Tin tức đời sống ngày 29/12: Mẹ lóc toàn bộ da đùi ghép cho con trai bị bỏng 93% cơ thể
Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/12/2022. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/12/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.
Mẹ lóc toàn bộ da đùi ghép cho con trai bị bỏng 93% cơ thể
Báo Dân Trí dẫn lời bác sĩ Diệp Quế Trinh, Trưởng khoa Phỏng – Tạo hình Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết những ngày qua, đơn vị đang làm mọi cách để cứu chữa bệnh nhi T.K (5 tuổi, quê Ninh Bình) bị bỏng thương tâm.
Bệnh nhi nhập viện vào cuối tháng 10 trong tình trạng bỏng lửa cồn toàn thân. Theo lời kể của gia đình, thời điểm xảy ra sự việc, bệnh nhi đang cầm chai cồn từ trong nhà chạy ra ngoài chơi và xịt trúng vào đống lửa đang cháy, khiến cơ thể hóa thành “ngọn đuốc sống”.
Khi được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1, ngoài bỏng nặng độ 2-3 diện tích 93%, bệnh nhi còn bị sốc, suy hô hấp do bỏng đường thở. Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, dùng kháng sinh cao hết mức, thuốc vận mạch mạnh, hỗ trợ tuần hoàn, cho bệnh nhi thở máy và thực hiện hàng loạt biện pháp can thiệp khác.
Bệnh nhi bị bỏng nặng độ 2-3 diện tích 93%. Ảnh: Dân Trí
Do diện tích bỏng gần như toàn bộ cơ thể, mỗi lần thay băng cho bệnh nhi cần từ 5 đến 7 nhân viên y tế thực hiện, rất cực và khiến bệnh nhi chịu nhiều đau đớn. Trong quá trình nằm viện, bệnh nhi còn bị nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm nấm huyết và viêm phổi nặng. Đây là điều khó tránh khỏi khi vết thương hở quá nhiều.
Sau gần 2 tháng điều trị tích cực, hơn 20% diện tích da của bệnh nhi đã lành, các vùng còn lại cũng được xử lý sạch để có thể ghép da. Tuy nhiên, bệnh nhi không còn vùng da nào có thể sử dụng được cho cuộc mổ. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ hướng đến việc lấy da của người mẹ để “ghép da đồng loại” cho con, nhằm giúp bé hạn chế tình trạng nhiễm trùng vì vết thương hở.
Mẹ bệnh nhi hoàn toàn chấp nhận sau khi được bác sĩ thông báo về việc trên. Theo bác sĩ Trinh, ngoài việc được người nhà đồng ý cho da, cần một số điều kiện khác như người hiến không có bệnh nền, có thể gây mê được…
“Không biết có thể cứu được bệnh nhân hay không nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức, lấy da vùng đùi của mẹ ghép cho bé, tạo màng sinh học che phủ vết thương. Hy vọng chờ được đến lúc da bệnh nhi lành lại”, bác sĩ Trinh nói.
Bác sĩ chia sẻ thêm, trong trường hợp việc phẫu thuật tiến triển thuận lợi và bệnh nhi được cứu sống, bé vẫn sẽ đối diện với di chứng sẹo hẹp khí quản, các di chứng về vận động, sẹo bỏng về sau, phải thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu, điều trị phục hồi kéo dài.
Cấp cứu kịp thời bé 11 tuổi bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng
VTV News đưa tin, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận, xử lý cấp cứu kịp thời và thành công 2 trường hợp viêm phúc mạc do thủng dạ dày. Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi N.N.T.L. (11 tuổi).
Cách thời điểm vào viện 8 tiếng, bệnh nhi đau bụng dữ dội vùng trên rốn. Gia đình nghĩ rằng bệnh nhi đau dạ dày nên đã mua thuốc cho uống nhưng không đỡ nên đưa đi khám. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhi nhanh chóng được hồi sức, thăm khám, làm xét nghiệm đánh giá và đã được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng.
Bệnh nhi có chỉ định mổ cấp cứu nội soi khâu lỗ thủng. Trong quá trình phẫu thuật nội soi, quan sát thấy ổ bụng chứa nhiều dịch mủ bẩn, dịch tiêu hóa, phát hiện 1 lỗ thủng mặt trước dạ dày, ngay sát gan. Bệnh nhi đã được khâu lỗ thủng, lấy dịch bẩn, làm sạch ổ bụng.
Được biết, bệnh nhi có thói quen ăn đồ chua cay, mì ăn liền, đồ ăn nhanh, hay thức khuya. Đặc biệt, bệnh nhi đã được phát hiện viêm dạ dày 2 năm nhưng không tuân thủ điều trị nên đã dẫn đến tình trạng thủng ổ loét.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi V.Đ.T. Bé có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên 4 năm nhưng cũng không điều trị. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, X-quang có hình ảnh liền hơi, được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng.
Sau đó, bệnh nhi được ekip trực phẫu thuật nội soi cấp cứu khâu lỗ thủng mặt trước môn vị dạ dày ngay trong đêm. Bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt sau ca phẫu thuật, hiện tình trạng đã ổn định.
Video đang HOT
Chân sần sùi, to như chân voi vì nhiễm loại nấm da “bị lãng quên”
Theo báo Sức khỏe & Đời Sống, nữ bệnh nhân 47 tuổi (người dân tộc Thái, ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán xác định nhiễm nấm da Chromoblastomycosis.
Được biết, bệnh nhân thường xuyên làm nương rẫy, tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn. Bệnh diễn biến 3 năm nay, ban đầu là một số tổn thương sần sùi ở mu chân trái, không ngứa, không đau, tiến triển từ từ. Vì không quá ảnh hưởng đến chức năng cơ thể nên bệnh nhân chủ quan không đi khám ngay.
Hình ảnh bệnh nhân nhiễm nấm da Chromoblastomycosis khiến chân sần sùi. Ảnh: Người Lao Động
Cách đây 1 năm, tổn thương trên cơ thể tiến triển nhanh với nhưng khối sùi lớn, chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân trái. Người bệnh bắt đầu lo lắng và đi khám tại bệnh viện huyện, được chẩn đoán và dùng thuốc không rõ loại, bệnh càng ngày một nặng lên.
Hiện tại, tổn thương là mảng sùi kích thước lớn chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân, lan đến đùi bẹn, tổn thương chắc, gây biến dạng toàn bộ mu chân và 1/3 dưới cẳng chân trái. Một số tổn thương chảy dịch, bốc mùi hôi, bệnh nhân đi lại khó khăn và hạn chế.
ThS.BS Lê Thị Hoài Thu – khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ, bệnh lý này gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là một trong những bệnh nấm dưới da phổ biến nhất. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công nhận là bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease – NTD).
Nữ bệnh nhân 47 tuổi được điều trị nội trú tại khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em Bệnh viện Da liễu Trung ương với thuốc kháng nấm Itraconazole liều 400mg/ngày, áp lạnh bằng nitơ lỏng, đốt plasma tổn thương sùi to, chườm ấm hằng ngày bằng túi chườm, ngâm chân thuốc tím. Sau 3 tuần điều trị, tổn thương cải thiện rõ rệt, người bệnh được xuất viện và hẹn tái khám sau 1 tháng.
Bạn gái bỏ sau 6 năm yêu nhau, chàng trai trẻ khóc cạn nước mắt nhìn gân tay, gân chân đứt rời mà không có tiền nối lại
Sau tai nạn phóng điện trong lúc lợp mái nhà, Tuấn bỏng nặng, gân tay, gân chân đứt rời. Người bạn gái 6 năm bên Tuấn cũng lặng lẽ rời đi, mọi cánh cửa dường như đóng lại trước mắt chàng trai trẻ.
Hết tiền nối gân, cha mẹ đưa con về nhà chờ "chết"
Ngồi một góc trên chiếc giường ọp ẹp, Tuấn đưa đôi bàn tay không lành lặn, cố đỡ tô cơm trưa từ mẹ. Cách đó vài bước chân, người phụ nữ gục khóc khi nhìn thấy đứa con trai gồng mình trong đau đớn.
