Tin xấu kép cho EU
Thắng cử của đảng Tự do Áo (FPO) trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua ở nước này không gây bất ngờ nhưng vẫn khiến EU thất vọng lớn và quan ngại sâu sắc.
Đảng cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa này đã tham gia cầm quyền ở Áo nhưng đây là lần đầu tiên trở thành đảng phái chính trị lớn nhất trong quốc hội và giờ nhiếp chính trong tư cách đối tác liên minh lớn hơn, ở vị thế cửa trên trong chính phủ liên hiệp. Nói theo cách khác, lần đầu tiên ở Áo có người đứng đầu chính phủ thuộc đảng cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa.
Kết quả như thế là tin xấu đối với EU vì sự thắng thế của phe cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa ở Áo không những chỉ khẳng định mà còn củng cố, khích lệ sự trỗi dậy mạnh mẽ và rõ nét của các lực lượng cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa ở nhiều nơi khác nữa trên châu Âu.
Chiều hướng và mức độ diễn biến chính trị này rất bất lợi, thậm chí còn nguy hại đối với EU, khiến khối này thêm khó khăn, vất vả và khó xử trên nhiều lĩnh vực chính sách và trong nhiều vấn đề đặt ra lâu nay cho EU. Nổi cộm nhất là vấn đề người tị nạn và di cư, chuyện đoàn kết, thống nhất nội bộ, hợp tác về an ninh, quân sự và quốc phòng trong khối, quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt liên quan tình hình xung đột ở Ukraine cũng như căng thẳng tại Trung Đông và vùng Vịnh.
Video đang HOT
Tin xấu tiếp theo cho EU là FPO quan hệ chặt chẽ với đảng Nước Nga thống nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đối với EU, thắng cử của FPO chẳng khác gì một thắng lợi chính trị của Nga và của cá nhân ông Putin. Khi FPO cầm quyền ở Áo, EU càng thêm khó có đồng thuận về xung đột Ukraine.
Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu
Một biến động chính trị có phần kỳ lạ đã xảy ra ở châu Âu trong vài năm qua. Tại Anh, quốc gia từng gây chấn động với sự kiện Brexit, con lắc quyền lực vừa quay trở lại với Công đảng trung tả, chấm dứt 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ.
Trong khi tại Tây Âu, bức tranh có phần khác biệt.
Lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer phát biểu sau khi kết quả bầu cử được công bố tại London. Reuters/TTXVN
Nhiều quốc gia Tây Âu đang diễn ra xu hướng các đảng theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò cử tri và bước vào hành lang quyền lực.
Trong khi Anh và châu Âu đang đi theo những hướng chính trị khác nhau, các nhà phân tích đánh giá rằng động lực dẫn đến thay đổi về cơ bản là giống nhau: cử tri đang khao khát thay đổi. Cử tri bất mãn với hiện trạng chính trị cũng như các chính khách và đảng phái lâu đời.
Giáo sư chính trị Dan Stevens tại Đại học Exeter (Anh) phân tích với kênh CNBC (Mỹ): "Tâm trạng bất bình với chính quyền đương nhiệm lại xuất hiện ở châu Âu". Theo ông Stevens, cử tri không hài lòng và muốn thay đổi, bất kể lãnh đạo đương nhiệm là ai.
Công đảng đã sử dụng "thay đổi" làm lời kêu gọi tập hợp cử tri trước cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7. Kết quả kiểm phiếu tính chiều 5/7 (theo giờ Việt Nam) cho thấy Công đảng đã giành được 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện. Như vậy, Công đảng đã giành được nhiều hơn số ghế tối thiểu (326 ghế) để chiếm đa số tại Hạ viện và lãnh đạo Công đảng Keir Starmer đã trở thành Thủ tướng mới của Anh sau khi diện kiến Vua Charles III. Trong khi đó, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak chịu thất bại lớn nhất trong lịch sử khi chỉ giành được 119 ghế. Số ghế thấp nhất trước đó mà đảng Bảo thủ giành được tại một cuộc tổng tuyển cử là 156 ghế vào năm 1906.
Ông Rishi Sunak cùng vợ sau khi bỏ phiếu tại điểm bầu cử Hạ viện ở London ngày 4/7. Ảnh: Reuters/TTXVN
Các nhà phân tích đánh giá sự chuyển hướng của cử tri Anh sau 14 năm lãnh đạo của đảng Bảo thủ diễn ra sau một thời kỳ hỗn loạn, từ lo ngại về nhập cư, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu lên đỉnh điểm với Brexit năm 2016, đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt... Theo các nhà phân tích, ở thời điểm bầu cử, người dân Anh đã cảm thấy chán ngấy.
Cử tri Anh không đơn độc trong việc tìm kiếm thay đổi cục diện chính trị. Diễn biến tương tự được ghi nhận ở phần lớn Tây và Đông Âu trong những năm gần đây, khi các đảng dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực hữu đang trỗi dậy. Các đảng cực hữu như đảng Anh em Italy, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) hay Tập hợp quốc gia (RN) ở Pháp đã nổi lên trong các cuộc thăm dò dư luận hoặc giành chiến thắng bầu cử.
Những đảng như vậy thường đóng vai phe phản kháng, có quan điểm chống nhập cư hoặc hoài nghi châu Âu, Nhưng họ đã tìm cách thu hút một bộ phận cử tri rộng lớn hơn, những người quan tâm đến các vấn đề như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nền kinh tế...
Vấn đề kinh tế đặc biệt tác động đến thay đổi trong bầu cử. Chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao, thu nhập hộ gia đình giảm là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định nhất đối với cử tri.
Ông Christopher Granville tại công ty tư vấn TS Lombard nói: "Nếu hiệu quả kinh tế kém, thì con lắc chính trị sẽ dao động, và khi nó dao động, nó sẽ chuyển sang hướng khác so với hiện tại. Nó dao động bởi mọi người đang khó khăn và bất bình. Chỉ đơn giản như vậy thôi".
Mục tiêu đầy tham vọng của Bỉ trên cương vị Chủ tịch Hội đồng EU năm 2024 Bỉ sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU vào ngày 1/1/2024. Nước này có một chương trình nghị sự đầy tham vọng được vạch ra trước khi EU và Bỉ chuyển sang chế độ vận động trước bầu cử Nghị viện châu Âu vào cuối năm nay. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo và Ngoại trưởng Hadja Lahbib chuẩn...