Tin tức mới nhất: Đã có kết luận thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề
Sau khi thanh tra chùa Bồ Đề – nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em, tổ công tác đã phát hiện nhiều tồn tại, lãm rõ 24 trường hợp “có tên nhưng vắng mặt” tại chùa.
Điều kiện tại các khu nuôi dưỡng không đảm bảo
Cụ thể, trong quá trình kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất tại khu nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn thanh tra liên ngành cho biết, diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông là không đảm bảo quay định, các trang thiết bị trong khu bếp còn sơ sài, đơn giản, không đảm để phòng tránh côn trùng, khu vực vệ sinh cũng không đáp ứng tốt nhu cầu.
Ngoài ra, trong công tác quản lý, theo dõi các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề, đoàn kiểm tra cho biết,nhà chùa có sổ sách theo dõi người đang cư trú, có số đăng ký tạm trú với chính quyền cơ sở, đã phân công người chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện, tuy nhiên, việc phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội mà chỉ khi chính quyền cơ sở rà soát mới báo cáo.
Sau quá trình thanh tra tại chùa Bồ Đề, tổ công tác liên ngành đã phát hiện nhiều tồn tại trong việc nuôi dưỡng, quản lý và chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội tại đây.
Bên cạnh đó, quá trình thanh tra còn phát hiện nhiều bất cập, tồn tại khác như tại chùa có nhiều trẻ em, người già ốm yếu, bệnh tật nhưng lại không có người có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế để điều trị, chăm sóc. Dù nhà chùa có bố trí người phục vụ chăm sóc trẻ em, tuy nhiên, hầu như những người trong số đó đều không có chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc trẻ.
Đặc biệt, qua kiểm tra, thanh tra, đoàn liên ngành nắm được 100% trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6 đều chưa được đi học tại các cơ sở giáo dục theo quy định.
Nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi, có 18 trẻ được đi học thường xuyên; 6 trẻ chuẩn bị vào lớp 1; 13 trẻ không đi học, đa phần do bệnh lý.
Về việc thực hiện khai sinh cho trẻ, có đến 80/92 trẻ chưa được đăng ký khai sinh, gồm 47/52 trẻ bị bỏ rơi và 33/40 trẻ lang thang cơ nhỡ, được gia đình gửi vào chùa.
“Việc chùa Bồ Đề tiếp nhận trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội vào nuôi dưỡng khi không đảm bảo các điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là chưa thực hiện đúng quy định”, đoàn liên ngành chỉ rõ và đánh giá công tác quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề chưa chặt chẽ. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, khi phát hiện, trụ trì chưa chưa khai báo với chính quyền địa phương để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.
Từ kết quả kiểm tra, đoàn liên ngành đã có những kiến nghị, đề xuất đối với nhà chùa, quận Long Biên, và đề nghị quận kiến nghị thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND quận giải quyết các vướng mắc trong việc nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề.
Làm rõ 24 trường hợp “có tên nhưng vắng mặt”
Từ ngày 5/8, đoàn kiểm tra liên ngành chia làm 4 tổ đã tiến hành kiểm tra tại chùa Bồ Đề với các nội dung: thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi (gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội); công tác tiếp nhận, quản lý đối tượng bảo trợ xã hội; và việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo dố liệu báo cáo của đoàn kiểm tra, vào thời điểm kiểm tra, số đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề gồm 135 người, trong đó trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi là 55; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34; và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc.
Ni sư Thích Đàm Lan – Trụ trì chùa Bồ Đề cho biết, từ năm 2012 trở về trước, sư trụ trì trực tiếp điều hành việc tiếp nhận, quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội. Từ sau thời điểm này, công việc đó được giao cho Nguyễn Thị Thanh Trang là người nương nhờ trong chùa, ghi chép vào sổ theo dõi quản lý các đối tượng.
Đối chiếu tổng số người có mặt tại thời điểm kiểm tra với hồ sơ do phía nhà chùa cung cấp và qua hồ sơ của các cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy, có 24 người, gồm 21 trẻ em và 3 người già, có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt.
