Tin tức Covid-19 Đồng Tháp ngày 8.12: Có 725 ca mắc mới, vượt mốc 27.000 ca
Trong ngày hôm nay, Đồng Tháp ghi nhận 725 ca mắc Covid-19, nâng số ca mắc trong tỉnh từ đầu tháng 6 đến nay lên 27.337 ca.
Tối 8.12, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong ngày hôm nay tỉnh tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho 12.275 người, qua đó ghi nhận 725 ca mắc Covid-19. Đây là ngày có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh. Hiện vẫn còn 1.280 mẫu PCR đang chờ kết quả.
Số ca mắc Covid-19 tại Đồng Tháp đang tăng cao. Ảnh TRẦN NGỌC
Trong số ca mắc mới ghi nhận trong ngày, có 271 ca cộng đồng, 264 ca trong các cơ sở cách ly, 182 ca trong khu phong tỏa, 7 trong khu điều trị và người từ các tỉnh về địa phương.
Theo thống kê, từ đầu tháng 6 đến nay, Đồng Tháp ghi nhận 27.337 ca mắc Covid-19; có 19.259 ca được điều trị khỏi bệnh; 319 ca tử vong; hiện có 7.751 ca đang điều trị.
Ngày 8.12: Cả nước 14.599 ca Covid-19, 24.737 ca khỏi | TP.HCM 1.475 ca
Tính đến ngày 8.12, Đồng Tháp đã tiêm được 2,24 triệu liều vắc xin Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó đã tiêm mũi 1 được hơn 1,23 triệu liều, đạt tỷ lệ 98,87% dân số; tiêm mũi 2 được hơn 1 triệu liều, đạt 81,4% dân số.
Qua đánh giá cấp độ dịch, tỉnh Đồng Tháp vẫn thuộc cấp độ 2 về dịch Covid-19; có 11/12 huyện, thành phố thuộc cấp 2; H.Châu Thành thuộc cấp 3. Đối với cấp xã, có 38/143 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 3 và 6 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 4 (nguy cơ rất cao – vùng đỏ).
Nông dân miền Tây thấp thỏm vụ hoa Tết
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều nông dân trồng hoa ở miền Tây giảm sản lượng, thấp thỏm với nỗi lo về vụ hoa Tết kém hơn những năm trước.
Những ngày này, làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đìu hiu, không nhộn nhịp chuẩn bị hoa Tết như những năm trước.
Không dám mạo hiểm
Ông Đoàn Hữu Bốn, Giám đốc Hợp tác xã Hoa kiểng Bình An, phường Long Hòa cho biết, người dân làng Phó Thọ - Bà Bộ chủ yếu trồng các loại hoa bán quanh năm. Trong đợt giãn cách vừa qua, các nhà vườn phải nhiều lần chặt bỏ số hoa đã trồng vì không thể bán được dẫn đến thua lỗ, không thể xoay vòng vốn.
Ông Đoàn Hữu Bốn chỉ sản xuất khoảng 20% so với vụ hoa Tết các năm trước.
Mặc dù đã chuẩn bị đầy đủ chậu, đất, cây giống để trồng nhiều loại hoa ngày Tết, nhưng lo ngại sự biến động của thị trường trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp nên các hộ trồng hoa kiểng tại làng Phó Thọ - Bà Bộ không dám mạo hiểm, chỉ sản xuất cầm chừng vì lo không có đầu ra.
Theo thống kê của 17 hộ trồng hoa tại Hợp tác xã Hoa kiểng Bình An, quy mô sản xuất cho vụ hoa Tết chỉ đạt khoảng 20% so với các năm trước.
Ông Bốn tận dụng các giàn để trống để trồng thêm rau cải.
"Hiện tại người nông dân không dám trồng nhiều vì sợ từ đây đến Tết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, sợ trồng ra, phải đem bỏ. Trong khi đó giá vật tư nông nghiệp lại tăng, bà con chỉ trồng cỡ 15 đến 20% so với trước đây", ông Đoàn Hữu Bốn thông tin.
Bến Tre, Đồng Tháp giảm sản lượng hoa Tết
Huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) và làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) là hai nơi cung ứng số lượng lớn hoa kiểng cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trước tình hình dịch COVID-19, cả 2 địa phương đều giảm sản lượng hoa trong dịp Tết năm nay.
Những ngày này, trên các cánh đồng hoa ở TP Sa Đéc, nông dân đang chuẩn bị vụ hoa phục vụ Tết nhưng không còn không khí trò chuyện rôm rả như những năm trước.
Ông Trần Thanh Toản, ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông cho hay, năm nay gia đình chỉ sản xuất 5.000 giỏ hoa phục vụ thị trường Tết, tập trung vào các loại hoa ngắn ngày, chứ không chạy theo số lượng, thị hiếu như những năm trước. Theo ông, đa số các nông dân đều giảm sản lượng vì lo lắng trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường.
TP Sa Đéc và huyện Chợ Lách giảm sản lượng hoa phục vụ dịp Tết sắp tới.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết, trước diễn biến của dịch, địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân, các hộ sản xuất hoa kiểng, nhất là hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, hạn chế xuống giống; khuyến các các hộ tập trung chăm sóc các loại cây trang trí nội thất, cây công trình, bonsai. Địa phương khuyến khích người dân đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội để bán, đây là giải pháp hiệu quả trong tình hình hiện nay.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) chia sẻ, hằng năm, huyện Chợ Lách cung ứng cho thị trường Tết khoảng 8 - 9 triệu chậu hoa, cây cảnh. Trong đó có khoảng 5 triệu sản phẩm hoa nở như cúc mâm xôi, vạn thọ... Tuy nhiên, năm nay, ngành nông nghiệp huyện đã khuyến cáo nông dân giảm 50% sản lượng.
"Do đời sống người nông dân ở huyện Chợ Lách gắn liền với nghề trồng hoa kiểng, nên dù dịch bệnh họ vẫn chuẩn bị vụ hoa kiểng Tết. Tuy nhiên, từ khuyến cáo của phòng Nông nghiệp, người trồng hoa kiểng có sự điều chỉnh, phần lớn sản xuất theo các đơn đặt hàng. Đối với hoa sản phẩm hoa nở như cúc mâm xôi, vạn thọ... phải giảm sản lượng do năm nay khó có thể hy vọng ở các chợ hoa", ông Bùi Thanh Liêm thông tin.
11 tháng, thu ngân sách từ thuế vượt 5,9% dự toán Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, đến hết tháng 11, số thu ngân sách của ngành thuế đã đạt 1.182.424 tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán (vượt dự toán 65.724 tỷ đồng), bằng 101,3% so với số báo cáo Quốc hội (tương ứng vượt trên 15.000 tỷ đồng). Cán bộ Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh...