Tin vịt vụ bệnh nhân phải… !@#$%^&*
Anh Lê Văn Tèo (Quảng Nam) mắc chứng khản tiếng không nói được do cãi nhau với vợ.
Đến gặp bác sỹ anh phải viết ra giấy căn bệnh của mình bác sỹ mới hiểu. Ông này yêu cầu anh đặt úp hai bàn tay lên bàn rồi bất ngờ dùng một chiếc kìm táng lên đầu ngón tay của anh, Tèo mắt mũi giàn giụa rú lên một tiếng “A…a.a…a…!” đầy thảm thiết. Tay bác sỹ ghi vào sổ y bạ : “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng không nói được, ngày đầu điều trị theo phác đồ, bệnh tình tiến triển khá, đã nói được chữ A, ngày tiếp theo sẽ cho tập chữ B…”.
Liếc qua nội dung bác sỹ viết, bỗng dưng Tèo đứng bật dậy xổ ra một tràng động từ mạnh bằng tiếng “Đan Mạch”: !@#$%^&*…
Hôm sau người ta không thấy Tèo quay lại, có lẽ anh đã khỏi bệnh hoàn toàn. (đã đổi tên nhân vật)
*
* *
AQ xứ Việt xưa và nay
Xưa: Một anh đi chân đất, ra đường vấp phải hòn đá, chân chảy toe toét máu nhưng anh đã vẫn luôn miệng “may quá, may quá”. Người đi đường lấy làm lạ thắc mắc hỏi tại sao, anh này đáp: “May quá còn gì, nếu hôm nay mà tôi đi giầy Tây thì toác hết cả mũi giầy ấy chứ!”.
Nay: Một anh đi xe máy sơ ý tông luôn vào đuôi xế hộp hiệu Lacetti (Daewoo), đền tiền mất hơn 1 triệu nhưng anh ta vẫn cứ luôn miệng “quá may, quá may”. “May” là bởi theo anh ta lý giải: “Nếu hôm nay mà đâm phải đuôi con Mẹc thì còn chết tiền nữa”.
Vậy đấy, chúng có thể dùng kiểu AQ này mà động viên những người bạn của mình nếu chẳng may họ bị sự cố tương tự, đảm bảo người đó ít nhất cũng đỡ buồn vì họ sẽ phì cười bởi cách động viên của bạn.
Video đang HOT
*
* *
Triết lý của các đệ tử lưu linh
Một anh chàng bợm rượu đã trút bầu tâm sự nhân lúc tỉnh táo hiếm có: “Tôi tuy nghiện rượu nhưng không bao giờ coi rượu hơn vợ, bởi có rượu thì không thể nào mua được vợ nhưng có vợ thì vợ có thể cho ta tiền mua rượu!”.
*
* *
Phụ nữ luôn khó hiểu
Trích nhật ký một người đàn ông trên Face book:
“Trước khi cưới mình cô ấy nói rất có ấn tượng với ông xã, bởi mình luôn dành thời gian và tiền bạc để giúp đỡ người khác, làm từ thiện, tặng tài sản cho những người kém may mắn… Giờ đây sau khi cưới mình vẫn phát huy những tố chất đó, cô ấy lại mắng mình là “gã dở người, vô công rỗi nghề!”. Thật không thể nào hiểu nổi phụ nữ!”.
Comment: Vợ mắng là đúng, bạn phải luôn nhớ nằm lòng vài câu câu châm ngôn của Tin Vịt 24 như: “Không có chân lý tốt đẹp nào là vĩnh viễn đúng, chỉ những thay đổi thường xuyên của vợ ta là luôn luôn đúng!”.
Hoặc:
“Khi mới yêu đưa tiền cho nàng là một sự xúc phạm, sau khi cưới không đưa (nhiều) tiền cho vợ là một sự xúc phạm khó tha thứ!
*
* *
99% đàn ông lấy vợ đều bị mắc bệnh gan!
