Tin vịt: Bí mật cá chép của ông Táo
Có thể bà con không tin, nhưng thực sự những thông tin này chỉ có ở… Tin vịt.
Tốc độ cá chép ông Táo
Khoảng cách từ trái đất đến thiên đình là 384.403km, ông Táo đi mất 3 ngày (23 Tết ông lên trời, 30 Tết về, tức là mất 7 ngày, trừ đi 1 ngày vào chầu, vậy cả đi cả về mất 6 ngày). 3 ngày x 24 giờ = 72 giờ.
Vậy suy ra vận tốc trung bình của cá chép ông Táo cưỡi là: 384.403km/ 72 giờ = 5339km/giờ. Bạn tưởng tượng thế này: Nếu bạn cưỡi con chép đó từ Hà Nội đi Sài Gòn sẽ chỉ mất chừng 20 phút. Quả đúng là siêu tốc, tất nhiên với điều kiện bạn không bị cưỡng chế ghé quán massage hay “cơm tù” nào dọc đường. Được biết hiện tại có một nhóm sinh viên ưu tú của ĐH GTVT đang nghiên cứu tăng công suất cho loại phương tiện giao thông đặc biệt với ưu điểm không cần đường ray này nhằm thay thế cho tàu hỏa Bắc-Nam trong tương lai. Nếu thành công thì VN sẽ là nước đi đầu thế giới trong cách mạng phương tiện giao thông.
*
* *
Chép của ông Táo là loại chép… miệng
Một cô gái sắp lớn, sợ sau này về nhà chồng bị chê trách, mẹ bèn bày vẽ cho cô các tập tục ngày tết như: Ngày 23 âm hàng năm phải đốt cá chép giấy hoặc thả cá chép sống ra sông để ông Táo lên trời. Vốn thông minh, sáng tạo, cô quyết định mua cá chép tươi về… nướng. Cô lý luận: Làm như vậy nó “tổng hợp” cả hai cách trên. Tuy nhiên sau khi nướng, mùi cá thơm lừng, cô lại rớt nước miếng tặc lưỡi chép miệng: “Thôi thì ông Táo cưỡi xương chép cũng được chứ sao!”.
*
* *
Cá chép gắn xi nhan
Năm nay để tăng tính hiện đại, cá chép giấy Hàng Mã cho ông Táo lên trời được “độ” lại bằng việc gắn thêm xi nhan. Ông Táo khoái lắm, bật xi nhan thử rồi gọi Táo bà: “Ra sau… cá xem hộ tôi đèn có hoạt động không?”. Táo bà vòng ra sau, chăm chú quan sát rồi báo cáo: “Nó có hoạt động. Ôi! Lại thôi rồi. A! Lại có. Ối! lại mất rồi”.
*
* *
Tại sao da cá chép và các loài cá khác đều nhớt?
Chúng ta đều biết rằng, hàng năm cứ đến ngày 23-12 âm lịch, ông Táo lại cưỡi cá chép lên chầu trời. Theo nghi lễ truyền thống, ông Táo không mặc quần, chỉ mặc mỗi áo và đi giầy. Vẩy cá chép vốn xù xì gai góc, do vậy chúng cần phải trơn nhớt để ông Táo không bị rát… mông (kinh nghiệm này do ông Táo rút ra từ đời sống vợ chồng) và trước mỗi lần cưỡi cá ông đều xịt nước ép lá mùng tơi lên “ghế cá”. Các loài cá khác cũng mong được ông Táo… cưỡi một lần trong đời nên cũng tự bôi trơn thân mình như cá chép hòng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng là bà Táo. Do vậy đa số các loài cá đều có da trơn nhớt.
*
* *
Hãng AMG đã “độ” lại cá chép cho ông Táo
Với vây lưng sắc nhọn, da trơn như vậy, đường lên thiên đình ngày Tết lại đông, dọc đường cứ gọi là phanh dúi dụi, nguy cơ ông Táo bị “triệt sản” là rất lớn. Chính vì vậy ông Táo đã thuê hãng AMG “độ” lại cá chép của mình bằng cách… đục một lỗ trên lưng cá để ông “cắm chốt” định vị.
