Tin vịt: Trở lại xã có 500 cán bộ
Đã tìm ra nguyên nhân tại sao một xã nghèo như Quảng Vinh lại có gần 500 cán bộ!
Ca dao xưa không còn linh nghiệm
Xưa kia, xứ Thanh vẫn tồn tại câu ca dao: “Làm quan chớ ngự Quảng Xương, mua đất làm vườn chớ tậu Tĩnh Gia”. Quảng Xương và Tĩnh Gia là tên hai huyện ở Thanh Hóa. Quảng Xương, theo nhiều quan lại xưa, nơi đây dân rất “cứng đầu, cứng cổ, khó bảo”, còn Tĩnh Gia tức phủ Ngọc Sơn xưa (đây cũng là quê của Tú Jap – Hội quán Cười) trước đây nhiều bão gió nên đất đai cằn cỗi, bạc màu, ngập mặn khó trồng cấy. Câu ca dao này nói lên cái ý đó.
Tuy nhiên câu ca dao này hiện nay đã có lẽ phải xếp vào dạng cổ (lỗ sĩ) vì khu kinh tế Nghi Sơn khiến giá đất Tĩnh Gia tăng vùn vụt.
Còn Quảng Xương (cụ thể là xã Quảng Vinh) bây giờ người ta làm quan ầm ầm, bằng chứng là xã Quảng Vinh chỉ có 15 thôn, 2000 hộ mà có tới gần 500 cán bộ xã (số liệu của một cán bộ cấp cao của xã), như vậy một đứa trẻ học lớp 3 cũng dễ dàng tính được cứ 4 hộ lại có 1 cán bộ xã, cứ gọi là xã được “trang bị cán bộ” ngập chân răng. Người ta thích làm quan ở đây đến vậy, không rõ có phải dân Quảng Xương nói chung và Quảng Vinh bây giờ đã “hiền” đến thế chăng?
*
* *
Giầu to nếu bán não
Một câu chuyện có tính tiếu lâm từ bà con nông dân một xã cũng có 500 cán bộ như Quảng Vinh: Giả sử nếu người ta đem bán não bộ của dân và cán bộ của xã với mức giá 1.000 USD và 2.000 USD/chiếc thì xã sẽ thu được số tiền là 9.000 x 1.000 500 x 2.000 = 10 triệu USD. Riêng tiền bán não của cán bộ xã đã thu được 1 triệu USD, đơn giá não cán bộ xã được định giá là 2.000 USD/chiếc, đắt gấp đôi não người dân thường. Não quan chức xã giá đắt hơn không hẳn là do não của họ “thông minh” hơn não người dân mà là do não quan chức xã đại đa số còn mới nguyên chưa sử dụng lần nào. “Với số lượng cán bộ xã lên tới gần 500 người, nếu mà họ chịu động não thì xã chúng tôi không có tới gần 31% số hộ nghèo như hiện nay” – Một người dân chia sẻ giọng nửa vui nửa buồn với Cười 24H.
*
* *
Ngày “xã khánh”
11h 35′ Thứ 3 ngày 26/06/2012 là thời điểm một xã “vô danh” ở Bắc Trung Bộ bỗng dưng nổi lên như cồn khắp trong cả nước, đó là Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. Xã này nổi tiếng là bởi có mật độ cán bộ xã trên số hộ dân bằng ¼ – Chiếm… kỷ lục thế giới. Để ghi nhận thời điểm lịch sử có một không hai nay, nhiều bà con trong xã đã đề nghị “đông đảo lãnh đạo xã” lấy ngày 26/06/2012 (ngày lên báo) làm ngày… “xã khánh” để tiện làm lễ kỷ niệm về sau.
Video đang HOT
*
* *
Chán danh xưng “nông dân”?
Chuyện thành phố: Có một công ty nọ, thấy chức danh giám đốc không lấy gì làm “oách sà lách” lắm, giám đốc bèn tìm cách chạy đổi tên thành Tổng công ty, để mình được lên chức “Tổng giám đốc” (mặc dù công ty chỉ có gần trăm người). Thấy sếp thích danh, đội bậu sậu đã tư vấn cho sếp xin nâng cấp lên lần nữa thành “tập đoàn”, như vậy sếp sẽ nghiễm nhiên là “chủ tịch tập đoàn”. Tất nhiên sau khi ông lên “chủ tịch” thì đám bậu sậu bỗng trở thành Tổng giám đốc và giám đốc hết ráo.
Chuyện nông thôn: Có một xã nọ có tên là Vinh Danh, đại đa số cán bộ thấy danh xưng “Nông dân” ở đây (có lẽ) lấy làm kém hãnh diện lắm, nên xã đã tạo nên một phong trào phổ cập hóa cán bộ xã, nên số cán bộ xã ở đây trong một thời gian ngắn đã lên tới một tiểu đoàn.
*
* *
Nguyên nhân “đông quan” ở Quảng Vinh
Theo một dự đoán (mò) của Cười 24H về lý do một xã nghèo lại có một tỷ lệ quan chức xã lên đến mức kỷ lục Guiness như đã nói ở trên thì có thể có các nguyên nhân sau đây:
- Cán bộ xã thích làm công bộc của dân nên đua nhau “xung phong, tình nguyện” làm cán bộ để phục vụ nhân dân.
- Cán bộ xã thích danh và ham vui nên thấy người ta có danh mà mình không có thì không chịu nổi.
- Thấy nhà “xã trưởng” to đẹp quá nên ai cũng muốn làm quan xã để được bằng một phần “xã trưởng”.