Vì vây, cơ quan chức năng đã trực tiếp phân công cán bộ đi xác minh theo các địa chỉ do sư trụ trì Thích Đàm Lan cung cấp.
Video đang HOT
Kết quả đến ngày 8/8 làm rõ: 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi (có quyết định của UBND phường Bồ Đề) và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trụ trì chùa Bồ Đề: Các cháu đã hết sữa để uống!
Gần 1 tháng nay, hầu như nhà chùa không đón nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của đơn vị nào bên ngoài xã hội. Trong chùa, các cháu nhỏ đã không còn sữa để uống. Đó là thông tin được Sư Thầy Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề xác nhận với PV.
Băn khoăn các cháu ở tuổi đến trường
Lo lắng lớn nhất của trụ trì chùa Bồ Đề hiện nay là các cháu nhỏ đang độ tuổi đến trường từ trước đến nay đang được cưu mang ở nhà chùa sẽ tiếp tục cuộc sống của mình như thế nào.
Xung quanh câu chuyện số phận của những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề, chúng tôi đã cuộc trao đổi với Sư Thầy để mọi người hiểu rõ.
Sư Thầy có thể cho biết hoàn cảnh mà những người trong chùa đang được nhà chùa cưu mang, giúp đỡ?
Trụ trì chùa Bồ Đề - Sư Thầy Thích Đàm Lan
Hiện nhà chùa đang cưu mang nhiều trường hợp khác nhau. Có trường học thì các cháu nhỏ đang độ tuổi mầm non, đi học, có trường hợp người già có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa, có trường hợp các cháu bị tật nguyền, khiếm khuyết.
Các cháu đang độ tuổi đến trường thì như thế nào thưa Thầy?
Theo danh sách có khoảng hơn 26 cháu theo học từ lớp 1 đến lớp 11. Theo luật thì thầy không được nhận nuôi nữa. Thầy cũng mong muốn cơ quan chức năng sớm giải quyết ngay cho thầy. Tại vì các cháu đang ở độ tuổi đến trường. Có trường hợp các cháu đang chuẩn bị vào lớp 1 phải giải quyết nhanh cho các cháu để các cháu còn biết vào học trường nào. Bây giờ sư thầy không dám đi xin học cho các cháu nữa, mà không đi xin thì cứ để các cháu ở đây thầy cũng thấy thương.
Hiện có 6 cháu đang ở độ tuổi vào lớp 1. Bây giờ mà không giải quyết sớm thì các cháu sẽ thất học. Nếu trung tâm bảo trợ xã hội mà đến đón đi thì phải có phương án giải quyết việc ăn học cho các cháu, đừng để các cháu không có chỗ ăn, chỗ học mà tội.
Vậy số trẻ còn lại sẽ rao sao thưa sư Thầy?
Có khoảng 106 trẻ. Trong đó trẻ bỏ rơi có khoảng 30 trường hợp, còn lại có hoàn cảnh khó khăn (mẹ đi tù, có nhiều trường hợp bố mẹ không có nhà cửa, không biết đón về đâu...) . Trong 106 trường hợp thì có nhiều trường hợp trẻ có bố mẹ bỏ rơi từ hồi sinh viên, giờ mà đưa vào trại thì mất con người ta, cũng khó.
Lúc đầu thầy chỉ nghĩ, cuộc đời người ta đau khổ thì mình phải cho người ta chỗ nương thân. Nếu để các cháu đi thì cuộc đời của cháu sẽ lang thang biết đi đâu về đâu. Có những đứa trẻ thì bố mẹ nghèo, bây giờ đang được đi học, đưa về nhà lại không có tiền đi học, đến trường. Bây giờ Nhà nước không cho ở đây thì các cháu nói về ở với bố mẹ nghèo khổ còn hơn vào trung tâm bảo trợ xã hội.
Mấy chục cháu đang độ tuổi đi học không phải hoàn cảnh bị bỏ rơi mà thuộc diện khó khăn thì sẽ xử lí thế nào thưa sư Thầy?
Lúc giao thời như thế này phải giải quyết thế nào đối với các cháu thì sư Thầy cũng đang rất băn khoăn. Nhà chùa phải trả lại toàn bộ trẻ song Nhà nước cũng phải nhanh chóng giải quyết cho các cháu.
