Tin tình báo: Viện virus học Vũ Hán từng xảy ra “sự cố nguy hiểm”?
Một báo cáo tình báo mới cho thấy có thể đã xảy ra một “sự cố nguy hiểm” vào tháng 10 năm ngoái tại Viện virus học Vũ Hán trong bối cảnh Mỹ và một số nước nghi ngờ virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Một báo cáo tình báo cho rằng, phóng thí nghiệm ở Viện virus học Vũ Hán từng xảy ra sự cố nguy hiểm.
Theo báo Anh Express, báo cáo tình báo nói trên được hãng tin NBC News ở London thu thập được. Báo cáo dẫn nguồn tin từ các chuyên gia tư nhân, những người từng kiểm tra dữ liệu điện thoại di động ở Vũ Hán.
Theo phân tích của họ, không có dấu hiệu sử dụng điện thoại di động nào trong khu vực bảo mật cao của khu liên hợp phòng thí nghiệm của Viện virus học Vũ Hán từ ngày 7/10 đến ngày 24/10. Tuy nhiên, trước khoảng thời gian đó, các nhân viên ở đây vẫn thường sử dụng điện thoại di động.
Các tác giả của báo cáo lập luận rằng sự bất thường này có thể chỉ ra đã có một “sự cố nguy hiểm” tại Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia của Viện vào khoảng thời gian từ 6/10 đến 11/10.
Video đang HOT
Tòa nhà Viện virus học Vũ Hán
Hơn nữa, dữ liệu di động từ khu vực xung quanh phòng thí nghiệm dường như chỉ ra rằng các rào chắn đã được dựng lên trong khoảng thời gian từ ngày 14/10 đến ngày 19/10, cho thấy một sự cố lớn có thể đã xảy ra.
Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật vẫn thận trọng về độ tin cậy của báo cáo trên. Họ nhấn mạnh rằng về những hạn chế của dữ liệu di động công khai và mức độ sử dụng điện thoại khác nhau trong các giai đoạn khác nhau cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đặc biệt hơn, tổ chức tư nhân thực hiện cuộc điều tra dữ liệu di động trên cũng giữ kín danh tính.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết có “bằng chứng khổng lồ” cho thấy đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Ông Pompeo cũng nói rằng đây không phải là lần đầu tiên những thất bại trong các phòng thí nghiệm của Trung Quốc khiến một loại virus chết người rò rỉ và gây nguy hiểm cho thế giới.
Nga bị nghi tấn công email văn phòng Thủ tướng Đức
Tình báo quân sự Nga bị nghi xâm nhập email văn phòng cử tri của Thủ tướng Đức trong vụ tấn công nhằm vào quốc hội nước này cuối năm 2015.
Tờ Der Spiegel hôm nay cho biết Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) có thể đứng sau vụ tấn công nhằm vào hệ thống của quốc hội Đức, song không tiết lộ nguồn tin.
Cảnh sát hình sự và cơ quan an ninh mạng liên bang Đức đã tái dựng một phần vụ tấn công, phát hiện hai hộp thư email thuộc văn phòng cử tri của Thủ tướng bị nhắm mục tiêu. Tin tặc được cho là đã sao chép toàn bộ email năm 2012-2015 trong hai hộp thư trên sang một máy tính khác.
Giới chức Đức và Nga chưa có bình luận về thông tin.
Hạ viện Đức hồi tháng 5/2015 phát hiện các hệ thống của mình bị đột nhập. Cơ quan này sau đó kết luận các vụ đột nhập được thực hiện từ đầu năm 2015, song không thể xác định thông tin nào đã bị đánh cắp.
Sueddeutsche tuần này đưa tin các công tố viên Đức đã ban hành lệnh bắt một cá nhân liên quan đến vụ tấn công hồi năm 2015. Tuy nhiên, cơ quan công tố Đức không bình luận về thông tin trên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin sau khi thảo luận với thủ hiến các bang về Covid-19, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Tình báo quân sự Nga từng bị nghi tấn công email của Ủy ban Quốc gia Đảng dân chủ Mỹ và John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Hilary Clinton hồi tháng 3/2016. Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barrack Obama năm 2016 áp đặt lệnh trừng phạt bốn sĩ quan cao cấp của GRU với cáo buộc tham gia vụ tấn công.
GRU là cơ quan tình báo lớn nhất của quân đội Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. GRU được thành lập năm 1920 với tên gọi Cục Điều phối Các cơ quan Tình báo quân đội. Tuy nhiên, vai trò của GRU thời đó thường ít được biết đến và được cho là chịu sự quản lý của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB).
Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo, được cho đóng vai trò lớn trong khôi phục vị thế của GRU. Một cựu điệp viên CIA từng hoạt động tại Nga nói Putin muốn nhiều cơ quan tình báo cạnh tranh với nhau và tạo điều kiện cho GRU "hồi sinh".
Nữ 'người dơi' Trung Quốc chuyên săn virus Những mẫu bệnh phẩm bí ẩn được đưa tới Viện Virus học Vũ Hán lúc 19h ngày 30/12/2019. Cuộc "săn virus" của Thạch Chính Lệ bắt đầu. Một lúc sau điện thoại của bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đổ chuông. Đó là cuộc gọi từ sếp của bà, giám đốc Viện Virus học Vũ Hán. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa...