Tin tức mới nhất về Ukraine ngày 24/6: Cư dân Donbass không công nhận chính quyền Ukraine
Tình hình Ukraine cho biết Bộ trưởng phụ trách các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời cho rằng cư dân Donbass sẽ không công nhận chính quyền Ukraine.
Theo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên Vietnamplus, Sputnik đưa tin Bộ trưởng phụ trách các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời của Ukraine Vadim Chernyshov mới đây nói rằng ngay cả trong trường hợp Kiev giành lại quyền kiểm soát biên giới vùng Donbass với Nga, dân số của khu vực sẽ không công nhận chính quyền Ukraine.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết cư dân Donbass không công nhận chính quyền Ukraine
Korrespodent.net dẫn lời ông Chernyshov nhận định trong trường hợp này sẽ có “gần ba triệu người không công nhận Ukraine.” Ngày 20/6, người đứng đầu khu vực Donetsk (phần do Kiev kiểm soát) Zhebrivskyi Pavel tuyên bố rằng Ukraine có thể lấy lại quyền kiểm soát lãnh thổ của Donbass bằng hai cách: cách thứ nhất là bằng chiến dịch quân sự; cách thứ hai là tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga.
Trong một diễn biến khác, trả lời cuộc phỏng với trang Defense News vào tháng 6, Phó Thủ tướng Ukraine, bà Ivanna Klympush-Tsintsadze cho biết, quân đội nước này đang rất cần đến các loại vũ khí chống máy bay không người lái và radar của Mỹ. Bà Klympush-Tsintsadze đã tiếp tục thuyết phục Mỹ rằng, Ukraine là một nước ôn hòa, chưa từng xâm lược bất kì quốc gia nào khác nên ngay cả vũ khí sát thương cũng chỉ được sử dụng để tự vệ.
Video đang HOT
Ukraine tiếp tục đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí cho quân đội
Trước đây, Mỹ đang cũng cấp nhiều thiết bị quân sự cho Ukraine bao gồm các xe bọc thép Humvees và máy bay do thám không người lái cỡ nhỏ, nhưng lại do dự trong việc hỗ trợ thêm các thiết bị quân sự sát thương khác. Cung cấp vũ khí cho Ukraine luôn là điều luôn bị phía Nga phản đối, ngoài ra, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng từng nhận định rằng, binh lính Ukraine không có đủ chuyên môn để vận hành các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
Sau cuộc nội chiến ở miền Đông đất nước, quân đội Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ thiết bị quân sự. Chính vì vậy, Kiev luôn phải cầu viện tới các nước châu Âu và Mỹ trong việc hỗ trợ quân đội của nước này.
Trang Mạc (T/h)
Theo_Vietq
Trung Quốc bị "người nhà" làm bẽ mặt ở Biển Đông
Tân Bộ trưởng Quốc phòng của Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan hôm qua (6/6) đã không ngần ngại tuyên bố, hòn đảo này sẽ không công nhận bất kỳ vùng nhận diện phòng không nào mà Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông. Chưa hết, cơ quan an ninh hàng đầu của VLT Đài Loan còn cảnh báo, việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông sẽ làm khuấy lên một làn sóng căng thẳng mới trong khu vực.
Ảnh minh hoạ
Giới chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại về viễn cảnh một phán quyết của toà án quốc tế sắp được đưa ra trong vài tuần tới về vụ kiện do Philippines đưa lên, liên quan đến đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở khu vực như nước này từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013.
Đề cập đến lo ngại trên, tân Bộ trưởng Quốc phòng VLT Đài Loan Feng Shih-kuan đã tuyên bố trước các nghị sĩ trong Quốc hội rằng: "Chúng ta sẽ không công nhận bất kỳ vùng nhận diện phòng không nào mà Trung Quốc áp đặt".
Phát biểu đầy cứng rắn trên được đưa ra sau khi chính quyền mới của Nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen tuyên thệ nhậm chức hồi tháng trước. Bà Tsai Ing-wen thuộc Đảng Dân chủ cấp tiến - một đảng có xu hướng ủng hộ Đài Loan tách khỏi Trung Quốc. Chiến thắng của bà Tsai trong cuộc bầu cử vừa rồi đang làm đảo lộn 8 năm bình yên trong mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và hòn đảo Đài Loan.
Trung Quốc và VLT Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc.
Bắc Kinh nhiều lần công khai tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc" đối với hòn đảo này.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan đã trở nên dịu nhẹ đi kể từ sau khi chính quyền thân Trung Quốc của Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou lên cầm quyền năm 2008 dựa trên cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, thời kỳ yên ấm nói trên dường như đã kết thúc. Hai ngày sau khi bà Tsai Ing-went thắng cử trong cuộc bầu cử ở Đài Loan, báo chí nhà nước của Trung Quốc đã cảnh báo vị tân Lãnh đạo Đài Loan về việc không được theo đuổi con đường ủng hộ độc lập, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt.
Trước đó, hồi cuối tuần, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng cảnh báo, Washington sẽ coi việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông là hành động "khiêu khích và gây bất ổn".
Trung Quốc từng chịu sự lên án, chỉ trích gay gắt của Mỹ và Nhật Bản khi bất ngờ tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông. Mỹ và Nhật Bản còn đưa máy bay đến khu vực để thách thức và thể hiện sự không công nhận đối với vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc đang biến Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng phát xung đột nhất trên thế giới. Với tham vọng độc chiếm Biển Đông và để nhanh chóng đạt được mục đích này, Bắc Kinh trong những năm qua liên tiếp có những hành động hung hăng, quyết liệt gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả cộng đồng thế giới. Kết quả là Biển Đông giờ đây là trung tâm chú ý của thế giới. Hàng loạt nước giờ đây bắt đầu đứng lên có tiếng nói công khai để phản đối tham vọng của Trung Quốc.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga và Israel bàn thảo về tình hình an ninh ở Trung Đông Tổng thống Nga cho biết, ông nhất trí sẽ sớm gặp Thủ tướng Israel để thảo luận tình hình an ninh ở Trung Đông và thương mại song phương. Ngày 16/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Israel Reuven Rivlin đã có cuộc hội đàm tại Moscow về quan hệ song phương và các vấn đề an ninh ở Trung Đông....