Trong 106 cháu thì có khoảng 20 cháu bị khiếm khuyết, người già khoảng 36 người. 1 số người sau khi nghe thông tin bị đưa đi vào trung tâm bảo trợ xã hội đã tìm cách bỏ đi. Nếu không giải quyết nhanh người ta bỏ đi, nhà chùa cũng không thể giữ lại được, lúc này nhà chùa cũng không thể gánh hết trách nhiệm về mình được.
Rất nhiều trường hợp các mẹ đến đón cháu thì phường, quận phải cử người đến trực tiếp tại chùa để giải quyết thủ tục cho các mẹ để đón các cháu về. Còn những trường hợp khác nhà chùa không thể dùng biện pháp mạnh vì như thế là không đúng theo quy định. Sư Thầy cũng khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc giải quyết. Việc đi học của các cháu là vấn đề hết sức bức thiết.
Từ hôm xảy ra sự việc đến nay, các cháu có tâm tư nguyện vọng như thế nào thưa sư Thầy?
Các cháu đều xin ở với sư Thầy. Hôm qua mấy chục cháu vào ôm Sư Thầy khóc rồi xin ở lại với Thầy để được đi học tiếp. Cháu nào cũng xin ở lại với Sư Thầy.
Thế các cháu mấy hôm vừa rồi như thế nào thưa sư thầy?
Có trường hợp thì bố mẹ đến đón, có trường hợp thì định bỏ đi, Sư Thầy cũng phải khuyên ngăn vì chờ hướng dẫn của cơ quan chức năng. Bây giờ chùa vẫn cử người canh gác. Chùa đã giao hết cho Nhà nước rồi thì Nhà nước phải sớm giải quyết cho nhanh.
Các cháu nhỏ ở khu vực bên trong chùa Bồ Đề (Ảnh chụp sáng ngày 18/8)
Các cụ già nghe phải đưa đi trung tâm thì lo sợ nên muốn về quê hương, có người thì muốn tìm chỗ khác nương tựa. Hiện các cháu nhỏ đã không còn sữa để uống.
Sư Thầy sẽ làm đúng theo pháp luật
Liên quan đến lời khai của đối tượng Trang tại cơ quan điều tra, đối tượng này nói rằng bán cháu Cù Nguyên Công với giá 35 triệu. 5 triệu Trang cầm còn 10 triệu thì đối tượng Hà cầm. Số còn lại 20 triệu theo Thầy thì ai sẽ cầm?
Cái này thì Sư Thầy cũng chịu. Việc này cứ để bên Cơ quan điều tra họ làm rõ. Sau sự việc lần này, Thầy thực sự không tin đối tượng Trang cầm 5 triệu. Có thể Trang nói dối nhằm giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Vậy còn kết luận ban đầu của đoàn thanh tra ở Quận Long Biên thì như thế nào thưa thầy?
Đoàn thanh tra chỉ nói rằng phòng ốc của nhà chùa chưa đảm bảo.
Sư Thầy có thể nói mong muốn của mình hiện tại như thế nào để mọi người được rõ?
Nếu Thầy tiếp tục nuôi các cháu thì Thầy sẽ vi phạm pháp luật. Trong tâm thì thầy luôn muốn giúp đỡ các cháu và mọi người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng nếu làm sai thì Thầy không thể.
Nếu Nhà nước để cho Thầy được nuôi các cháu thì Nhà nước có chấp nhận cho thầy làm sai hay không? Điều này là không thể. Tâm nguyện thì thầy luôn hướng về chúng sinh song thầy không thể vi phạm pháp luật. Thầy cũng chỉ là 1 nhà sư, tu hành thầy không thể vi phạm pháp luật.
Theo quy định pháp luật thì nếu không thành lập trung tâm, thầy vẫn có thể nuôi 9 cháu mà không vi phạm. Thầy còn muốn nuôi các cháu nữa không?
Nếu bây giờ Thầy mà nhận nuôi 9 cháu thì các cháu khác lại đòi ở lại thì Thầy cũng không biết xử lí thế nào cho phù hợp. Thầy biết chọn ai ở lại? chọn ai đi? rồi dư luận lại này nọ.
