Tin tưởng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng
LTS – Tại hội thảo “Mối liên hệ giữa chặng đường 70 năm hậu chiến của Nhật Bản và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam”, do Học viện Ngoại giao phối hợp Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa tổ chức mới đây, các học giả, nhà nghiên cứu hai nước đã đi sâu phân tích và làm rõ mối quan hệ gắn kết lâu đời giữa hai nước, cũng như cơ sở và tiềm năng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, qua đó góp phần thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến của các học giả Nhật Bản.
GS Y.Hô-xoi-a, Đại học Cây-ô:
Việt Nam và Nhật Bản đều mong muốn đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm rất thành công tới Nhật Bản hồi tháng 9 vừa qua. Ông đã được cả Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đón tiếp nồng hậu. Người Nhật Bản rất tôn trọng dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, như trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và giữ độc lập tự chủ. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, người dân rất thân thiện. Nhật Bản và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai nước đều bị tàn phá trong chiến tranh và đều rất nỗ lực để xây dựng lại đất nước, làm cho đất nước thịnh vượng hơn.
Việt Nam hiện là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản ở khu vực, bên cạnh các đối tác quan trọng khác như Mỹ, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế và an ninh phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Với việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hình thành, Nhật Bản và Việt Nam càng có thêm nhiều cơ hội gia tăng hợp tác, đem lại nhiều lợi ích hơn cho mỗi nước. Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản đều mong muốn đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực, vì thế, việc hai nước đẩy mạnh hợp tác cũng là để thúc đẩy giá trị chung này. Việc hai nước tiếp tục làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường hợp tác ở các cấp độ là điều cần thiết, không những đóng góp cho công cuộc phát triển ở mỗi nước, mà còn góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
TS T.Hô-si-nô, Đại học Ô-xa-ca:
Hai nước nên tận dụng tốt nhất quan hệ đối tác chiến lược song phương
Thành phố Ô-xa-ca nơi tôi đang sinh sống là một thành phố cảng, lớn hàng đầu ở Nhật Bản, cách thủ đô Tô-ki-ô khoảng 500 km về phía tây. Cảng Ô-xa-ca là một trong năm cảng quốc tế chính tại Nhật Bản, một cửa ngõ hàng hải quan trọng.
Chuyến thăm lần đầu của tôi tới thành phố cổ Hội An tháng trước là một chuyến đi có tính khai sáng đối với tôi. Ở Hội An có một cây cầu có mái che, tuy nhỏ nhưng rất đẹp, được gọi là “Cầu Nhật Bản”, do cộng đồng người Nhật Bản sống tại thành phố này vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 xây dựng. Chuyện kể rằng, một thương gia ở TP Xai-ca của tỉnh Ô-xa-ca đã phát hiện một ngôi mộ của tổ tiên ông ở Hội An. Ngôi mộ này được các công dân ở Hội An gìn giữ và bảo vệ trong hơn 400 năm, thể hiện sự tôn trọng và ghi nhớ công lao của người này vì đã có công giúp người dân địa phương đào giếng sâu lấy nước ngọt để sinh hoạt, thay cho nước biển. Vì mối quan hệ này, TP Xai-ca hiện là nơi đặt Văn phòng Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản, là cơ quan đại diện quan trọng của Chính phủ Việt Nam ở phía tây Nhật Bản. Đó là một minh chứng của mối quan hệ lâu dài giữa Ô-xa-ca và Hội An, được kết nối bằng đường biển.
Video đang HOT
Ngày nay, Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á. Hai nước nên tận dụng tốt nhất quan hệ đối tác chiến lược song phương này ứng phó các bối cảnh quốc tế của thế kỷ 21 hiện nay, khi mà đời sống kinh tế – xã hội của chúng ta phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ chưa từng có bởi các làn sóng toàn cầu kết nối các dân tộc, vượt ra ngoài biên giới quốc gia của họ.
