Tin tốt giúp giá cổ phiếu của nhà bán lẻ trực tuyến lớn của Trung Quốc tăng 16%
Nhà bán lẻ trực tuyến JD.com của Trung Quốc ngày 6/3 thông báo có thể mua lại số cổ phiếu trị giá tới 3 tỷ USD cho đến tháng 3/2027, thông tin đã khiến giá cổ phiếu của công ty niêm yết tại Mỹ tăng mạnh.
Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
JD báo cáo doanh thu ròng quý IV/2023 vượt dự kiến, đạt 306,1 tỷ nhân dân tệ (42,5 tỷ USD), tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022, khi các tập đoàn thương mại điện tử của Trung Quốc cạnh tranh về giá cả trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc.
Giá cổ phiếu của công ty niêm yết tại sàn Nasdaq chốt phiên tăng 16%, lên 24,91 USD, giảm nhẹ từ mức cao trong ngày là 25,67 USD. Giá cổ phiếu của JD giảm hơn 13% kể từ đầu năm.
Hoạt động kinh doanh trong nước của JD đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ, đặc biệt là từ nhà bán lẻ Pinduoduo và nền tảng mạng xã hội Douyin của ByteDance vốn đang làm thay đổi lĩnh vực thương mại điện tử bằng việc bán hàng trên livestream (phát trực tiếp).
Kể từ năm ngoái, JD đã tăng cường khuyến mãi và cung cấp nhiều sản phẩm giá rẻ để thu hút khách hàng vốn đang trở nên thận trọng hơn trước diễn biến giá cả, do sức chi tiêu giảm.
Công ty cũng hạ mức giá trị đơn hàng được miễn giao hàng và đưa ra các dịch vụ mới như nhận hàng hoàn miễn phí tại nhà và hoàn tiền mặt do giao chậm.
Những động thái này được thực hiện sau khi lượng người dùng tăng mạnh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc, một thị trường mà JD muốn mở rộng hoạt động để cạnh tranh với Pinduoduo.
Trong năm 2024, JD sẽ gia tăng các nỗ lực để duy trì sự cạnh tranh về giá và thâm nhập các thị trường trực tiếp với việc nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng. JD cho biết sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu.
Video đang HOT
Hoạt động mua sắm qua livestream đang bùng nổ ở Trung Quốc, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm công nghệ mới như bộ phát trực tuyến ảo và gói dữ liệu di động. Đây được xem là một trong số ít điểm sáng trong một nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Theo phân tích của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, các nhà bán lẻ ở Trung Quốc đã tuyển dụng nhiều nhân viên bán hàng livestream để chào hàng thay vì chỉ tập trung cho thương mại điện tử truyền thống. Nhiều người bán hàng livestream đã trở nên nổi tiếng sau một đêm, thậm chí là thành triệu phú nhờ bán hàng livestream.
Đối tác cấp cao và là người phụ trách bộ phận bán lẻ và tiêu dùng của McKinsey tại châu Á, ông Daniel Zipser cho biết lĩnh vực phát trực tuyến, đặc biệt là bán hàng quan livestream là lĩnh vực mà không quốc gia nào trên thế giới có được ở quy mô như Trung Quốc.
Sự bùng nổ của mảng livestream đã kích thích hàng loạt chuỗi cung ứng và kinh doanh liên quan, ví dụ như công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) cho mảng này. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ dùng những người bán hàng ảo thiết kế bởi AI để bán hàng trực tuyến. Công nghệ này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí nhân lực, liên tục bán hàng livestream không mệt mỏi.
Nhà phân tích chính của Forrester, bà Xiaofeng Wang cho biết chất lượng của các buổi livestream thực tế ảo đang ngày càng cải thiện khi người dẫn chương trình ảo trông ngày một thực tế hơn và tương tác tốt hơn. Theo bà Wang, việc sử dụng công nghệ AI giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho những “người nổi tiếng” bán hàng livestream hiện nay, chưa kể đến việc nếu những người nổi tiếng này dính vào bê bối hoặc bị cấm sóng sẽ ảnh hưởng cực lớn đến các nhãn hàng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng AI vào bán hàng livestream cũng khiến những người bán hàng trực tuyến có nguy cơ thất nghiệp rất lớn.
Tencent mới đây đã ra mắt sản phẩm dịch vụ AI livestream chỉ cần dùng 3 phút video của người dùng kèm 100 câu kịch bản là có thể liên tục chào hàng trực tuyến. Ngoài ra, hãng cũng ra mắt nền tảng Zen Video cho phép người bán xây dựng những video dùng người ảo để chào hàng liên tục trên Internet.
Một số công ty cũng đang kết hợp cả ứng dụng như ChatGPT nhằm trả lời tự động trong các buổi livestream. Một số doanh nghiệp như hãng điện tử Suning cho biết các buổi livestream bán hàng dùng AI của họ thu về đến hơn 3 triệu NDT (420.000 USD) tổng giá trị giao dịch (GMV) chỉ trong một ngày. GMV đo lường doanh số bán hàng theo thời gian.
Sự bùng nổ bán hàng livestream cũng đã tác động cả đến dịch vụ Internet viễn thông. Các tập đoàn viễn thông như China Unicom hay China Mobile đã tung ra các gói dịch vụ Internet nhắm đến livestream cho người dùng thay vì chỉ mạng xã hội hay chơi game như trước đây.
