếu thứ công nghệ hiện đại nào mà người lúc nào cũng như con gà gô. Chả biết gì sự đời". Cho đến lúc Hạnh lấy chồng, do sợ con không biết lo toan nhà cửa, sợ chồng phật ý rồi đi theo người khác, nên mẹ Hạnh ngày nào cũng sang nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho hai đứa. Gần 30 tuổi đầu, Hạnh vẫn chỉ là "búp bê" bé bỏng của mẹ. Tôi tự hỏi, không hiểu sau này, nếu thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ thì cuộc sống của Hạnh sẽ ra sao?
Thế mới biết, sự cung phụng quá mức của các bậc cha mẹ đôi khi lại là con dao hai lưỡi, làm hại chính con mình. Những "cục cưng" của các gia đình giàu có thường được bao bọc bởi nhung gấm, nếu không giáo dục cho con biết trân trọng giá trị của đồng tiền thì rất có thể sẽ khiến cho các cậu ấm cô chiêu có cách sống hưởng thụ và ích kỷ.
Theo ĐSPL
Giới trẻ với ma trận... sex "Thế giới tình ái", khỏa thân chat sex thường nhộn nhịp vào thời điểm từ 1h đến 5h sáng... (Ảnh minh họa) Thời @ với sự hỗ trợ đắc lực của internet, phim ảnh hiện đại, tiểu thuyết đen đang làm bùng nổ căn bệnh nghiện sex, đặc biệt là trong giới trẻ, khiến nhiều người trở nên bệnh hoạn, chết yểu hoặc...