Tin vịt: Công bố bí mật một số bản nhạc
Hoàn cảnh ra đời một bản nhạc nổi tiếng
Beethoven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức đem lòng nữ bá tước xinh đẹp 17 tuổi Giulietta Guicciardi. Một buổi tối đêm trăng ông xách xô ra hồ Lucerne lấy nước thì chợt nhìn thấy Giulietta đang quấn quýt bên cạnh một chàng trai trẻ. Cơn ghen nổi lên, Beethoven đã giận dữ đập nát cái xô. Đó là hoàn cảnh ra đời bản nhạc nổi tiếng “Xô-nát ánh trăng” (Moonlight Sonata) của ông.
*
* *
Bản nhạc “Phiên chợ Ba Tư” (In a Persian market)
Một tác phẩm nổi tiếng được nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Anh Albert William Ketèlbey (1875 – 1959) sáng tác năm 1920. Bản nhạc này miêu tả cảnh chợ xưa với những hình ảnh như nàng công chúa, những con lạc đà, người hành khất, biểu diễn ảo thuật, người thổi sáo dụ rắn, đức vua Kha-lip… với không khí rất “ngàn lẻ một đêm” của nàng Scheherazade kiều diễm. Nhiều người sành nhạc lâu nay cứ đinh ninh rằng do bối cảnh của nó diễn ra trên đất Ba Tư (I-ran ngày nay) nên bản nhạc ấy có tên như vậy. Tuy nhiên theo một điều tra độc lập của Hội quán 24H thì sở dĩ bản nhạc ấy có cái tên “Phiên chợ Ba Tư” là bởi Ketèlbey đã phải vất vả đi tới 33 phiên chợ và đến phiên chợ thứ 34 ông mới cảm nhận được chính xác cái hồn của những phiên chợ, để sau đó tác phẩm ra đời. Điều này cũng đúng thôi, bởi Ketèlbey là một nhạc sỹ người Anh, không phải người Trung Đông, cảm nhận được đầy đủ cũng phải có thời gian. Vậy đấy, nhiều khi cái tên của một tác phẩm nổi tiếng ra đời thật tự nhiên.
*
* *
Video đang HOT
Người chồng yêu nhạc
Chuyện xảy ra ở Nga, có cặp vợ chồng kia làm nghề buôn bán, tuy giàu có nhưng bị người đời chê kém sang. Họ ức lắm bèn mua vé vào nhà hát Ban-sôi tập tành nghe hòa nhạc cổ điển. Ngay trong buổi biểu diễn đầu tiên hai vợ chồng đã đến muộn. Sau một hồi xin lỗi luồn lách qua rất nhiều khán thính giả để đến được vị trí ghế ngồi, anh chồng quay sang hỏi người đàn ông bên cạnh bản nhạc đang được giàn nhạc biểu diễn trên sân khấu có tên là gì, người này cho biết đó là bản giao hưởng số 5 (Symphony No. 5 – Beethoven), anh chồng nghe xong nóng mặt quay sang lườm vợ rồi mắng: “Cứ mải son với chả phấn, làm mất đứt của ông mất 4 bản giao hưởng rồi đấy!”. Quả là anh chồng tính toán nhanh thật, nhà buôn có khác!
*
* *
Nghe nhạc giao hưởng có “sang” không?