- Số cán bộ xã phải lên tới cỡ 500 người là nhằm đảm bảo lực lượng để “đòi nợ” bà con nông dân trong xã. Do trong xã có quá nhiều hộ nghèo nên dẫn tới khó đòi nợ, khó đòi thì phải có phương pháp đòi, một trong các phương pháp là phải có lực lượng chuyên trách để “xử lý nợ xấu”.
Theo VNE
Phó Chủ tịch xã vẫn "lĩnh lương" từ mẹ
Từ khi ra trường, nộp hồ sơ chờ dự tuyển, qua 3 tháng đào tạo và vào làm việc, đến bây giờ hàng tháng tôi vẫn phải về nhà "lĩnh lương" của mẹ", Phó chủ tịch trẻ Lê Quang Tính tâm sự.
Đến tháng 5/2012, đã có 181 trí thức trẻ (TTT) về làm phó chủ tịch (PCT) tại các xã nghèo. Sau một vài tháng làm việc, nhiều tân phó chủ tịch xã bày tỏ sự bối rối trước những vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Vướng do cơ chế
Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng Trường ĐH Nông Lâm Huế, Lê Quang Tính nộp hồ sơ và trúng tuyển làm PCT xã Phước Kim (Phước Sơn, Quảng Nam). Xác định khó khăn, gian khổ nên Tính không ngại lao vào công việc.
Tuy nhiên, về làm PCT xã từ đầu tháng 3 tới giờ, anh vẫn chưa nhận được lương, phụ cấp và hỗ trợ ban đầu theo dự án. Tính cho biết: "Từ khi ra trường, nộp hồ sơ chờ dự tuyển, qua 3 tháng đào tạo và vào làm việc, đến bây giờ hàng tháng tôi vẫn phải về nhà "lĩnh lương" của mẹ".
Tương tự, tân PCT xã Đăk Na (Tu Mơ Rông, Kon Tum) A Dũng cũng về nhận công tác tại địa phương được 2 tháng nhưng vẫn chưa có lương và phụ cấp. A Dũng tâm sự: "Công việc ở địa phương khó khăn mấy cũng sẽ có cách khắc phục nhưng làm cán bộ xã rồi mà vẫn phải phụ thuộc gia đình thì ngại quá".
Tại buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề "Dự án 600 TTT về xã nghèo - sau 1 năm nhìn lại" trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 4.5, vấn đề này được đưa ra bàn khá nhiều. Ông Đặng Việt Cường - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum cho biết, Sở đã phải gửi Thông tư 171 cho Ban quản lý dự án để xem xét cấp lương cho TTT.
"Đi làm mà không có lương với phụ cấp thì rõ ràng là chưa động viên được tinh thần các TTT cống hiến hết mình cho địa phương" - ông Cường nói. Còn tại tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đã phải chỉ đạo vận dụng các nguồn ngân sách khác để trả lương cho các đội viên.
Giải thích vấn đề này, ông Vũ Đăng Minh - Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết: "Tiền lương của các đội viên theo quy định là nhận tại xã, nhưng nguồn chi trả phải thực hiện theo Luật Ngân sách. Trong khi đó, dự toán ngân sách cho năm 2012 đã được Hội đồng nhân dân (HĐND) các địa phương phê duyệt từ năm 2011. Vừa qua, Ban quản lý dự án cũng đã có công văn hướng dẫn, làm sao để trong tháng 5 này các đội viên sẽ nhận được tiền lương".
Trí thức trẻ nhận công tác tại Cao Bằng
Sau dự án sẽ về đâu?
Một câu hỏi khác đã được rất nhiều TTT, thậm chí cả lãnh đạo địa phương đặt ra là: TTT sẽ về đâu sau khi dự án kết thúc?
Chị Bế Thị Liên - PCT xã Phúc Lộc (Ba Bể, Bắc Kạn) cũng băn khoăn: "Vào dự án, tuy làm PCT xã nhưng vẫn chưa phải là công chức. Trong quá trình 5 năm công tác tại địa phương nếu phấn đấu tốt sẽ được xét vào công chức. Nhưng cái đó cũng "mơ hồ" lắm. Sau khi hết nhiệm kỳ mà không được tín nhiệm thì mình cũng không biết đi đâu về đâu".Ông Nguyễn Hồ Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) thắc mắc: "Đến thời điểm này, với tư cách là Chủ tịch UBND huyện, tôi vẫn trong tâm trạng vừa mừng, vừa lo. Việc các đội viên được lựa chọn là một bước thử thách cho họ, nhưng cũng là một thử thách cho các cấp chính quyền, vì sau 5 năm thực hiện dự án, họ sẽ đi đâu, làm gì, bao nhiêu người trở thành PCT?".
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - Thứ trưởng Bộ Nội vụ giải đáp, trong thời gian thực hiện dự án, nếu đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong ít nhất 3 năm hoặc hoàn thành nhiệm vụ trong 5 năm thì: Nếu không được địa phương bố trí công tác sẽ được xét chuyển thành công chức và bố trí công việc tại tỉnh. Nếu đội viên không có nhu cầu làm việc tại tỉnh thì sẽ được giới thiệu về tỉnh khác.
"Điều quan trọng là sự phấn đấu, cống hiến, trưởng thành của mỗi đội viên. Nhà nước sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất" - ông Dĩnh nói.
Theo Dân việt
Cực khổ gieo chữ trên Mù Cang Chải "Mới đợt 20/11 vừa qua, một thầy giáo đang trên đường về nhà, dốc cao quá, bóp phanh rồi, nhưng xe trượt bánh, thầy bị rơi xuống vực, chiếc xe nát tan tành, may sao người mắc vào cành cây nên mới thoát chết...". Thầy liều mạng leo núi dạy học Chuyến đi công tác vào một buổi đông giá lạnh đã đưa...