Tin tức thế giới 21/8 : Đức nghi Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghiệp
Đức nghi Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghiệp; Australia sẽ tham gia liên minh quân sự giám sát eo biển Hormuz; Malaysia phát hiện hơn 100 cảnh sát dương tính với ma túy… là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 21/8.
Ngày càng nhiều công ty Đức trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc. Ảnh: RYB.RU
Đức nghi Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghiệp
Tờ báo Đức Handelsblatt cho hay, các công ty của Đức đang phải chống trả ngày càng nhiều cuộc tấn công trên mạng từ Trung Quốc và nghi ngờ các phương thức tấn công được sự hỗ trợ của chính phủ.
Bộ Nội vụ Đức nhận định, các công ty công nghệ cao của nước này và các công ty hàng đầu trên thị trường toàn cầu là mục tiêu của gián điệp mạng Trung Quốc với mục đích đánh cắp tài sản trí tuệ trong các lĩnh vực y học và khoa học vật liệu, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu.
Australia sẽ tham gia liên minh quân sự giám sát eo biển Hormuz
Thủ tướng Scott Morrison hôm nay (21/8) thông báo vì lợi ích quốc gia, Australia sẽ tham gia liên minh quân sự do Mỹ đề xuất để giám sát và bảo vệ tàu thuyền di chuyển tại eo biển Hormuz. Như vậy đến nay đã có 3 nước gồm Israel, Anh và Australia tuyên bố tham gia liên minh này.
Theo đó, Australia sẽ gửi 1 máy bay do thám P-8A Poseidon tới Trung Đông vào tháng 11/2019, sau đó đến tháng 1/2020 sẽ điều thêm 1 tàu khu trục tham gia liên minh quân sự trong vòng 6 tháng.
Ông Trump tuyên bố đối đầu với Trung Quốc bất chấp thiệt hại
“Ai đó cần đối đầu với Trung Quốc. Đó là điều lẽ ra phải được làm rồi. Sự khác biệt là tôi đang làm việc này”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ngày 20/8. Ông cũng cho rằng “đã đến lúc phải làm dù mọi chuyện có lợi hay gây hại cho đất nước chúng ta trong thời gian ngắn”.
Hai nước dự kiến sẽ đàm phán trở lại vào cuối tháng này, song ngày càng có nhiều người lên tiếng cảnh báo về tình trạng suy thoái toán cầu bởi thương chiến Mỹ – Trung. Các chuyên gia kinh tế Mỹ cũng quan ngại trước thực trạng nước này có thể đứng bên bờ vực suy thoái.
Malaysia phát hiện hơn 100 cảnh sát dương tính với ma túy
Các cuộc xét nghiệm được thực hiện từ ngày 13/8- 20/8 với 3.438 nhân viên cảnh sát trên toàn quốc. Kết quả hơn 100 cảnh sát Malaysia dương tính với ma túy, cho thấy tình trạng lạm dụng ma túy đáng báo động trong lực lượng cảnh sát Malaysia.
Video đang HOT
Những cảnh sát này sẽ bị điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của luật pháp như công dân bình thường. Ngoài ra, trong số các cảnh sát dương tính với ma túy có nhiều người bị tình nghi tham gia tống tiền và nhận hối lộ, đặc biệt từ các lao động nước ngoài, để lấy tiền hút chích.
Trung Quốc xác nhận bắt nhân viên ngoại giao Anh ở lãnh sự quán Hong Kong
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã xác nhận bắt một công dân của nước này tên là Simon Cheng ở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông), là nhân viên phụ trách mảng đầu tư và thương mại tại lãnh sự quán Anh ở Hong Kong.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận Cheng bị bắt trong 15 ngày bởi cảnh sát Thâm Quyến do vi phạm nguyên tắc quản lý an ninh công cộng. Ông Cảnh Sảng cũng cho biết Cheng là công dân mang quốc tịch Trung Quốc nên đây hoàn toàn là công việc nội bộ của nước này.
Thái Lan giảm sử dụng 1,5 tỉ túi nhựa trong 1 năm
Chính sách quản lý chất thải của Thái Lan đã thành công khi giảm được 1,5 tỉ túi nhựa kể từ 17/8/2018.
Từ kết quả trên, nước này đang chuẩn bị lộ trình giảm hoặc loại bỏ sử dụng 7 loại nhựa vào năm 2022. Trong đó, 3 loại ngừng sử dụng vào cuối năm nay gồm: nắp nhựa chai nước, bao bì nhựa tự hủy sinh học, hạt nhựa siêu nhỏ trong mỹ phẩm…; 4 loại ngừng sử dụng năm 2022 gồm: túi nhựa dày hơn 36 micron, hộp đựng bằng Styrofoam, cốc nhựa sử dụng một lần, ống hút nhựa.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo ô nhiễm nước đang làm giảm 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế
Ngày 20/8, WB đã đưa ra lời cảnh báo tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng đang làm giảm 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới, do tác động của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người, ngành nông nghiệp, hệ sinh thái…
Nguyên nhân chính làm ô nhiễm nước là nitơ, hóa chất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là nước nhiễm mặn do đất tích tụ quá nhiều muối. WB cũng đã kêu gọi các nước phối hợp hành động để giải quyết những tác động tiêu cực do nước ô nhiễm gây ra.