Thú thật bản thân Cử Tạ tôi cũng vốn “điếc” nhạc cổ điển hạng nặng, nghe loại này cứ gọi là “đàn gảy tai trâu”. Một lần cách đây nhiều năm, ông anh họ mua vé mời tôi đi nghe buổi hòa nhạc có tên “Ngày xửa ngày xưa” ở nhà hát lớn Hà Nội. Trong lòng tôi cũng lấy làm hào hứng lắm vì đây là lần đầu tiên tôi đi nghe hòa nhạc ở nhà hát lớn (thấy mình cũng “sang” ghê). Bước vào nhà hát, tôi đã choáng ngợp trước không khí buổi biểu diễn, người đâu sao mà đông đến thế, cả ta, cả tây trông rõ là lịch sự, nghiêm trang. Tuy nhiên ngồi nghe được chừng 20 phút thì tôi bắt đầu buồn ngủ vì chẳng cảm thụ được một xu âm nhạc nào, nhưng khổ nỗi lại không dám ngủ vì sợ xung quanh người ta cười, ra về thì còn khiếm nhã hơn. Cố dướn mắt căng tai ra nghe được chừng 5 phút thì tôi lại ngủ gật vài phút, thỉnh thoảng lại giật bắn mình bởi tiếng vỗ tay rào rào của khán giả. Có ông Tây ngồi gần mỗi lần hết một phần lại vỗ tay và liếc xéo sang tôi ra cái vẻ coi thường lắm (tôi nghĩ bụng thế, giống đời vốn “dốt” thì hay nhạy cảm mà) vì vậy mỗi lần “hắn” liếc sang tôi lại vỗ tay phụ họa ra cái điều ta đây cũng thấy “thú vị” lắm. Thật lạ, mỗi lần thấy tôi vỗ tay “hắn” lại vỗ to hơn. Mãi về sau qua ông anh họ phân tích tôi mới hiểu gã Tây đó cũng là một gã “mù” âm nhạc. Hóa ra gã này xem biểu diễn cũng chẳng hiểu gì nhưng trong bụng thì nghĩ, mình là “tây” đi xem hòa nhạc mà không gật gù ra vẻ hiểu thì “người Việt” họ khinh cho, còn tôi thì cũng nghĩ tương tự gã, nên cả hai cứ thay nhau vừa vỗ tay vừa quan sát thái độ của nhau. Chuyện này bây giờ mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn không khỏi phì cười.
Theo DV
Thần đồng chơi piano không cần đọc nhạc
Một thần đồng âm nhạc tuổi teen đã gây kinh ngạc cho các thầy gia sư bằng tài năng chơi thành thạo các bản nhạc piano phức tạp nhất chỉ trong vài tiếng, mặc dù anh chàng này không thể đọc nhạc.
Samuel Osmond (trái) và giảng viên âm nhạc Cecil DuValle.
Samuel Osmond, 19 tuổi, chưa từng học qua piano nhưng lại có thể thông thạo các bản nhạc của những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Chopin và Beethoven trong vòng vài phút vì chàng trai này có khả năng nhớ nốt nhạc cực kì hoàn hảo.
Samuel sống ở St Austell, Cornwall, Anh, hiện đang học khoa Luật cùng với lớp bổ trợ nhạc và xã hội. Thần đồng âm nhạc này dự định sẽ theo nghiệp luật sư.
Tuy nhiên, các giảng viên của Samuel lại khuyên anh chọn lĩnh vực âm nhạc. Samuel học một bản nhạc bằng cách lắng nghe từng phân đoạn, sau đó bấm các nốt nhạc. Anh bắt đầu chơi nhạc từ 2 năm trước, bản nhạc đầu tiên anh chơi là Sonata Ánh trăng của Beethoven.
Gần đây anh đang học bản nhạc của Chopin, Ballarde No1 in G Minor, giai nhiệu nhanh, hợp âm lớn, và nhiều ngón bấm khó.
Đây là một tác phẩm khó đến nỗi giảng viên âm nhạc của Sumuel, Cecil Du Valle, người từng có hai bằng thạc sĩ về âm nhạc mà vẫn không tài nào chơi nổi.
Samuel cho biết: "Tôi lớn lên cùng với âm nhạc. Mẹ tôi cũng chơi nhạc, tôi thì chơi guitar được 6 năm rồi. Khoảng 2 năm trước, tôi đột nhiên quyết định chuyển sang chơi piano, mặc dù không thể đọc nhạc hay qua bất kì lớp học nào.
Môn nhạc này đến với tôi rất dễ dàng, tôi nghe nốt nhạc và có thể nhớ được chúng - nhớ từng nốt nhạc một. Gần đây tôi có biểu diễn một bản của Chopin trước công chúng. Nó kéo dài 10 phút và phải đến hơn 1.000 nốt nhạc trong bản nhạc này nhưng tôi đã thuộc làu nó".
Ông Du Valle, giảng viện tại trường đại học Cornwall, cho biết cậu học sinh này là một phát hiện chưa từng thấy trong suốt 40 năm công tác của ông.
Theo Dân Trí
Ban nhạc "quỷ dữ" kinh dị nhất thế giới Chỉ cần nhìn cách ăn mặc của họ là thấy ngay... Ban nhạc Gwar có lẽ là ban nhạc quái đản nhất thế giới, họ được mệnh danh là "nhà hài kịch rock". Thật dễ hiểu khi nói ban nhạc này là quái đản, bạn chỉ cần nhìn trang phục họ mặc và cách họ biểu diễn trên sân khấu là đủ hiểu....