Tin thế giới:Triều Tiên thình lình phóng tên lửa khi hành khách đang bay
Ngày 16.1, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng việc tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) của Triều Tiên bay gần máy bay chở khách dân dụng cho thấy “sự liều lĩnh” của chính quyền Bình Nhưỡng, trong bối cảnh hình ảnh vệ tinh chụp được nhiều dấu hiệu lạ ở Triều Tiên.
Tên lửa Triều Tiên.
Hội nghị Ngoại trưởng tại Canada về an ninh và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên đã kết thúc sau một ngày họp, trong đó các bên tham dự nhất trí sẽ tăng cường sức ép tối đa đối với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân, đồng thời tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao cho một giải pháp lâu dài.
Phát biểu tại hội nghị, ông Tillerson nói rõ: “Theo Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), chuyến bay nói trên chỉ cách điểm va chạm của tên lửa 280 hải lý và vào thời điểm đó có 9 chuyến bay khác trong khu vực. Theo tính toán của Bộ Quốc phòng Mỹ, có khoảng 716 chuyến bay sẽ đi qua khu vực này trong ngày 29.11″.
Tuy nhiên, ông Tillerson không nói rõ những hành khách chứng kiến “một phần ICBM Triều Tiên bay trên bầu trời” ở trên chuyến bay của hãng hàng không nào. Ông Tillerson cho rằng việc Triều Tiên sẵn sàng phóng tên lửa vào bất cứ thời điểm nào đã tạo ra mối đe dọa đối với người dân của tất cả các quốc gia trong khu vực.
Video đang HOT
Các nhân viên trên một số chuyến bay của Cathay Pacific (Hong Kong) và Korean Airlines (Hàn Quốc) cho rằng họ có thể đã thấy một tên lửa khi đang trên đường từ bờ Tây nước Mỹ đến châu Á.
“Khả năng một tên lửa của Triều Tiên hoặc một phần của nó ảnh hưởng đến máy bay dân dụng là có thật”, ông Tillerson nói.
Triều Tiên thường không công bố các cuộc thử tên lửa cho công chúng – làm dấy lên lo ngại một tên lửa nhầm lẫn có thể tấn công một máy bay dân dụng bất thình lình.
Ông Tillerson cũng kêu gọi Trung Quốc và Nga hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, theo trang mạng 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên của Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy có hoạt động đang diễn ra tại bãi thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) thứ hai của Triều Tiên ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này.
Hãng tin Yonhap dẫn bài viết ngày 16.1 của chuyên gia Mỹ Joseph S. Bermudez Jr. chuyên phân tích tình hình quân sự Triều Tiên, cho biết “hình ảnh vệ tinh thương mại ghi được ngày 6.1 vừa qua cho thấy hoạt động đang diễn ra tại sà lan đặt ở xưởng đóng tàu Hải quân Nampo”.
Ông Bermudez cho rằng kể từ tháng 11.2017 khi Triều Tiên di chuyển sà lan trên tới cảng Nampo, đến nay đã “có một cần trục nổi nhỏ được buộc bên cạnh sà lan và sào căng buồm được mở rộng”. Cũng theo ông, mục đích của việc di chuyển trên có thể liên quan “những giai đoạn cuối cùng của việc sửa chữa trước khi công bố sà lan này đi vào hoạt động do cả sà lan thử tên lửa và cần trục nổi đều được đặt tại vũng tàu này”. Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời điểm sà lan trên được đưa vào vận hành.
Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) lần đầu tiên hồi tháng 4.2016. Mới đây nhất, vào tháng 12.2017, các chuyên gia Hàn Quốc cho biết đã phát hiện một số dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành các hành động khiêu khích bằng SLBM mới mang tên Pukkungsong-3. Truyền thông Nhật Bản cũng đề cập khả năng này, trong đó báo Tokyo Shimbun đưa tin Triều Tiên đã sản xuất 5 phiên bản mẫu của tên lửa Pukkuksong-15. Kể từ tháng 8.2016, Triều Tiên chưa tiến hành bất kỳ vụ phóng SLBM nào.
Theo Danviet
Lý do Kim Jong-un không thể khởi động chiến tranh hạt nhân
Vụ phóng thử tên lửa ICBM Hwasong-15 của Triều Tiên mới đây dấy lên nỗi sợ hãi trên toàn thế giới về nguy cơ chiến tranh nhưng chính quyền Hàn Quốc cho rằng, lãnh đạo Kim Jong-un không thể khởi động một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Seoul tin rằng, chính quyền Kim Jong-un chưa thể bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Bất chấp tuyên bố của Triều Tiên rằng, nước này đã trở thành một cường quốc hạt nhân, các quan chức quân sự Hàn Quốc vẫn nghi ngờ về khả năng phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào nước khác của chính quyền Kim Jong-un.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm nay 7.12 cũng nhấn mạnh rằng, Triều Tiên chưa chứng minh được khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
"Việc không chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân không chỉ xuất phát từ lập trường của nước ta mà còn của Mỹ cũng như của cộng đồng thế giới", Ngoại trưởng Hàn Quốc tuyên bố với CNN. Bà Kang nhấn mạnh rằng, Triều Tiên sẽ không bao giờ được chấp nhận là "một cường quốc hạt nhân".
Theo Ngoại trưởng Hàn Quốc, mặc dù Triều Tiên tuyên bố là đã hoàn thành chương trình hạt nhân nhưng "không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy họ đã làm chủ được công nghệ cần thiết để có thể gắn đầu đạn hạt nhân vào một tên lửa tầm xa".
Tuy nhiên, quan chức cũng như các chuyên gia quân sự Hàn Quốc vẫn thừa nhận Triều Tiên hiện đã đạt được những bước nhảy vọt về quân sự "với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với các dự đoán từ trước đến nay"."Họ chưa chứng minh được khả năng đưa tên lửa tái nhập khí quyển, chưa chứng minh được khả năng nhắm mục tiêu từ xa hay việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. Các tuyên bố của họ là một chuyện, nhưng việc họ thực sự làm chủ được công nghệ hay chưa lại là một chuyện khác. Những tuyên bố của họ có ý nghĩa gì và những gì nước này muốn đạt được là vấn đề cần phân tích thêm", bà Kang tuyên bố.
Cuối cùng, Ngoại trưởng Hàn Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết siết chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên để buộc nước này phải chấm dứt chương trình tên lửa, hạt nhân.
Theo Danviet
Hàn Quốc dự đoán Triều Tiên sẽ phóng ICBM vào ngày 9/9 Seoul cho rằng Bình Nhưỡng có thể phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào cuối tuần này. ICBM Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Reuters. Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon hôm nay cho biết Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào ngày 9/9. "Tình hình...