H.T (t/h)
Theo petrotimes
Tàu ngầm Israel đến Hormuz, mở mặt trận thứ 5 chống Iran
Theo giới truyền thống, những tàu ngầm thông thường mang đầu đạn hạt nhân Dolphin của Israel có thể đến eo biển Hormuz răn đe cái đầu nóng của Iran.
Theo giới phân tích, trước những căng thẳng của cái gọi là "cuộc chiến tàu chở dầu" ở eo biển Hormuz, sự tham gia của Israel vào Lực lượng An ninh vùng Vịnh (hộ tống thương thuyền, đặc biệt là tàu chở dầu qua eo biển Hormuz) sẽ mở ra mặt trận thứ 5 chống lại Iran.
Tehran tuyên bố, bảo đảm tư cách là "người bảo vệ hợp pháp cho vận tải vùng Vịnh", bao gồm cả eo biển Hormuz, luôn là mục đích căn bản trong chiến lược phòng thủ quốc gia Iran.
Tehran đang cân nhắc vai trò của Tel Aviv trong kế hoạch của lực lượng phòng thủ vùng Vịnh do Mỹ đứng đầu, vì Israel sẽ phản ứng với sự xuất hiện đột ngột ở Beirut của hạm đội tàu ngầm Iran, hoặc chuyển hướng mục tiêu sang lữ đoàn Al-Qods ở Bint Jbeil, phía nam Lebanon.
Israel tham gia lực lượng phòng thủ vùng Vịnh
Kể từ khi nắm quyền lực cách đây 40 năm, Cộng hòa Hồi giáo Iran đã cố gắng hết sức để đẩy người Mỹ và các đồng minh của họ ra xa khỏi biên giới trên bộ và trên biển của nước này.
Tuy nhiên, các lực lượng Mỹ không chỉ ở lại Syria, Iraq và các Vương quốc ở Vịnh Ả Rập, mà đã tái triển khai tại các căn cứ của Saudi, đồng thời Washington đang chuẩn bị hợp tác với Tel Aviv, để thành lập liên minh các lực lượng hải quân, không quân và tình báo mà Washington đang thiết lập để bảo vệ việc vận chuyển dầu trên vùng Vịnh.
Do đó, hiện nay Tehran đã thấy kẻ thù đáng báo động nhất của mình tập trung ở cửa trước và cửa sau và chiến lược phòng thủ kiên cố mà họ đã ấp ủ bao lâu nay đã bị thổi bay.
Điều này đã thúc đẩy các quan chức Iran đưa ra các cảnh báo gần như hàng ngày. Thông điệp của họ là: "Sự hiện diện bất hợp pháp của những người theo chủ nghĩa Zion trong vùng biển của Vịnh Ba Tư có thể châm ngòi cho chiến tranh".
Đây không còn là "những lời hoa mỹ trống rỗng của Tehran" như giới phân tích phương Tây chế giễu; cuộc chiến tàu chở dầu đã thực sự khởi phát và Iran có thể sẽ bổ sung các tàu vận tải của Israel vào danh sách các mục tiêu tiềm năng phải tấn công, cùng với các tàu Mỹ, Anh, Saudi và UAE.
Ttrong nhiều năm, Tehran đã chú ý đến các tuyên bố của phương Tây rằng, các tàu ngầm tấn công hạt nhân Dolphin của Israel đã thiết lập sự hiện diện thường trực ở vùng biển đối diện bờ biển Iran như một "nguồn lực tấn công thứ hai" trong trường hợp Iran tấn công nhà nước Do Thái.
Chưa có chiếc tàu ngầm nào như vậy đã từng được nhìn thấy ở eo biển Hormuz; Các tuyên bố về sự hiện diện của chúng cũng chưa bao giờ được chứng minh, khiến người Iran có thể dễ dàng nhắm mắt làm ngơ trong bối cảnh tình hình vịnh Ba Tư không nổi sóng gió.
Thế nhưng, điều này không còn có thể xảy ra kể từ khi Mỹ tuyên bố Israel sẽ tham gia vào lực lượng bảo đảm an ninh vùng Vịnh. Các quy tắc của trò chơi đã thay đổi. Sự thay đổi này đã bắt đầu trong cuộc tấn công đầu tiên của Israel vào Iraq vào nửa cuối tháng 7 đối với trung tâm chỉ huy và điều khiển tên lửa mới thành lập của Iran.