GS T.Si-nô-đa, Đại học Tổng hợp Quốc tế Nhật Bản:
Nhật Bản thu được nhiều lợi ích khi làm sâu sắc quan hệ với ASEAN
Trong nhiệm kỳ thứ nhất (2006-2007), Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê đã nâng quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam từ đối tác bền vững hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia ASEAN mà Thủ tướng A-bê chọn là điểm đến khi ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, hồi tháng 1-2013. Điều đó thể hiện Thủ tướng A-bê coi trọng quan hệ với Việt Nam và khu vực ASEAN như thế nào. Trong nhiệm kỳ thứ hai này của Thủ tướng A-bê, hai nước đã nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới, thành đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á, nhân chuyến thăm Nhật Bản tháng 3-2014 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Khuôn khổ mới này bao gồm nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, kinh tế đến văn hóa, du lịch và phát triển nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh môi trường quốc tế thay đổi đáng kể, Chính phủ Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng A-bê đã tuyên bố Chiến lược an ninh quốc gia lần đầu vào tháng 12-2013. Nhằm tăng cường hợp tác an ninh vì hòa bình và ổn định trên thế giới, Nhật Bản đã coi Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á (ASEAN), Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ là những đối tác cùng chia sẻ những giá trị toàn cầu và lợi ích chiến lược, bên cạnh Hoa Kỳ. Các nước ASEAN nằm trong khu vực mấu chốt của Tuyến vận tải thương mại trên biển (SLOC) của Nhật Bản.
Hồng Hạnh (Thực hiện)
Theo_Báo Nhân Dân
Tổng thống Obama: Tôi mong sớm thăm Việt Nam
Ngày 7/7, tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Tại đây, ông Obama đã nhận lời mời thăm Việt Nam thời gian tới.
Theo TTXVN, tại hội đàm, Tổng thống Obama nhiệt liệt hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama nhấn mạnh, Hoa Kỳ hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam và vai trò của Việt Nam ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới vì lợi ích của hai nước và của khu vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng
"Tôi nghĩ đây là dấu hiệu đáng kể của quá trình phát triển mối quan hệ giữa hai nước chúng ta 20 năm qua", ông Obama cho biết.
Tổng thống Obama cho hay đã có một lịch sử khó khăn giữa hai nước trong thế kỷ 20. Và vẫn tiếp tục có sự khác biệt chính trị nhưng với những nỗ lực của lãnh đạo hai nước trong nhiều năm liên tiếp, những gì hai bên chứng kiến là sự xuất hiện của một mối quan hệ xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, và có lợi cho nhân dân hai nước.
Tổng thống Hoa Kỳ dẫn chứng, chỉ riêng trong 2 năm qua, hai nước đã đạt được tiến bộ đáng kể về tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, biến đổi khí hậu, y tế cộng đồng cũng như an ninh. Đây là cơ hội tuyệt vời để làm sâu sắc các cuộc thảo luận xung quanh tầm nhìn chung về một quan hệ đối tác toàn diện.
Ông cho biết đã cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thảo luận về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), về tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao để nâng cao tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường và có thể tạo ra tăng trưởng việc làm ý nghĩa cũng như thịnh vượng cho người dân 2 nước.
"Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông cũng như ở khắp khu vực châu Á-TBD phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo thịnh vượng và tự do hàng hải cho sự tăng trưởng kinh tế to lớn ở khu vực tiếp tục trong những thập niên tới" - Tổng thống Hoa Kỳ cho biết.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về việc đẩy mạnh quan hệ giữa nhân dân hai nước.
"Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, chúng tôi có số lượng người Mỹ gốc Việt và kiều bào ở đây nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và họ đã có những đóng góp to lớn cho nước chúng tôi. Chúng tôi muốn tiếp tục thúc đẩy giao lưu, trao đổi giữa người dân 2 nước, bao gồm cả việc sớm mở Đại học Fulbright vừa được phê duyệt" - ông nói.