Lúc này Thầy cũng chưa thể tính được. Sư thầy chỉ mong chính quyền sớm giải quyết nhanh cho các cháu nhỏ đang độ tuổi đến trường chuẩn bị đóng tiền học cho các cháu để các cháu được đến trường sớm ngày nào tốt ngày đó.
Sư Thầy Thích Đàm Lan ký danh sách đưa người vào trung tâm Bảo trợ xã hội
Thực tế chỉ mong Sở LĐTB&XH xuống giải quyết đón nhận đưa mọi người đi vào trung tâm bảo trợ xã hội của Thành phố để thầy bớt lo, bớt nghĩ chứ bây giờ mà có người nào bỏ trốn họ lại đổ hết trách nhiệm cho Thầy thì Thầy cũng khổ lắm.
Thế đoàn Thanh tra liên ngành vừa rồi cũng không hướng dẫn gì cho mình giải quyết đối với các trường hợp mà chùa đang nhận nuôi, giúp đỡ?
Có những trường hợp không thuộc diện đưa chuyển đi trung tâm bảo trợ xã hội, Thầy cũng đã báo cáo lên cơ quan chức năng song vẫn chưa biết hướng giải quyết của họ ra sao.
Thầy báo cáo với chính quyền nhưng họ lại nói Thầy cứ làm đi. Giờ Thầy biết thế nào mà làm? Đề nghị chính quyền ở lại chùa để giải quyết từng trường hợp cụ thể, họ ra thì cần giấy tờ nào? Cần phải hướng dẫn thủ tục cho người ta...
Nếu cứ đợi thế này thì cũng không biết đến bao giờ. Phải có cơ chế đặc biệt cho nhà chùa để sớm giải quyết cho những trường hợp đang nuôi dưỡng ở chùa.
Nghĩa là sư Thầy đồng ý cho các cháu chuyển đi chỗ khác?
Thầy đồng ý cho các cháu chuyển đi song Thầy chỉ muốn đối với các cháu đang đi học ở gần đây thì cơ quan chức năng sẽ bố chỗ ăn, ở cho các cháu còn được đến trường.
Sau sự việc này, sư Thầy còn muốn giúp đỡ mọi người nữa hay không?
Thầy thì rất tâm huyết nhưng Thầy phải tuân thủ quy định pháp luật. Thầy cũng rất muốn giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn nhưng vì điều kiện pháp luật không cho phép. Nếu mà làm thì trái pháp luật nên thầy không thể làm. Thầy chỉ mong nguyện sớm giải quyết từng trường hợp người đi, người ở cho Thầy. Thầy không thể ngày nào cũng cử người ở chùa mà canh được.
Cảm ơn trụ trì về cuộc trao đổi.
Đi còn đòi tiền Sư Thầy
Theo ghi nhận của PV Chất lượng Việt Nam vào ngày 18/8, mặc dù đã cơ quan chức năng được giải thích hết sức cặn kẽ về việc nhà chùa đang lập danh sách để đưa người vào Trung tâm bảo trợ xã hội của TP Hà Nội song 1 số trường hợp dù trước đây đã được Sư Thầy cưu mang, giúp đỡ nay lại đặt điều kiện với Sư Thầy là sẽ đi trong trường hợp Sư Thầy cho ít tiền! 1 số trường hợp lại đặt điều kiện cho thêm ít thời gian để &'di chuyển'.
Cần lắm những sự hỗ trợ của tấm lòng hảo tâm
Theo Sư Thầy Thích Đàm Lan, gần 1 tháng nay chùa đã không còn đón nhận được nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức như trước. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của các cháu. Mấy hôm nay, sữa của các cháu nhỏ có hoàn cảnh bị bố mẹ bỏ rơi đã không còn để mà uống. Trong khi đó riêng nếu tính tiền học cho các cháu đầu năm cũng đã lên đến cả hàng trăm triệu đồng.
Theo Việtbao
Đề nghị khởi tố "bảo mẫu" mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề Bảo mẫu chùa Bồ Đề bị đề nghị khởi tố về hành vi Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120, Bộ luật Hình sự. Ngày 11/8, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45), Công an TP Hà Nội cho biết, đã chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị khởi tố 2 bị can trong vụ mua...