Tin vịt: Điểm thấp, đỗ. Điểm cao, trượt
Kết quả tuyển sinh do một giám thị nghiền “Hãy chọn giá đúng” của VTV viết trên bảng tin như sau:
Điểm chuẩn của trường chúng tôi năm nay là 18,5 điểm. Vậy xin chúc mừng thí sinh có số báo danh Z-200, người đã có số điểm… thấp hơn và gần nhất với số điểm chuẩn mà chúng tôi đưa ra. Bạn đã chính thức trở thành sinh viên của trường.
*
* *
Trước mùa thi, tạp chí nước ngoài có tên là “Hip-teen Sin-ja” đã phỏng vấn một nữ sinh thanh lịch trường:
- Mùa thi bận bịu, bạn có làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Dạ không, bố mẹ em chỉ cần em học tốt, ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ là đủ.
- Bạn có giúp bố mẹ làm việc nhà không?
- Cũng có lần em định rửa chén bát thì bố mẹ cản.
- Tại sao vậy?
Nữ sinh thanh lịch (hồn nhiên):
- Tại vì bố mẹ bảo “Thôi, thôi… con lên học bài đi, để chén bát đấy bố mẹ rửa cho kẻo mai lại phải sắm đồ mới.
*
* *
Cuối năm, chuẩn bị cho kỳ thi đại học, cô chủ nhiệm dựa vào học lực cũng như năng khiếu của từng học trò để tư vấn cho các em nên thi trường nào. Đến hai em ngồi cuối lớp cô khuyên:
Video đang HOT
- Với tài năng của các em, cô nghĩ các em nên theo ngành Công nghệ thông tin!
- Ôi cô! Vậy theo cô bọn em nên thi khoa nào ạ?
- Khoa… Chat!
*
* *
Tuần trước tạp chí “Cải Bắp” nước Mĩ đăng một mẩu tin: “A.A, nữ 20 tuổi, người mẫu kiêm diễn viên, xinh đẹp, gợi cảm, tài sản 50 triệu đôla, chưa hề lập gia đình, cần tìm một người chồng như nhân vật nam chính trong tiểu thuyết Hip-teen Sin-ja của nhà văn Lốc Cốc Tử”. Ngày hôm sau, nửa triệu bản cuốn tiểu thuyết đó được bán hết veo.
*
* *
Ông bác sỹ người Canada điều trị cho một bệnh nhân bị vàng da toàn thân, ông chuẩn đoán anh ta bị gan nặng. Sau khi dùng thuốc quá liều trong một thời gian dài, bệnh nhân qua đời. Lúc này vị bác sỹ mới phát hiện ra bệnh nhân là người Châu Á.
*
* *
Bạn có biết rằng khoa học hiện đại đã chứng minh được: Những người đàn ông khi nghe vợ nói thường há hốc mồm ra không phải vì họ sợ hay ngưỡng mộ vợ mà là do vợ nói quá nhiều và to nên họ phải há mồm để áp suất bên trong và bên ngoài màng nhĩ cân bằng nhau.
*
* *
Tin từ tạp chí An Ninh Đường Phố: Một người đàn ông bị tháo dạ, bí quá bèn chui vào công viên để “giải quyết”. Không ngờ đang lúc cuống quýt “hành sự” thì bị một số thanh niên xấu lợi dụng tình thế trấn lột mất chiếc đồng hồ đeo tay. Cảnh sát đang vào cuộc.
Cử Tạ (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Thi tốt nghiệp THPT: 5 bí quyết để đạt điểm cao môn Tiếng Anh
Thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.
Đó là chia sẻ của cô giáo Bùi Lan Anh, giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam với học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2010.
Với bài thi trắc nghiệm, các thí sinh đặc biệt chú ý tới vấn đề thời gian.
Theo cô Bùi Lan Anh, đê ky thi tôt nghiêp THPT 2010 đat hiêu qua cao, học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức, nội dung chương trình ôn tập, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục ban hành. Đề thi hàng năm thể hiện rất rõ những vấn đề cơ bản như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kỹ năng viết.
Môn Ngoại ngữ là môn thi trắc nghiệm nên học sinh cần lưu ý một số kỹ năng làm bài như sau:
I. Đọc đề bài:
Ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại bài như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu....
II. Xác định loại bài:
Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm.
Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay (ví dụ như cách chia động từ khi có điểm thời gian xác định, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính từ, xác định mạo từ...).
Nhóm 2: là những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (thường thể hiện trong các bài đọc hiểu, tìm thông tin đúng hoặc sai, hoặc suy diễn để tìm ý chính cho đoạn văn..).
Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì học sinh cần đọc kỹ lại và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng.
III. Phương pháp loại trừ
Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại.
Thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, chắc chắn đã có hai đáp án loại bỏ ngay và chỉ để ý hai đáp án còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.
Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.
Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, học sinh có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.
IV. Chú ý tới vấn đề thời gian:
Đối với mỗi câu hỏi, học sinh sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Học sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.
Không nên mất nhiều thời gian vào những câu hỏi mà mình không rõ.
V. Một số gợi ý ôn tập môn tiếng Anh:
1. Học sinh nên ôn tập theo chủ đề. Mỗi một chủ đề đều cung cấp cho người học một số lượng từ đủ để đọc hiểu một đoạn văn tương tự theo chủ đề đó.
2. Nắm vững các hiện tượng ngữ pháp thông qua các bài tập đã được sách giáo khoa cung cấp như phần Language Focus (các loại bài chia động từ theo các thì (tenses), qui tắc phù hợp về thì (Sequence of tenses), câu chủ động, bị động, các loại câu và cách kết hợp các loại câu cơ bản ...).
3. Làm lại tất cả các bài ôn tập (Consolidation) trong sách. Đây là loại bài tổng hợp kiến thức cơ bản nhất, giúp cho người học khái quát được những vấn đề đã học qua mỗi một chủ đề. Tôi đánh giá rất cao loại bài tập này.
4. Phần khó và hay sai nhất là phần phát âm (Pronuciation), học sinh nên đọc toàn bộ các từ mới ở phần Glossary, vừa kết hợp ôn từ mới, vừa luyện và ghi nhớ cách phát âm cũng như cách đánh trọng âm.
Theo Dân Trí
Mẹo làm bài kiểm tra đạt điểm cao Đã bao giờ bạn tự hỏi: tại sao mình rất thuộc bài nhưng ít khi đạt điểm cao? Yếu tố tâm lí chỉ là một phần, điều quan trọng là làm bài kiểm tra cũng cần có phương pháp, bạn ạ! Chuẩn bị Xem xét kết quả của những bài kiểm tra gần đây. Hãy xem lại các bài kiểm tra đã làm...