"Ở đây vẫn có những khác biệt trong quan hệ song phương, và chúng tôi đã trao đổi thẳng thẳn một số khác biệt xung quanh vấn đề nhân quyền, ví dụ tự do tôn giáo. Nhưng tôi tin tưởng rằng, đối thoại ngoại giao và những bước đi thực tế song hành với nhau sẽ có lợi cho cả 2 nước và những căng thẳng có thể được giải quyết hiệu quả không chỉ thông qua quan hệ song phương, mà còn qua sự hợp tác của chúng ta ở những tổ chức đa phương như ASEAN hay Thượng đỉnh Đông Á, chúng ta có thể tiếp tục có những bước tiến đáng kể" - ông phát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama (ảnh AP)
Trong phát biểu của mình, ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, coi trọng phát triển quan hệ với Hoa Kỳ là chủ trương nhất quán, lâu dài của Việt Nam. Việc thực hiện tốt, đầy đủ và không ngừng làm sâu sắc, phong phú thêm quan hệ Đối tác toàn diện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là cơ sở để xây dựng lòng tin, tiến tới đưa quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới.
Về quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam ủng hộ nâng cấp quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN lên Đối tác chiến lược và sẽ phối hợp với Hoa Kỳ và các nước liên quan khác nhằm phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, bảo đảm hiệu quả của các diễn đàn ARF, ADMM , APEC và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong việc duy trì hòa bình, an ninh cũng như trong các dàn xếp về kinh tế, chính trị ở khu vực; mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ và phối hợp tốt với Việt Nam để tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC năm 2017 tại Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở về vấn đề nhân quyền. Tổng thống Obama bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục đối thoại và tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc bảo đảm đầy đủ các quyền con người một cách tổng thể luôn là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đối thoại với phía Hoa Kỳ trên lĩnh vực này với tinh thần cởi mở và xây dựng.
Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của cộng đồng khu vực và quốc tế, ủng hộ nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hình thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không đơn phương làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Nhìn lại 20 năm qua, hai nhà lãnh đạo cùng bày tỏ vui mừng về sự phát triển tích cực, nhanh chóng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Hai bên cùng cho rằng, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama cùng bày tỏ tin tưởng, lạc quan về triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới. Hai bên đã trao đổi và nhất trí về các định hướng lớn nhằm phát triển quan hệ song phương, làm sâu sắc và phong phú thêm quan hệ đối tác toàn diện trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao, mở rộng các cơ chế tham vấn giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm; đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư làm nền tảng và động lực cho quan hệ song phương; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác khoa học, giáo dục, y tế và môi trường; thúc đẩy hợp tác về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc triển khai có hiệu quả Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng; tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác nhân đạo và khắc phục hậu quả chiến tranh; tiếp tục hợp tác sâu rộng, thực chất hơn nữa trên các cơ chế và diễn đàn đa phương nhằm đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững trên thế giới, trong đó có vấn đề chống khủng bố, an ninh mạng, đối phó với dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Như lời Tổng thống Obama cho hay, trong các lĩnh vực này, "Việt Nam đã chứng tỏ là một đối tác rất xây dựng".
Tổng thống Hoa Kỳ cảm ơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì chuyến thăm. Và đáp lại lời mời thăm Việt Nam của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Obama cho biết: "Tôi hy vọng ông sẽ cảm nhận được sự nồng ấm và hiếu khách mà người Mỹ cảm nhận đối với mọi người dân Việt Nam. Và chắc chắn là tôi mong được đến thăm đất nước xinh đẹp của các bạn trong thời gian tới" - ông nói.
Theo NTD
Nhật Bản-Philippines tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Shinzo Abe đã ký kết Tuyên bố Tokyo tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản-Philippines. Ngày 4/6, Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Shinzo Abe đã ký kết Tuyên bố Tokyo tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản - Philippines. Hai bên nhất trí bắt đầu các cuộc thương...