Tin theo “thầy lang” chữa viêm gan, người bệnh rước họa vào thân
Thời gian gần đây, liên tiếp bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan vào Khoa Viêm gan, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sức khoẻ bị tổn hại nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do họ tự đi chữa bệnh bằng các bài thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc để rồi “tiền mất, tật mang”…
Trường hợp điển hình là bệnh nhân K.T.T., 51 tuổi, địa chỉ Sông Công, Thái Nguyên.
Ông T. vào viện trong tình trạng vàng mắt, vàng da, xơ gan kèm suy gan tối cấp, suy thận sau 1 tháng uống một loại thuốc nam.
BS CKII. Nguyễn Nguyên Huyền – Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đây trường hợp mắc bệnh nặng trong số các bệnh nhân nhập viện và phải tốn rất nhiều thời gian để điều trị.
Trước khi vào bệnh viện, bệnh nhân T. hoàn toàn khoẻ mạnh, chưa bị xơ gan.
Sau khi bỏ thuốc tây y và uống thuốc nam chỉ trong vòng 1 tháng thì sức khoẻ của bệnh nhân đã bị sụt giảm đáng kể.
Bệnh nhân bắt đầu bị vàng mắt, vàng da, thậm chí là suy thận.
Ngay lập tức, bệnh nhân đã được chuyển tới Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị.
Sau khi được các bác sĩ tiến hành lọc máu, sức khoẻ của bệnh nhân đã ổn định, nhưng vẫn phải tiếp tục uống thuốc và điều trị lâu dài.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân M. (61 tuổi) là một trường hợp khác, người này không chỉ uống thuốc nam để trị viêm gan mà còn uống nhiều loại thuốc khác được quảng cáo trên mạng như thuốc lá để giảm cân, thuốc khớp được bạn bè giới thiệu…
Trước đó, bà M. không hề bị viêm gan hoặc mắc các bệnh lý về gan, cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường.
Bà M. cho hay: “Sau khi uống nhiều loại thuốc khác nhau, tôi thấy cơ thể mệt mỏi, đau khớp chân. Đến gần Tết, bụng tôi bắt đầu bị chướng, vàng mắt, vàng da nên tôi phải đi khám.
Video đang HOT
Khi vào viện, thầy thuốc phát hiện men gan của tôi tăng cao gấp 4 lần người bình thường.
Ngay lập tức tôi đã nhập viện để điều trị”.
Bệnh nhân điều trị viêm gan tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo BS. Huyền, viêm gan B là bệnh khiến người bệnh mất nhiều thời gian để điều trị.
Thời gian điều trị lâu khiến không ít bệnh nhân có tâm lý chán chường, mong muốn có phương pháp khác giúp bệnh nhanh khỏi.
Nhiều người đã lợi dụng tâm lý này của người bệnh để lừa bệnh nhân rằng có loại thuốc giúp bệnh khỏi nhanh.
Về nguyên tắc, mục đích chính của việc điều trị viêm gan là giúp bệnh nhân có thể sống lâu như người bình thường với chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Có nhiều người bệnh viêm gan cảm thấy cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng thực chất không phải như vậy vì mầm bệnh viêm gan đã có sẵn.
Khi gan bị quá tải vì phải lọc nhiều độc chất, virus sẽ bùng phát gây tổn thương gan.
“Trên thực tế, người dân hay có tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”. Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về gan, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế có uy tín để khám, chữa bệnh. Không nên quá tin tưởng vào những quảng cáo chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, hoặc các phương pháp điều trị truyền miệng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, để phòng bệnh mỗi người dân nên đi tiêm vắc xin phòng viêm gan B…” – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói.
Cặp song sinh 1 tuổi mắc ung thư gan do nhiễm virus nguy hiểm từ mẹ
Loại virus mà cặp song sinh này mắc phải vẫn thường được các bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm gọi với cái tên "sát thủ thầm lặng".
Viêm gan B: Căn bệnh nguy hiểm và phức tạp
Người phụ nữ 42 tuổi, ở Hà Nội, sinh đôi 2 bé trai đều có hiện tượng tăng men gan và mắc bệnh vàng da. Căn nguyên được các bác sĩ chẩn đoán là do lây nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ.
Với tình trạng này, 2 bé phải nằm viện điều trị vấn đề về gan mà mình mắc phải ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, các tổn thương gan do virus vẫn ngày một tăng. Sau một năm, cả 2 bé đều mất vì ung thư gan.
