Tin thế giới: Triều Tiên có cách mặc cả để thành quốc gia hạt nhân?
Ngày 26.12, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có thể sẽ xem xét khả năng đối thoại với Mỹ trong năm 2018 do nước này đang tìm cách đạt được quy chế một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế.
Triều Tiên được cho là sẽ có cách đối thoại với Mỹ trong năm 2018.
Dự đoán về Triều Tiên năm 2018, Bộ thống nhất Hàn Quốc: “Triều Tiên có thể tiếp tục tăng cường các năng lực tên lửa và hạt nhân đồng thời sẽ tìm kiếm một lối thoát. Trong quá trình tìm kiếm sự công nhận về quy chế là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế, Triều Tiên sẽ thăm dò khả năng đàm phán với Mỹ”. Đồng thời, theo bộ trên, Triều Tiên cũng có thể tìm cách vận động Hàn Quốc khôi phục mối quan hệ liên Triều vào năm tới.
Bộ trên tuyên bố sẽ theo dõi sát sao bài diễn văn Năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 1.1.2018 nhằm xem có đề cập đến những khả năng như vậy hay không. Bộ trên cũng lưu ý rằng trong năm tới, Triều Tiên được cho sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của các lệnh trừng phạt song phương và quốc tế liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của nước này.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngày 26.12, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng, nếu hai bên sẵn sàng để Moskva đảm nhiệm vai trò này. Phát biểu với phóng viên qua điện thoại, ông Peskov khẳng định: “Thiện chí của Nga trong việc mở đường cho mục tiêu giảm căng thẳng là rõ ràng.
Cùng ngày, trong bài phỏng vấn với báo Argumenty i Fakty, Thư ký Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev nhận định, “các bước đi của chính quyền Mỹ trên trường quốc tế ngày càng trở nên phức tạp”. Thư ký Hội đồng an ninh Patrushev cho biết, các biện pháp trừng phạt của Washington chống Nga cho thấy một sự cạnh tranh không công bằng cũng như vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông Patrushev nêu rõ: “Mỹ liên tiếp phá vỡ thỏa thuận đạt được với các quốc gia khác. Hiện nay, họ đang đe dọa bằng các biện pháp trừng phạt không chỉ với Nga mà với cả châu Âu cũng như Trung Quốc. Tất nhiên, những động thái này không nên xảy ra”. Ông Patrushev cũng cho hay, hầu hết các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đều lo ngại về động thái của Mỹ áp đặt thêm các biện pháp hạn chế đối với Nga mà không xem xét tới lợi ích của EU.
Về quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ông Patrushev cho rằng quyết định này chỉ gây bất ổn định tình hình khu vực Trung Đông. Ngoài ra, Thư ký Patrushev cũng tuyên bố, các cơ quan an ninh của Nga sẵn sàng chia sẻ thông tin tình báo với các đồng sự người Mỹ cũng như các quốc gia khác về những vụ tấn công khủng bố có khả năng xảy ra. Theo ông, cảnh báo mới đây về một vụ tấn công có khả năng xảy ra tại St. Petersburg mà Nga nhận được từ Mỹ là một dấu hiệu khả quan về sự hợp tác giữa các cơ quan đặc biệt (của hai nước).
Theo Danviet
Nga hạ thủy tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới
Nga đã hạ thủy thành công tàu phá băng hạt nhân Sibir tại nhà máy đóng tàu Baltic ở St. Petersburg, trở thành tàu thứ 2 trong bộ 3 tàu phá băng lớn nhất thế giới được triển khai nhằm khẳng định vị thế hàng đầu của Nga ở Bắc Cực.
Dòng người tham dự lễ hạ thủy tàu Sibir. (Ảnh: RT)
Ngày 22/9, Nga đã hạ thủy tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Sibir. Đây là tàu thứ 2 trong dự án 3 tàu phá băng thuộc dự án Project 22220 dự kiến sẽ thay thế các tàu tiền nhiệm. Khi hoàn thành, đây sẽ là các tàu phá băng mạnh và có kích thước lớn nhất thế giới. Tàu đầu tiên trong bộ 3 có tên Arktika cũng ược hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Baltic năm ngoái.
Được thiết kế để hỗ trợ các tàu vận chuyển hàng hóa qua Biển Bắc, tàu Sibir được đặt hàng vào năm 2015 và dự kiến sẽ được giao vào năm 2020. Tàu thứ 3 trong dự án mang tên Ural dự kiến sẽ được giao vào năm 2021.
Sibir dài 173,3 m và rộng 34 m, lượng choán nước là 33.500 tấn và có thủy thủ đoàn gồm 75 người. Thiết kế của tàu cho phép nó hoạt động được ở cả vùng biển Bắc Cực sâu và các cửa sông. Tàu hoạt động nhờ 2 lò phản ứng hạt nhân công suất 175 MW.
Tàu Sibir có thể phá lớp băng dày 3m, mở đường có các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga sang các nước châu Á. Ngoài ra tàu Sibir còn thực hiện nhiệm vụ cứu trợ trong điều kiện nước đóng băng và không bị đóng băng.
Với 30 tàu phá băng dầu dielse và 4 tàu hạt nhân, Nga trở thành nhà vận hành lớn nhất trên tuyến vận tải đường Biển Bắc. Hiện Nga đang lên kế hoạch sản xuất tiếp tàu phá băng, Leader nhằm khẳng định vị thế vượt trội của Moscow tại khu vực này.
Tàu Leader sẽ có khả năng phá lớp băng dày 4,5m và theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nó sẽ được bàn giao vào năm 2025.
Đức Hoàng
Theo RT
Mỹ có thể xem xét phương án quân sự với Triều Tiên Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Washington đang xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả quân sự lẫn ngoại giao, để xử lý mối đe dọa từ chương trình vũ khí của Triều Tiên. Phó Tổng thống Mike Pence (Ảnh: ABC) "Điều mà các bộ trưởng cũng như tổng thống đã nói rất rõ, đó là chúng tôi...