Tai nạn phóng điện trong lúc lợp mái nhà khiến anh Tuấn bị phỏng nặng, gân tay chân đều đứt rời
5 tháng trước, trong lúc đi lợp mái nhà cho người dân, anh Trần Hoàng Tuấn (31 tuổi, ngụ xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, Trà Vinh) bị điện phóng rơi xuống đất, mặc dù sau 5 ngày bất tỉnh, anh Tuấn giữ được mạng sống nhưng toàn thân phỏng nặng, riêng 2 bàn tay, chân bị đứt gân, không cử động được...
"Vừa hết Chỉ thị 16, em đi làm để kiếm tiền, vừa được 12 ngày thì gặp như vậy. Em cứ tưởng mình chết rồi, nằm ở bệnh viện Vĩnh Long 14 ngày thì bác sĩ cho về, nhưng mà về rồi tay chân em không cử động được, đau lắm...", anh Tuấn nghẹn lời.
Vì vết thương đau nhức không chịu được, anh Tuấn được gia đình chuyển lên khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Sau gần 3 tháng nằm viện, vì hết tiền chữa trị, anh Tuấn đau đớn xin bác sĩ về nhà trước Tết.
"Bác nói khi nào em có điều kiện thì hãy lên lại bệnh viện để nối gân, chứ các bác cũng đã cố hết sức rồi. Giờ em phải nối 2 cọng gân tay với 4 cọng gân chân thì mới có thể cử động được, bác nói ít nhất cũng 70 triệu, mà em đâu còn tiền để nằm viện nữa", anh Tuấn bật khóc.
Nhìn vết thương lồi lõm trên cơ thể đứa con trai, cô Ngô Thị Cười (56 tuổi) nghẹn ngào: "Cái lỗ này nó sâu lắm, chưa bao giờ lành lại luôn, tay chân thằng bé có nhưng không dùng sức được, yếu nhớt hà. Nó muốn đi đâu thì cha nó phải cõng, nhà có mình nó thôi, tui không biết làm sao cả. Mấy nay hết thuốc uống rồi mà đợi đứa em nó đi mần về mới có tiền".
Cuộc sống của gia đình anh Tuấn rơi vào bế tắc
Theo cô Cười, vì không có tiền để lên xuống bệnh viện tái khám, niềm hi vọng duy nhất để cầm cự, mua thuốc men cho anh Tuấn phụ thuộc hết vào đứa em gái đi phụ việc tại thị trấn Cầu Kè. Trong khi đó, chú Trần Văn Vững (56 tuổi, cha anh Tuấn) sau đợt tai biến đầu tháng 8/2021 cũng đã mất sức lao động, chỉ đi phụ việc lặt vặt quanh vùng.
"Cô không biết nói sao nữa, trước thì ở cái chòi lá xập xệ, vừa vay mượn để làm lại cái nhà thì ổng với nó gặp tai nạn. Giờ cái tay bên trái không cử động được, chân thì khoét sâu mà không có thuốc, cô đâu biết làm cách nào nữa đâu, thấy con chỉ biết khóc, nhà có mỗi mình nó...", cô Cười nghẹn ngào nói tiếp.
Bữa cơm hàng ngày của gia đình là mớ cá vụ chài lưới ngoài sông cùng rau dại trong vườn, cô Cười còn tính bán con chó để mua thuốc giảm đau cho anh Tuấn...
"Hôm bữa cô tính bán con chó để phụ tiền mua thuốc cho thằng Tuấn, họ trả được hơn 1 triệu rồi mà thằng Tuấn thương con Mộc, không cho bán", cô Cười gục khóc.
Em tay chân thế này nên bạn gái cũng bỏ em rồi!
5 tháng trời nằm viện rồi trở về nhà, cuộc sống của anh Tuấn chỉ gói gọn trong căn phòng chật chội. Mọi sinh hoạt, vệ sinh, anh đều phải nhờ sự trợ giúp của cha mẹ.
Lúc hết giãn cách xã hội, anh Tuấn nói với cha mẹ sẽ ráng đi làm, trả nợ phần còn lại của căn nhà cất tạm. Nhưng rồi đùng một cái, tai nạn trên mái nhà đã khiến chàng trai trẻ rơi vào cảnh "sống dở chết dở", đến người bạn gái 6 năm bên nhau cũng ngoảnh mặt làm ngơ, cắt đứt mọi liên lạc.