Vì không thực hiện biện pháp dự phòng, người mẹ đã lây nhiễm virus viêm gan B cho con (Hình minh họa)
Dù đã xảy ra cách đây một thời gian, nhưng trường hợp 2 bệnh nhi này vẫn khiến BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đầy trăn trở.
"Nếu người mẹ hiểu biết về căn bệnh viêm gan B mà mình mắc phải hơn và áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền viêm gan B khi mình mang thai, thì 2 em bé rất có thể đã được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh", BS Huyền chia sẻ.
Dưới góc độ của một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, BS Huyền nhận định, viêm gan B là một căn bệnh rất nguy hiểm và phức tạp. Ở mỗi người bệnh, diễn biến thể bệnh lại không hề giống nhau.
BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền thăm khám cho bệnh nhân
BS Huyền phân tích: "Diễn biến thể bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới tính, yếu tố gia đình, độc lực virus và đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân. Có người mắc viêm gan B nhưng lại rất bình thường và gần như không có triệu chứng gì. Ngược lại có bệnh nhân có thể bị biến chứng suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong".
Dẫn chứng về sự phức tạp này, theo BS Huyền, ở những em bé bị lây nhiễm virus từ mẹ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thường sẽ dung nạp luôn virus. Đây được gọi là thể dung nạp miễn dịch. Ở các em bé này lá gan không hề bị tổn thương, men gan hoàn toàn mình thường và cơ thể cũng không xuất hiện triệu chứng gì.
Bệnh nhân viêm gan B có thể bị biến chứng suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong
Chỉ đến khi trẻ trường thành, cơ thể đã hoàn thiện (thường vào giai đoạn 10-20 tuổi) phản ứng viêm mới xuất hiện. Lúc này việc điều trị viêm gan B mới được tiến hành.
"Tuy nhiên, cũng có trường hợp hy hữu, như hai bé sinh đôi ở trên, vừa sinh ra đã có phản ứng viêm và bệnh diễn tiến thành ung thư gan rất nhanh", BS Huyền nói.
Phụ nữ mắc viêm gan B khi mang thai cần làm gì?
Theo BS Huyền, phụ nữ mắc viêm gan B khi có ý định/đang mang thai cần đến các cơ sở y tế thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ, để vừa có thể đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, vừa phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho con sau này.
Cụ thể, với sản phụ mắc viêm gan B, có 2 vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất là tình trạng lá gan của mình và thứ hai là khả năng lây bệnh cho thai nhi.
Theo BS Huyền, tình trạng lá gan là vấn đề mà bệnh nhân viêm gan B cần đặc biệt quan tâm khi mang thai
"Một trong những chức năng của gan là cầm máu. Trong khi đó, trong quá trình sinh nở, người phụ nữ mất rất nhiều máu nên cần phải đảm bảo chức năng đông máu tốt thì quá trình vượt cạn mới thuận lợi. Do đó, nếu mắc viêm gan B, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe lá gan để có biện pháp can thiệp sớm", BS Huyền phân tích.
Cũng qua thăm khám, bác sĩ có thể xác định khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con và tư vấn biện pháp dự phòng phù hợp. Theo BS Huyền trong trường hợp khả năng lây bệnh cho con cao (ví dụ: 90%), có 3 bước dự phòng cần tuân thủ:
Bước 1: Sản phụ sẽ uống thuốc từ tuần thai thứ 24 của thai kỳ cho đến sau sinh 3 tháng để ngăn ngừa việc lây bệnh cho con.
Bước 2: Em bé sinh ra trong vòng 24 giờ phải được tiêm huyết thanh để phòng bệnh viêm gan B.
Bước 3: Cũng trong 24 giờ sau sinh, trẻ phải được tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Trong trường hợp khả năng lây nhiễm, được xác định, ở mức thấp (ví dụ dưới 30%), sản phụ sẽ không cần uống thuốc, mà chỉ cần em bé được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
"Nếu tuân thủ đủ các bước này, thì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con giảm đến 99%", BS Huyền nhấn mạnh.
Bệnh nhân viêm gan phải nhập viện khẩn cấp do uống thuốc nam Do cả tin và mệt mỏi với việc điều trị kéo dài, nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc nam không rõ nguồn gốc dẫn đến tình trạng nguy kịch. Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở Kim Chung (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân K.T.T. (nam, 51 tuổi, trú tại Sông Công, Thái Nguyên) trong tình trạng vàng da, vàng mắt,...