Israel là nước duy nhất sở hữu tàu ngầm thông thường có khả năng tấn công hạt nhân
Tehran coi vai trò của Israel là bước tiếp theo trong trò chơi mới của Mỹ và đồng minh là mở ra mặt trận thứ năm chống lại Iran, sau Syria, Iraq, Lebanon và Dải Gaza.
Nếu Tel Aviv thực sự đưa tàu chiến từ vịnh Hồng Hải đến tham gia vào liên minh tuần tra hàng hải của Mỹ ở vịnh Ba Tư thì khi đó, các tàu ngầm Dolphin của Israel sẽ thực sự xuất hiện ở eo biển Hormuz.
Một cục diện mới đầy sóng gió đã mở ra ở vịnh Ba Tư. Nguy cơ chiến tranh vùng Vịnh là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sức mạnh sáu tàu ngầm tấn công hạt nhân của Iran
Tel Aviv chưa bao giờ thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, giới quân sự khẳng định, Israel đang nắm trong tay kho vũ khí hạt nhân với sức công phá khủng khiếp.
Việc các thành phố bị trúng tên lửa đạn đạo của Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 khiến Israel tin rằng họ cần sở hữu bộ ba hạt nhân trên bộ, trên biển và đất liền để tối đa hóa khả năng răn đe, đáp trả và đảm bảo sự sống còn của quốc gia.
Vũ khí hạt nhân nước này được bố trí trong các tên lửa đạn đạo tầm xa cũng như các tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm. Sự kết hợp giữa tên lửa hạt nhân và tàu ngầm điện - diesel của Đức đã trở thành cặp bài trùng đáng sợ khiến các đối thủ Trung Đông phải e dè.
Hiện tại Israel đang trang bị sau tàu ngầm hạt nhân lớp Dolphin I và II (Cá heo) do Đức sản xuất, chúng đều được trang bị vũ khí hạt nhân. Mỗi tàu ngầm lớp Dolphin có thể mang 16 ngư lôi và tên lửa, trong đó gồm ít nhất 8 quả mang đầu đạn hạt nhân.
Phiên bản tàu ngầm Dolphin của Israel được trang bị 10 ống phóng ngư lôi ở mũi, gồm 6 ống cỡ 533 mm tiêu chuẩn và 4 ống phóng cỡ 650 mm, có thể khai hỏa nhiều vũ khí do Đức, Mỹ và Israel chế tạo như ngư lôi hạng nặng DM2A4 Seahake Mod 4 và tên lửa diệt hạm UGM-84 Harpoon.
Thế nhưng, 4 ống phóng ngư lôi 650mm mới thực sự là phương tiện đóng vai trò then chốt trong khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Israel. Ngoài khả năng rải thủy lôi, triển khai và thu hồi thợ lặn, chúng còn có thể phóng tên lửa hành trình hạt nhân Popeye Turbo, được trang bị một động cơ phản lực để tăng tầm bắn.
Tel Aviv cũng có thể triển khai đầu đạn hạt nhân lên tên lửa diệt hạm Gabriel hoặc cải tên lửa Harpoon hoán cải. Sức công phá của đầu đạn hạt nhân trên những tên lửa này vào khoảng 200 kiloton, tương đương 200.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp 14 lần quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima.
Các tàu ngầm lớp Dolphin là át chủ bài đưa Israel trở thành cường quốc quân sự thế giới, tăng cường đáng kể ưu thế răn đe của Israel tại Trung Đông; cũng như đóng vai trò chốt chặn an ninh cuối cùng, sẵn sàng trả đũa hạt nhân nếu đất nước bị Iran tấn công.
Với việc sở hữu 6 tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân, Israel luôn duy trì được số lượng ít nhất từ 2-3 tàu ngầm trực chiến trên biển ở mọi thời điểm, để duy trì khả năng răn đe. Với lực lượng này, quân đội Israel tự tin để đối đầu với mọi đối thủ tại khu vực Trung Đông, bất kể đó là đối thủ hùng mạnh Iran.
Huy Bình
Theo baodatviet
Hải phận vùng Vịnh không phải là nơi để Mỹ, Anh và Israel phô trương và thể hiện "đạo đức giả" Ngày 15/8, Mỹ đã đe dọa cấm cấp thị thực cho thủy thủ đoàn của siêu tàu chở dầu Grace 1 của Iran. Mỹ đe dọa cấm cấp thị thực cho thủy thủ đoàn tàu Grace 1. (Nguồn: Tehran Times) Trước đó cùng ngày, Tòa án Tối cao Gibraltar - vùng lãnh thổ Anh tại Địa Trung Hải - đã ra phán quyết...