Mọi sinh hoạt đi đứng của anh Tuấn phải có người phụ giúp
"Từ lúc em lên Chợ Rẫy điều trị kế bạn ấy bỏ em luôn. Tụi em quen từ năm 2016, em cũng tính nếu ổn định năm nay sẽ đám cưới, ai ngờ xảy ra tai nạn như vậy.
Lúc em nằm viện, bạn ấy cứ lạnh nhạt dần xong chặn số điện thoại, chặn Zalo, Facebook hết, em buồn quá cũng chẳng muốn hỏi bạn. Em như vầy rồi đâu thể nào lo được cho bạn nữa, thôi để bạn quen bạn mới sẽ hạnh phúc hơn em", anh Tuấn xúc động.
Anh Tuấn cười nghẹn khi nhắc đến người bạn gái 6 năm bên nhau. Bản thân anh Tuấn chỉ trách mình quá khổ, lại bệnh tật, không thể nào mang lại hạnh phúc cho người ta...
"Cái số em gì đâu kỳ cục, từ lúc đi nghĩa vụ xong về cũng lo làm ăn, mà gia đình hết bị nọ đến bị kia. Nhiều đêm em nằm khóc, cha mẹ mình như vậy, bản thân lại tật nguyền, lại trở thành gánh nặng của cha mẹ.
Trước dịch em cũng đi mần mướn, hái cam cho người ta, làm tối ngày sáng đêm không dám nghỉ, chỉ mong lo được cho gia đình. Vậy mà...", vừa nói, anh Tuấn quệt nước mắt.
"Giờ em không đi đứng bình thường được, chỉ cà nhắc đi thôi, bác sĩ nói phải có tiền mới lên bệnh viện để nối gân, mà em không biết bao giờ mới có tiền để đi nữa, nhiều lúc em chỉ muốn chết đi để cha mẹ không phải khổ, không phải khóc vì em nữa...".
Bất lực...
Trong tiếng thở dài, chú Vững đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn đứa con trai đang chết mòn trên giường bệnh. Gần một năm qua, hết sự cố này đến tai họa nọ cứ giày xéo gia đình của chú Vững. Những thứ có thể bán được trong nhà, chú Vững đều bán cả, nhưng rồi hi vọng để chữa bệnh, nối gân cho đứa con trai vẫn còn dang dở...
"Mình nghèo, đi mượn nợ hoài đâu có ai cho đâu. Giá mà chú có thể chịu bệnh tật thay con, nó còn trẻ quá, giờ ráng được ngày nào hay ngày đó...", chú Vững nghẹn lời.
70 triệu đồng, số tiền để bắt đầu ca phẫu thuật nối gân tay chân cho anh Tuấn, vợ chồng cô Cười chẳng còn biết cách nào để xoay xở. Ước gì có một phép màu, anh Tuấn không gặp tai nạn, được lành lặn như trước kia...
Trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn của gia đình chú Vững, hi vọng quý độc giả gần xa có thể quan tâm, hỗ trợ để anh Tuấn có điều kiện phẫu thuật, nối gân chân tay, nuôi hi vọng tiếp tục quay trở lại cuộc sống thường ngày.
Mọi đóng góp xin vui lòng liên hệ số điện thoại anh Tuấn:0327262400, cô Cười (mẹ Tuấn): 0366356298.
Hoặc thông qua số tài khoản ngân hàng Vietcombank: 1026770173.
Chủ tài khoản: Ngô Thị Cười, chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk: Xác minh vụ bé trai 8 tuổi bị nam thanh niên tẩm xăng đốt Thông tin ban đầu, vì không nghe lời kẻ xấu vào trộm mủ cao su, một cháu bé 8 tuổi bị người này tẩm xăng đốt, gây bỏng nặng ở chân. Ngày 12.7, bà Đặng Thị Tuân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Ea Sol, H.Ea H'leo (Đắk Lắk), cho biết một cháu bé trên địa bàn nghi bị tẩm xăng đốt,...