Tin vui về vaccine Covid-19
Các nhà khoa học tại trường Y ĐH Pittsburgh (Mỹ) công bố loại vaccine có khả năng chống SARS-CoV-2. Thử nghiệm trên chuột, nó tạo ra kháng thể đủ để vô hiệu hóa virus.
Tiến sĩ y khoa Andrea Gambotto, Phó giáo sư tại trường Y ĐH Pittsburgh (Mỹ) cho biết họ có thể phát triển vaccine nhanh chóng nhờ từng có kinh nghiệm khi nghiên cứu về SARS-CoV (năm 2003) và MERS-CoV (năm 2014).
Theo ông, 2 loại virus liên quan chặt chẽ với SARS-CoV-2 này giúp họ biết được sự quan trọng của protein dằm (spike protein) trong quá trình tạo ra khả năng miễn dịch chống lại virus.
“Chúng tôi biết chính xác cách chống lại loại virus mới. Đó là lý do việc tài trợ cho nghiên cứu vaccine rất quan trọng. Chúng ta không biết đại dịch tiếp theo sẽ đến từ đâu”, TS Gambotto nói thêm.
Nhóm nghiên cứu gọi vaccine này là PittCoVacc, viết tắt của Pittsburgh Coronavirus Vaccine. Nó dùng protein virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm để hình thành khả năng miễn dịch, tương tự nguyên lý hoạt động của vaccine phòng cúm.
Họ dùng phương pháp tiêm mới có tên gọi microneedle gồm 400 mũi kim nhỏ. Kim tiêm được làm hoàn toàn từ đường và protein, dễ dàng tan vào da.
Video đang HOT
Vaccine Covid-19 đã thử nghiệm thành công trên chuột. Ảnh: Medicalxpress.
Phương pháp này được phát triển dựa trên cách tiêm vaccine đậu mùa nhưng với công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nó sẽ rất đau.
Khi thử nghiệm trên chuột, PittCoVacc khiến số lượng kháng thể chống SARS-CoV-2 tăng vọt trong 2 tuần.
Mặc dù những chú chuột này chưa được theo dõi trong thời gian dài nhưng các nhà nghiên cứu đã ghi nhận cá thể được tiêm vaccine MERS-CoV tạo ra lượng kháng thể đủ để vô hiệu hóa virus trong ít nhất một năm.
Điều quan trọng, phương pháp này vẫn duy trì hiệu quả sau khi khử trùng triệt để bằng bức xạ gamma, bước quan trọng trong quá trình tạo vaccine có thể sử dụng trên cơ thể người.
Nhóm nghiên cứu từ ĐH Pittsburgh đang xin phê duyệt từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn một trong vài tháng tới.
“Thử nghiệm trên người thường cần ít nhất một năm hoặc có thể lâu hơn. Tuy nhiên tình hình hiện nay khác với trước đây. Vì thế, chúng tôi không biết quá trình phát triển lâm sàng sẽ kéo dài bao lâu. Các sửa đổi được đưa ra gần đây cho thấy chúng tôi có thể tiến triển nhanh hơn”, Louis Falo, Tiến sĩ Y khoa, Trưởng khoa Da liễu tại trường Y ĐH Pittsburgh chia sẻ.
Bách Linh
Ngoài rửa tay, đây là những việc bạn cần làm để phòng lây nhiễm Covid-19 hiệu quả
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngoài việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng bạn có thể thực hiện các lời khuyên của chuyên gia y tế sau đây để ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả hơn.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Covid-19 (SARS-CoV-2) là một họ virus lớn gây bệnh hô hấp từ cảm lạnh thông thường đến nặng, đe dọa tính mạng người bệnh như: Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. nCoV là chủng virus Corona mới chưa từng biết đến, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đã lan rộng ra 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 85.000 người nhiễm, trong đó gần 3000 trường hợp tử vong.
Biểu hiện nhiễm Covid-19
Cũng giống như các bệnh về đường hô hấp khác, Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người có bệnh lý nền trước như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,...thường có nguy cơ nhiễm và tử vong cao hơn.
Covid-19 có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi hoặc các xuất tiết từ mũi. Ngoài ra, Covid-19 có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi con người đưa tay dính virus cúm chạm vào mắt hoặc miệng, vì loại virus này phát triển mạnh mẽ trong môi trường niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Do đó, việc rửa tay thường xuyên được Bộ Y tế khuyến cáo là biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh. Tuy nhiên, chỉ rửa tay thôi chưa đủ, bên cạnh thực hiện rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên bạn cần thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia y tế sau đây để ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả hơn.
Giữ gìn vệ sinh đường hô hấp
Cần giữ vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ để ngừa lây nhiễm Covid-19 hiệu quả hơn (Ảnh minh họa)
Do cơ chế lây lan của dịch bệnh, do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh người dân cần giữ vệ sinh đường hô hấp tránh làm tổn thương, không để virus, vi khuẩn có cơ hội tấn công cơ thể bằng cách xịt họng hoặc súc họng bằng nước sát khuẩn để giữ cho cổ họng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn, virus tấn công. Vì đặc tính khi thời tiết lạnh, niêm mạc họng bị tổn thương thì virus sẽ dễ tấn công cơ thể. Nên việc xịt họng hay súc họng bằng nước sát khuẩn giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của những loại virus gây bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp. Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy. Giữ ấm cơ thể, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ. Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật hoang dã để ngừa Covid-19 hiệu quả.
Theo giadinhvietnam
Chuyên gia y tế hướng dẫn cách phòng bệnh viêm phổi khi giao mùa Thời tiết miền Bắc trong trạng thái nồm, ẩm. Người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc hoặc tái phát bệnh viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi do virus. BS Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị cho biết, thời tiết miền Bắc trong trạng thái nồm, ẩm. Người già trên 65 tuổi và trẻ nhỏ dưới 2...