Theo 24h
Tin vịt: Ăn tết, chơi tết và... cười tết
Hằng năm, mỗi khi hoa đào sắp nở, lại thấy tin vịt Tết tưng bừng nở hoa... cười!
Trào lưu xin chữ hiện đại
Việc xin chữ ngày Tết năm nay cũng có nhiều biến đổi, mọi năm người ta đua nhau đi xin chữ "Tâm", chữ "Đức", chữ "An"... Năm nay có lẽ người ta đã thực tế và thẳng thắn thể hiện cái tôi của mình hơn khi khá nhiều người xin chữ "Tiền", có người mạnh dạn xin chữ "Đô", thậm chí có khá nhiều người xin chữ "Tham" (Ó52;), họ giải thích rằng tất cả những gì con người muốn đạt được thì đều phải có chữ "Tham", đầu tiên phải có tham vọng, rồi thì tham công tiếc việc, tham lam hoặc có điều kiện thì tham... nhũng.
*
* *
Tết ta như tết... Ý
Du khách người Ý, Franco Anlusbuzi phát biểu cảm tưởng trong lần đầu tiên đặt chân tới VN: "Người Việt Nam rất có thiện cảm với nước Ý. Những gì tốt đẹp họ đều nhắc đến nước Ý, ví dụ ở VN thường có câu "Đẹp hết ý!" hoặc lời chúc đầu năm - Vạn sự như ý!- Theo tôi đây là những câu rất... Ý. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chúng ta nên thống nhất viết hoa chữ "ý" ở cuối câu, ví dụ: "Vạn sự như Ý" hoặc tốt nhất là viết: "Vạn sự như Italy!"."
*
* *
Kiêng quét nhà ngày Tết
Tết chưa đến nhưng một anh chàng khi tới nhà bạn gái chơi đã buột miệng khen: "Cứ đến nhà em là anh có cảm giác lúc nào cũng như 3 ngày Tết". Cô bạn gái thích phổng mũi vì cho rằng người yêu đã ngầm khen mình trang hoàng nhà cửa đẹp, không khí vui tươi mùa xuân tràn ngập căn nhà. Mãi về sau, khi 2 người đã nên vợ nên chồng cô gái mới biết được "thâm ý", anh chàng đã "xỏ xiên" rằng nhà cô gái quá bẩn, bởi trong 3 ngày Tết người ta kiêng quét nhà.
*
* *
Ông đồ vi tính
Các ông đồ xưa ngồi viết thư pháp, bán chữ ngày Tết thường thảo trên giấy dó điều hai cột câu đối chữ Nho:
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
Nhưng những năm gần đây, phần vì cấm pháo, phần vì để tránh tình trạng mỗi năm mỗi vắng khách, nhiều cụ đồ đã đổi hẳn sang thư pháp Việt, thậm chí nội dung cũng được chỉnh sửa lại cho hợp thời:
"Chả lụa, chân giò, dưa hấu đỏ
Đào mai, chùm táo, bánh chưng xanh"
*
* *
Tác dụng phụ của đào và quất Tết
Những ngày giáp Tết năm kia, người ta chứng kiến tác dụng phụ của các cành đào, chậu quất ngày Tết. Đó là việc xuất phát từ chuyện do những ngày giáp Tết Nguyên Đán, giá đào, quất bỗng nhiên tụt thê thảm bởi vì nắng nóng quá to làm cho cây thì nở búa xua, cái thì héo lá rụng quả. Nhiều tay "lái" đào, lái quất năm nay đã lỗ chỏng vó. Họ ngán ngẩm tới mức vứt bỏ lại các em đào, quất la liệt bên đường. Và bỗng nhiên, vô hình trung chúng trở thành nhiên liệu để bà con nấu bánh chưng, bánh tét.
Theo 24h
Tin vịt: Tết luôn đặc biệt với phụ nữ Ngày xuân ngày tết, phụ nữ quan tâm đến chuyện gì, phụ thuộc vào việc cô ấy còn độc thân không. Lý do người ta treo chữ nhẫn Người ta thường thấy rằng trong nhà một số vị sếp thường treo chữ "Nhẫn" trang trọng ở giữa nhà. Nhiều người cho rằng các vị này thích tỏ ra mình có chữ, hoặc muốn...