Với lợi thế phát triển mạng 5.5G, người dùng Trung Quốc về lý thuyết có tốc độ tải nhanh gấp 10 lần so với mạng 5G thông thường, qua đó khiến việc xem livestream ngày càng thuận lợi.
Tại sao các công ty Trung Quốc rời thị trường chứng khoán Mỹ?
Gần 200 công ty Trung Quốc có cổ phiếu giao dịch tại Mỹ nguy cơ đối mặt với việc hủy niêm yết khi Trung Quốc tìm cách tránh sự giám sát tài chính của các cơ quan quản lý Mỹ.
Một góc thị trường giao dịch chứng khoán Mỹ. Ảnh: AA.com.tr
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26/8, khi các công ty quốc doanh lớn của Trung Quốc gần đây tuyên bố sẽ nộp đơn xin hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, sự không chắc chắn đã xuất hiện về việc liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy sự tách biệt đang tăng gia giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các quyết định thông báo vào tuần trước từ năm công ty lớn, bao gồm cả các công ty dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh không hài lòng về một luật của Mỹ cho phép các cơ quan quản lý Mỹ kiểm tra các cuộc kiểm toán của những công ty Trung Quốc.
Các công ty như PetroChina, China Life Insurance, Aluminium Corporation của Trung Quốc, Sinopec và công ty con của Sinopec là Shanghai Petrochemical Co. cho biết họ đang có kế hoạch rời khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York trong tháng này.
Nhiều công ty Trung Quốc khác có thể làm theo vì Trung Quốc đã từ chối cho phép các cơ quan quản lý ở nước ngoài kiểm tra kế toán, viện dẫn luật an ninh của nhà nước để ngăn chặn các cơ quan quản lý của Mỹ tiến hành các cuộc thanh tra này.
Andrew KP Leung, một chiến lược gia độc lập về Trung Quốc tại Hồng Kông, cho biết: "Đây là sự khởi đầu của làn sóng mới về việc một số công ty lớn hủy niêm yết khỏi Mỹ sau sự quấy rối và cưỡng bức các doanh nghiệp khác nhau của Washington".
Chiến lược gia quốc tế trên nói thêm rằng việc Washington viện cớ rằng các công ty bị cáo buộc tuân thủ luật pháp của Mỹ đã "khiến rất nhiều công ty Trung Quốc sợ hãi".
Các kiểm toán viên của những công ty giao dịch công khai ở Mỹ được kiểm soát kỹ bởi các cơ quan quản lý của Mỹ theo Đạo luật chịu trách nhiệm về các công ty nước ngoài (HFCAA) được thông qua vào năm 2020.
Luật cấm giao dịch chứng khoán của các công ty không đáp ứng các yêu cầu kiểm toán trong ba năm liên tiếp, với năm 2024 được đặt là thời hạn cuối cùng cho các công ty Trung Quốc cần phải lựa chọn giữa tuân thủ hoặc hủy niêm yết.
Do đó, khoảng 200 công ty Trung Quốc có thể phải hủy niêm yết nếu các bên không thể thỏa hiệp sớm hoặc đây sẽ là một quá trình mà Trung Quốc sẽ phải lựa chọn công ty nào mà họ sẽ cho phép niêm yết tại Mỹ.
Theo Leung, HFCAA sẽ dẫn đến việc "rút lui khỏi thị trường chứng khoán Mỹ", nhưng nó có thể "không ảnh hưởng đến nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, vì một số lệnh cấm nhập khẩu của chính quyền Joe Biden đã gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ, thúc đẩy lạm phát".
Ông ông Leung cho rằng điều này không đủ để "phủ bóng đen" lên các công ty Trung Quốc và "ngày càng nhiều quốc gia không muốn nghe những lời hùng biện của Mỹ". Nhưng việc tách rời sẽ không dễ dàng.
Ông Leung lưu ý, mọi người đang phân biệt "giữa lời nói khoa trương và kinh doanh thực tế", chỉ ra sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc trong một năm tài chính rưỡi vừa qua sang cả Mỹ và các nước khác. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng EU có thể "thắt chặt một số quy tắc".
Về phần mình, Einar Tangen, một thành viên cấp cao từ Viện Taihe có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định rằng Mỹ đang tăng cường chương trình "Nước Mỹ trên hết" (America First).
Chuyên gia này nhấn mạnh: "Một khía cạnh mà Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được nhiều tiến bộ là tiêu chuẩn kế toán có thể chấp nhận được đối với các công ty Trung Quốc. Thứ hai, là mức độ chung của áp lực kinh tế, chính trị và an ninh mà Bắc Kinh nhận thấy đến từ Mỹ. Điều này khiến các công ty tuyên bố hủy niêm yết của Trung Quốc đã làm như vậy như là cách để phòng thủ".
Giới đầu tư nước ngoài cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục cắt giảm lượng trái phiếu Trung Quốc mà họ nắm giữ trong tháng 7/2022 và bán phá giá cổ phiếu lần đầu tiên sau 4 tháng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), các thị trường mới nổi đã chứng kiến xu hướng thoái trào của danh mục...