Một bác sỹ người Đức có tên Thomas Muler ở Đại học Y Bec-lin đã giành được giải Ig Nobel 2011 nhờ vào công trình khoa học chứng minh rằng: Tất cả đàn ông sau khi lấy vợ đều bị mắc bệnh gan mà không phải do bia rượu hay đồ ăn.
Đây là một dạng bệnh gan phổ biến nhưng hiếm được nhắc đến trong y học lâu nay, đó không phải là bệnh: Viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ v.v… mà đó là bệnh… nhát gan
Theo TT
Thông tin sức khỏe: Giờ tôi nói nhiều cũng không bị khản tiếng nữa!
Do thường xuyên phải nói và giao tiếp nhiều, khiến chị Tâm hay gặp rắc rối về phát âm như: khản tiếng, mất tiếng, gây ảnh hưởng lớn tới công việc. Nhưng gần đây, chị đã tìm thấy giải pháp cho riêng mình, giọng nói đã trong trẻo trở lại.
Ảnh minh họa.
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Trân Huyền, ở số 26, ngách 41, ngõ 210 phố Đội Cấn, Hà Nội.
Chị Huyền cho biết: "Tôi bị khản tiếng từ năm 2007, cứ khỏi rồi tái phát ngày càng nặng. Gặp khi giao mùa, hay những lúc ngồi điều hòa, có những đợt tôi mất hẳn tiếng, hầu như không nói thành tiếng, cố nói cũng chỉ ra âm thanh mà mọi người không hiểu mình nói gì, trong người cảm thấy rất khó chịu, luôn có cái gì đó vướng trong cổ.
Chị Huyền cũng dùng nhiều phương pháp như hấp chanh đường phèn, uống kháng sinh... nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, dừng uống ít hôm lại tái phát.
Tháng 5/2010, chị đi chụp nội soi thanh quản, hình ảnh cho thấy thanh quản bị sưng đỏ, chị bị hạt xơ thanh quản. Chị tiến hành nội soi tách hạt xơ. Sau đó, chị phải uống thuốc, kiêng nói hoàn toàn trong 10 ngày và hạn chế nói một thời gian. Tiếp theo, chị đi khám lại một lần nữa và uống kháng sinh trong 7 ngày. Bệnh của chị đã ổn định hơn, không còn mất tiếng nhưng giọng nói vẫn bị khản.
Cho tới một hôm, có người quen đưa chị một bài báo, trong đó viết về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Tháng 6/2010, chị mua Tiêu Khiết Thanh về uống: " Uống được 3 tháng, tôi cảm thấy giọng nói của mình giảm dần khản tiếng rồi trong trẻo như bình thường, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị khản nữa".
Chị Huyền cho biết thêm: "Theo hướng dẫn, tôi uống Tiêu Khiết Thanh trong 6 tháng liên tục. Nhưng khi uống hết 3 tháng, thấy bệnh thuyên giảm nên tôi dừng lại. Hai tháng sau, khi thời tiết giao mùa, tôi thấy giọng hơi khản mỗi khi nói nhiều hoặc trời chuyển lạnh. Thấy thế, tôi tiếp tục mua Tiêu Khiết Thanh về uống. Đợt này tôi uống hết 4 hộp thì giọng đã trở lại bình thường.
Do tôi bị bệnh từ rất lâu nên điều trị sẽ khó hơn, tôi sẽ tiếp tục uống Tiêu Khiết Thanh cho đủ 6 tháng như hướng dẫn để ngăn tái phát. Tôi thấy dùng Tiêu Khiết Thanh rất hiệu quả, bây giờ nói năng cũng cảm thấy thoải mái và có thể nói với tốc độ bình thường, không phải hạn chế như trước nữa".
Theo giadinh.net.vn
Bị khàn tiếng kéo dài: Có nguy hiểm? Tôi rất hay bị viêm thanh quản, mỗi lần bị là khàn tiếng. Đợt này khàn tiếng kéo dài mặc dù tôi đã dùng thuốc kháng sinh để uống. Không biết bệnh này có nguy hiểm không? Lê Thanh Giang (Lạng Sơn) Tra lơi Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh...